Giải bài Sông đáy trang 13 sách bài tập văn 11 - Cánh diềuHình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 13, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Hình ảnh sông Đáy hiện lên qua những mốc thời gian nào trong cuộc đời của nhân vật trữ tình? Các mốc thời gian được sắp xếp theo trình tự nào? Ý nghĩa của trình tự này là gì? Phương pháp giải: Đọc, tìm hiểu, phân tích cũng như chú ý tới những chi tiết có liên quan đến hình ảnh sông Đáy và mốc thời gian trong cuộc đời của nhân vật trữ tình. Sau đó phân tích về sự sắp xếp các mốc thời gian đó. Lời giải chi tiết: Bài thơ không dài nhưng mạch cảm xúc trải dài theo những mốc thời gian của đời người: từ tuổi thơ ấu - trưởng thành - xa quê - trở về. Có thể thấy, với cách triển khai này, sông Đáy gắn bó trọn vẹn với cuộc đời, với hành trình sống của nhân vật trữ tình. Sông Đáy trở thành một thực thể gắn bó sâu nặng với cuộc đời, với hành trình sống của nhân vật trữ tình (không phải lúc nào cũng gần gũi với sông về địa lí nhưng sông luôn gắn bó, luôn sống trong tâm hồn). Sự gắn bó mỗi lúc càng thêm sâu nặng, tha thiết. Cách triển khai này cũng chính là cấu tứ của bài thơ. Cần nắm được điều này để hiểu được tính chỉnh thể của tác phẩm. Câu 2 Câu 2 (trang 13, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Hình tượng “mẹ” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Ý nghĩa của hình tượng đó là gì? Phương pháp giải: Đọc bài thơ trong SGK, chú ý quan sát tới hình tượng “mẹ” được tác giả nhắc tới trong bài, từ đó trả lời được câu hỏi đề bài đặt ra. Lời giải chi tiết:
→ Ý nghĩa của hình tượng “mẹ” xuất hiện trong bài thơ là giúp cho những kí ức về mẹ của nhân vật trữ tình được lưu giữ không chỉ trong tim mà còn qua những trang giấy lưu lại muôn đời. Câu 3 Câu 3 (trang 13, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Nhận diện một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và chỉ ra vai trò của yếu tố đó đối với việc thể hiện nội dung. Phương pháp giải: Cần tìm hiểu về đặc điểm, ý nghĩa của yếu tố tượng trưng trong thơ để có thể hoàn thành yêu cầu của đề bài đưa ra. Lời giải chi tiết: Yếu tố tượng trưng trong bài thơ này rõ nhất là ở các dòng thơ: Cơn mơ vang lên tiếng cá quẫy tuột câu như một tiếng nấc Âm thầm vỡ trong tôi, âm thầm vỡ cuối nguồn. Từ “vỡ” là ẩn dụ chuyển đổi cản giác: thị giác hóa một âm thanh, từ đó khắc họa trạng thái cảm xúc cao độ trong nội tâm của nhân vật trữ tình. Ngoài ra, yếu tố tượng trưng còn được nhận thấy qua những biểu tượng sóng – cây ngô cuối vụ - cát sông. Câu 4 Câu 4 (trang 13, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Lời gọi “sông Đáy ơi” được điệp lại hai lần ở khổ 4 cho thấy quan hệ như thế nào giữa chủ thể trữ tình và sông Đáy? Phương pháp giải: Đọc thơ và chú ý vào chi tiết lời gọi “sông Đáy ơi” được điệp lại hai lần ở khổ 4, quan sát các câu thơ trong khổ để phân tích được mối quan hệ giữa chủ thể trữ tình và sông Đáy. Lời giải chi tiết: Lời gọi “sông Đáy ơi” được điệp lại hai lần ở khổ thơ 4 cho thấy sông Đáy hiện lên như một thực thể sống, như một đối tượng để tác giả (chủ thể trữ tình) có thể tâm sự, giãi bày. Sông Đáy không chỉ hiện lên như một đối tượng để tác giả suy ngẫm, cảm xúc mà còn như một cố nhân, một người bạn để tác giả trực tiếp bộc bạch, tâm sự Câu 5 Nêu nhận xét của em về thiên nhiên và con người trong hai hình ảnh so sánh sau:
Phương pháp giải: Phân tích, cảm nhận về hai hình ảnh mà đề bài đã đưa ra, chú ý tới cảnh thiên nhiên và con người được nhắc tới trong đó để có thể đưa ra những nhận xét, so sánh cụ thể, sâu sắc nhất. Lời giải chi tiết: Đây là bài thơ dày đặc những hình ảnh so sánh và ẩn dụ. Nhận diện được sự phong phú của các kiểu so sánh sẽ giúp hiểu sâu hơn ý nghĩa của bài thơ. - Ở hình ảnh so sánh thứ nhất: thiên nhiên (Sông Đáy) được so sánh với con người (mẹ). Ở hình ảnh so sánh thứ hai: con người (đôi mắt nhớ thương) được so sánh với thiên nhiên (hốc đất ven bờ). Sự tổ chức phép so sánh như thế cho thấy con người và thiên nhiên là hai thực thể phản chiếu lẫn nhau, giao kết với nhau. Sông Đáy và số phận mỗi con người dường như hòa nhập làm một. Đây là điều rất độc đáo trong bài thơ. Sự gắn bó máu thịt sâu xa của tác giả với sông Đáy cũng hàm ẩn trong cách tạo dựng những phép so sánh này. Câu 6 Câu 6 (trang 13, SBT Ngữ Văn 11, tập hai): Phân tích câu thơ kết của bài thơ Sông đáy. Phương pháp giải: Câu kết của bài thơ “Cát từ mặt tôi chảy xuống ròng ròng”; từ câu thơ ấy, chú ý tới những hình ảnh, chi tiết đắt giá, mang tính gợi cảm xúc để có thể phân tích. Lời giải chi tiết: Câu kết của bài thơ: Cát từ mặt tôi chảy xuống ròng ròng Đây là một hình ảnh thơ rất độc đáo. Hai câu thơ phía trước: Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt Tôi khóc. Trong tương quan này ta hiểu vì sao xuất hiện từ ròng ròng trong câu kết (gợi đến hình ảnh nước mắt). Nhưng sự độc đáo là ở chỗ: tác giả lại viết: “Cát từ mặt tôi chảy xuống ròng ròng”. Cách viết này khiến “cát” và nước mắt đồng nhất với nhau. Hay nói cách khác. Giữa cơ thể của tác giả (nước mắt) và sông quê (cát) đã hòa trộn làm một. Câu thơ là sự ngưng tụ gắn bó sâu nặng giữa chủ thể trữ tình và sông Đáy.
|