Giải Bài tập viết và nói - nghe trang 19 sách bài tập văn 11 - Cánh diềuEm hiểu thế nào là nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật? Đọc phần ngữ liệu bài viết Vở kịch “Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường” (SGK, trang 54 - 55) và trả lời các câu hỏi Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 20, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Em hiểu thế nào là nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật? Phương pháp giải: Tham khảo ý 1.1 trong mục 1. Định hướng ở SGK, trang 54. Lời giải chi tiết: Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật là phân tích, bình luận một tác phẩm văn học hoặc một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng….Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên những cảm nhận, suy nghĩ về nội dung và hình thức, những ưu điểm, hạn chế của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm được bàn luận Câu 2 Câu 2 (trang 20 -21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Đọc phần ngữ liệu bài viết Vở kịch “Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường” (SGK, trang 54 - 55) và trả lời các câu hỏi: - Đối tượng được bàn luận trong bài viết trên thuộc ngành nghệ thuật nào? Nội dung chính của mỗi phần trong văn bản trên là gì? Nội dung ấy liên quan đến phần đọc hiểu văn bản trong Bài 2 ra sao? - Tác giả đã nêu lên những nội dung và một số nét nghệ thuật đặc sắc gì của tác phẩm? - Qua văn bản, có thể rút ra được những lưu ý gì khi phân tích một tác phẩm nghệ thuật? Phương pháp giải: Đọc phần ngữ liệu bài viết Vở kịch “Thúy Kiều - một kiếp đoạn trường”, chú ý vào những chi tiết quan trọng, phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi. Lưu ý: cần trả lời ngắn gọn, súc tích, đúng ý chính. Lời giải chi tiết: – Đối tượng được bàn luận trong bài viết trên thuộc ngành nghệ thuật sân khấu điện ảnh. + Nội dung chính: Văn bản Vở kịch "Thuý Kiều – một kiếp đoạn trường” gồm hai phần ý chính của phần I: Nêu lên các thành công chính của vở diễn với diễn xuất của các diễn viên chính Tổ Uyên (vai Thuý Kiều) và Tiến Huy (vai Từ Hải), Phần 2: Nêu lên các thành công về lời thoại, vũ đạo, âm nhạc và một số hạn chế của vở diễn Toàn bộ nội dung của bài viết về vở kịch liên quan đến tác phẩm Truyện Kiều đang học trong phần Đọc hiểu văn bản của Bài 2. + Ở bài này, Truyện Kiều được học với các đoạn trích Trao duyên, Anh hùng tiếng đã gọi rằng là hai đoạn trích khai thác chiều sâu hai nhân vật Thuý Kiều và Từ Hải, cũng là hai nhân vật được nói nhiều trong bài viết về vở kịch Thuý Kiều – một kiếp đoạn trường. Như thế bài viết này góp phần soi sáng thêm cho các văn bản đọc hiểu về Truyện Kiều. Và ngược lại, do đã học Truyện Kiều với các đoạn trích trên, các em sẽ hiểu sâu hơn nội dung mà bài viết về vở kịch đã đề cập. – Tác giả bài viết Vở kịch “Thuý Kiều – một kiếp đoạn trường" đã nêu lên đặc sắc về nội dung vở diễn, ví dụ: “Vai chính Thuý Kiều do Tố Uyên đảm nhận đã phần nào thể hiện tốt những biến đổi tâm lí phức tạp của Thuý Kiều qua từng câu thơ của Nguyễn Du. Từ ấn tượng về một Thuý Kiều tài sắc với tâm hồn trắng trong khi gặp Kim Trọng, người xem đã xúc động trước sự tủi nhục, chịu đựng một cách bất lực thể hiện qua từng câu thoại và biểu cảm của nàng Kiều trong những phân cảnh chốn lầu xanh hoặc cảnh đánh ghen của Hoạn Thư.” + Bài viết cũng nêu lên một số nét nghệ thuật đặc sắc của kịch, ví dụ: “Các diễn viên trẻ đóng vai phụ ở tuyến chính diện như Kim Trọng, Từ Hải hay phản diện như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh đều có sự nhập tâm, đem lối diễn cá nhân thổi hồn vào nhân vật mà vẫn trung thành với nguyên tác [...] + Người viết đã nhận xét, đánh giá về ưu điểm của vở kịch, Ví dụ: “Ngoài sự nhập tâm của các diễn viên, lời thoại, vũ đạo và âm nhạc của vở diễn cũng là một số điểm đáng chú ý.” + Nhận xét về hạn chế của vở kịch, ví dụ: “Nếu có điều gì để nuối tiếc, có lẽ là hợp chưa thật sự “nhuyễn” giữa âm nhạc và vũ đạo. +Qua văn bản, có thể rút ra được những lưu ý khi phân tích một tác phẩm nghệ thuật. Khi phân tích một tác phẩm nghệ thuật cần chú ý nếu lên cả những ưu điểm và hạn chế của tác phẩm ấy. Hoặc cần chú ý đặc điểm của tác phẩm nghệ thuật thuộc các chuyên ngành khác nhau, nên cần có một số hiểu biết tối thiểu về ngành nghệ thuật ấy,... Câu 3 Câu 3 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Để viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật, các em cần chú ý những gì? Phương pháp giải: Xem lại mục 1. Định hướng ở SGK (trang 54) để trả lời câu hỏi Lời giải chi tiết: Để viết bài nghị luận phân tích tác phẩm nghệ thuật, các em cần chú ý: - Tìm hiểu kĩ về tác phẩm nghệ thuật được phân tích (đặc điểm thể loại, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh thời đại,…) - Nắm được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thông qua một số chi tiết cụ thể. - Nêu được nhận xét cá nhân về thành công và hạn chế của tác phẩm. - Thực hiện các bước theo quy trình tạo lập văn bản. Câu 4 Câu 4 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Tìm hiểu các yêu cầu của đề 1 trong SGK, trang 56 “Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc một pho tượng mà em cho là có giá trị” theo quy trình bốn bước. Phương pháp giải: Tham khảo đề văn số 2 “Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích” trong SGK để làm được bài tập đề bài giao cho. Trong đề văn số 2 đã được tìm hiểu theo quy trình bốn bước: chuẩn bị; tìm ý; lập dàn ý; viết và kiểm tra chỉnh sửa. Lời giải chi tiết: - Xác định bức tranh hoặc pho tượng mà em sẽ phân tích. - Tìm hiểu đề văn để xác định các yêu cầu cơ bản trước khi viết: + Trọng tâm cần làm rõ: vẻ đẹp nội dung, hình thức của bức tranh hoặc pho tượng. + Kiểu văn bản chính: phân tích một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh hoặc pho tượng). + Phạm vi dẫn chứng: nội dung của bức tranh hoặc pho tượng đã chọn. - Đọc kĩ các yêu cầu viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm nghệ thuật đi nêu ở mục 1. Định hướng. Tham khảo văn bản Vở kịch "Thuý Kiều – một kiếp đoạn trường" để biết cách viết bài phân tích một bức tranh hoặc pho tượng. Câu 5 Câu 5 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Chọn một ý của đề bài trong mục 2. Thực hành (SGK, trang 56); từ đó, viết hai đoạn văn: - Diễn đạt bằng các câu văn suy luận lô gích. - Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh. Phương pháp giải: Đề bài trong mục 2. Thực hành ở SGK (trang 56) là “Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích”. Từ đó, có thể viết hai đoạn văn: - Diễn đạt bằng các câu văn suy luận lô gích. - Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh. Trước khi viết, xem lại cách thức viết loại câu văn suy lí đã nêu trong SGK (trang 56-57) Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Diễn đạt bằng các câu văn suy luận lô gích về bức tranh nghệ thuật “Nàng Mona Lisa” Bức tranh Mona Lisa là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, nổi tiếng và luôn gây sự chú ý của công chúng. Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của bức tranh này chính là gương mặt của cô gái trong tranh. Gương mặt của Mona Lisa đầy bí ẩn và lôi cuốn, tạo cho người xem một cảm giác tò mò và muốn tìm hiểu thêm về con người và câu chuyện đằng sau. Mắt của Mona Lisa đặc biệt cuốn hút, chúng đắm chìm trong tâm trí người xem và dường như lôi kéo họ vào một thế giới ẩn dấu đầy phức tạp.
Sự kỳ lạ trong việc không có một biểu cảm rõ ràng trên gương mặt Mona Lisa cũng là một điểm gây quan tâm. Bức tranh đã tạo ra một sự mâu thuẫn thú vị giữa việc cô gái trong tranh có vẻ ngoài vô cùng bình thường và nét độc đáo của cô gái này. Bí ẩn này khơi gợi sự tưởng tượng của người xem và tạo ra không gian cho nhiều ý nghĩa khác nhau. Điều này khiến cho bức tranh không bao giờ trở nên nhàm chán hay dễ dàng đọc hiểu, mà luôn để lại một ấn tượng mạnh mẽ và đặc biệt. Ngoài ra, kỹ thuật vẽ sáng tạo và sự tinh tế trong việc sử dụng ánh sáng, bóng và màu sắc cũng góp phần làm nổi bật sự tinh túy và độc đáo của bức tranh. Kỹ thuật vẽ chăm chỉ và tỉ mỉ tạo nên một hình ảnh chân thực và sắc nét, khiến cho người xem có cảm giác như đang nhìn thấy một con người thực sự đứng trước mắt họ. Có thể thấy, sức hấp dẫn của bức tranh Mona Lisa đến từ sự kết hợp hài hòa giữa gương mặt bí ẩn của cô gái và những yếu tố nghệ thuật tinh tế trong việc vẽ và sử dụng ánh sáng. Sự bí ẩn, sự tò mò và khả năng tạo ra nhiều ý nghĩa khác nhau làm cho người xem không thể rời mắt khỏi tác phẩm này và luôn tìm kiếm những câu trả lời mới về nó. Câu 6 Câu 6 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Để giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật tự chọn có hiệu quả, các em cần chú ý những gì? Phương pháp giải: Xem lại mục 1. Định hướng ở SGK (trang 58-59) để có thể trả lời được câu hỏi này Lời giải chi tiết: Để giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật tự chọn có hiệu quả,cần chú ý: - Xác định rõ mục đích, đối tượng người nghe và nội dung tác phẩm cần giới thiệu: tác phẩm văn học hay tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, hội họa… - Lựa chọn cách trình bày phù hợp - Có thái độ tôn trọng người nghe. Câu 7 Câu 7 (trang 21, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một): Dựa vào văn bản ngữ liệu giới thiệu bài hát Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao (SGK, trang 59-60), hãy trả lời các câu hỏi trong ý b) Tìm ý và lập dàn ý: + Nội dung của bài hát là gì? + Hình thức nghệ thuật của bài hát có gì đặc sắc? +Vì sao em thích bài hát này? Phương pháp giải: Dựa vào văn bản ngữ liệu giới thiệu bài hát Làng tôi của nhạc sĩ Văn Cao (SGK, trang 59-60) để trả lời các câu hỏi mà đề bài đưa ra. Lời giải chi tiết: + Nội dung của bài hát: ngợi ca vẻ đẹp làng quê và nói lên “lòng căm thù giặc, quân và dân đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương, tin tưởng mãnh liệt vào ngày mai chiến thắng”. + Hình thức nghệ thuật của bài hát: “Bài hát được viết ở nhịp 6/8, điệu van-xơ (valse) nhịp nhàng, sâu lắng, giàu tình cảm, bố cục gọn gàng, chặt chẽ. Nét nhạc chủ đạo phỏng theo nhịp điệu đung đưa của tiếng chuông nhà thờ. Bài hát gồm có ba lời, như một câu chuyện kể có mở đầu, có dẫn dắt tình tiết, có phần kết thúc đầy lạc quan và tin tưởng vào ngày mai xán lạn.”. + Em có nhận xét và đánh giá gì về giá trị bài hát? (HS tự làm) + Vì sao em thích bài hát này? (HS tự làm).
|