Giải phần A. Tái hiện, củng cố trang 68 Bài tập phát triển năng lực Toán 5 tập 2Tính số trung bình cộng của: a) 20; 48 và 70 Một hình tròn có chu vi là 31,4dm. Tính diện tích hình tròn đó.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Tính: $2\frac{3}{{11}}$x $\frac{{44}}{5}$ $\frac{{20}}{{21}}:\frac{{10}}{9}$ 4,48 : 0,64 x 9,5 – 10,8 17,92 – (68,051 – 37,711) : 4,1 8 giờ 20 phút + 11 giờ 20 phút : 5 Phương pháp giải: - Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số - Muốn chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược - Biểu thức có dấu ngoặc thì trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. - Biểu thức có phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia thì ta thực hiện phép nhân, chia trước; thực hiện phép cộng, trừ sau Lời giải chi tiết: $2\frac{3}{{11}}$x $\frac{{44}}{5}$ = $\frac{{25}}{{11}} \times \frac{{44}}{5}$= $\frac{{5 \times 5 \times 11 \times 4}}{{11 \times 5}} = $20 $\frac{{20}}{{21}}:\frac{{10}}{9}$ = $\frac{{20}}{{21}} \times \frac{9}{{10}} = \frac{{2 \times 10 \times 3 \times 3}}{{7 \times 3 \times 10}}$$ = \frac{6}{7}$ 4,48 : 0,64 x 9,5 – 10,8 = 7 x 9,5 – 10,8 = 66,5 – 10,8 = 55,7 17,92 – (68,051 – 37,711) : 4,1 = 17,92 – 30,34 : 4,1 = 17,92 – 7,4 = 10,52 8 giờ 20 phút + 11 giờ 20 phút : 5 = 8 giờ 20 phút + 2 giờ 16 phút = 10 giờ 36 phút Câu 2 Tính số trung bình cộng của: a) 20; 48 và 70. b) 4,1; 4,7; 4,9 và 5,2 Phương pháp giải: Muốn tìm số trung bình cộng của các số, ta tính tổng các số đó rồi chia cho số số hạng Lời giải chi tiết: a) Số trung bình cộng của 20; 48 và 70 là: (20 + 48 + 70) : 3 = 46 b) Số trung bình cộng của 4,1; 4,7; 4,9 và 5,2 là: (4,1 + 4,7 + 4,9 +5,2) : 4 = 4,725 Câu 3 Một hình tròn có chu vi là 31,4dm. Tính diện tích hình tròn đó. Phương pháp giải: Bước 1: Bán kính của hình tròn = chu vi : 3,14 : 2 Bước 2: Diện tích hình tròn = bán kính x bán kính x 3,14 Lời giải chi tiết: Bán kính của hình tròn là: 31,4 : 3,14 : 2 = 5 (dm) Diện tích hình tròn là: 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (dm2) Đáp số: 78,5 dm2 Câu 4 Một mảnh vườn hình thang vuông có cạnh bên vuông góc với hai đáy dài 48m, đáy bé dài 64m và bằng $\frac{2}{3}$đáy lớn. Trên mảnh vườn, người ta dành 45% diện tích để trồng rau, phần đất còn lại trồng cây ăn quả. Tính: a) Diện tích của mảnh vườn. b) Diện tích trồng cây ăn quả trên mảnh vườn đó theo héc-ta. Phương pháp giải: a) Đáy lớn = đáy bé : $\frac{2}{3}$ Diện tích mảnh vườn hình thang = (đáy lớn + đáy bé) x chiều cao : 2 b) Diện tích trồng rau = diện tích mảnh vườn : 100 x số % diện tích trồng rau Diện tích trồng cây ăn quả = diện tích mảnh vườn – diện tích trồng rau Lời giải chi tiết: a) Đáy lớn mảnh vườn hình thang là: 64 : $\frac{2}{3}$= 96 (m) Diện tích mảnh vườn là: (96 + 64) x 48 : 2 = 3840 (m2) b) Diện tích trồng rau là: 3840 : 100 x 45 = 1728 (m2) Diện tích trồng cây ăn quả là: 3840 – 1728 = 2112 (m2) = 0,2112 ha Đáp số: a) 3840 m2 b) 0,2112 ha Câu 5 Tỉnh A và tỉnh B cách nhau 180km. Cùng một lúc có hai ô tô xuất phát từ hai tỉnh, đi ngược chiều nhau và gặp nhau sau 2 giờ. a) Hỏi sau một giờ cả hai ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét? b) Tính vận tốc của mỗi ô tô, biết vận tốc của ô tô đi từ tỉnh A bằng $\frac{2}{3}$vận tốc ô tô đi từ tỉnh B. Phương pháp giải: a) Quãng đường cả hai xe đi được trong 1 giờ = quãng đường AB : thời gian để hai xe gặp nhau b) - Tính tổng số phần bằng nhau - Vận tốc xe đi từ A= (tổng vận tốc : tổng số phần bằng nhau) x 2 - Vận tốc xe đi từ tỉnh B = tổng vận tốc – vận tốc xe đi từ A Lời giải chi tiết: a) Một giờ cả hai xe đi được quãng đường là: 180 : 2 = 90 (km) b) Tổng số phần bằng nhau là: 2 + 3 = 5 (phần) Vận tốc xe đi từ tỉnh A là: 90 : 5 x 2 = 36 (km/giờ) Vận tốc xe đi từ tỉnh B là: 90 – 36 = 54 (km/giờ) Đáp số: a) 90km b) VA = 36 km/giờ VB = 54 km/giờ
|