Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 9 có đáp án

Tải về

Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 9 có đáp án

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề 1

Phần I 

Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương đã dành những dòng thơ lắng đọng mà giàu cảm xúc viết về Người.

1. Ghi lại chính xác khổ cuối bài thơ trên.

2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thớ thứ hai và cây tre trung hiếu ở câu cuối của bài thơ.

3. Cho nội dung: Khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, trong đó sử dụng hợp lí câu có thành phần biệt lập tình thái và phép nối (gạch dưới, chú thích thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ được dùng làm phép nối)

4. Việc lặp lại một hình ảnh (hoặc chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như bài thơ trên còn xuất hiện trong một số bài thơ khác. Kể tên một số bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có đặc điểm đó, ghi rõ tên tác giả.

Phần II 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...

Người thấy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, ngài là...

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...”

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1. Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên?

2. Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng đối với người thầy?

3. Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.

Đề 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

     Con biết không, được sống trên đời này quả là món quà vô giá của chúng ta. Con được tự do vẽ những bức tranh. Con có cơ hội được đi đến nhiều nơi, khám phá nhiều danh lam thắng cảnh, thưởng thức những món ăn ngon. Sau này khi đến tuổi trưởng thành, con có cơ hội được làm những công việc mà con yêu thích. Có thể con sẽ làm một bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người hay một cô giáo yêu trẻ, hoặc một kiến trúc sư thiết kế nên những ngôi nhà mà con từng ấp ủ từ thuở ấu thơ? Hay con sẽ làm một nhà thiên văn học để giải mã những bí ẩn của vũ trụ? Thật nhiều những chân trời đang mở ra. Vậy thì có lẽ đâu, vì gặp bão tố, trắc trở mà ta từ bỏ ước mơ, từ bỏ cuộc đời này? Dù khó khăn đến mấy, chúng mình hãy kiên cường đi tiếp con nhé.

(Tríc Về cái chết, Chúng mình làm bạn con nhé, Phong Điệp, NXB Phụ nữ 2015)

Câu 1:  

Cho biết thành phần tình thái trong câu văn: Có thể con sẽ làm một bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người, hay một giáo viên yêu trẻ, hoặc một kiến trúc sư thiết kế nên những ngôi nhà mà con từng ấp ủ từ thuở ấu thơ?

Câu 2:  

Xác định phép liên kết được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích?

Câu 3:  

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích

Câu 4:  

Nêu nội dung chính của đoạn trích.     

II. LÀM VĂN  

… “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Con quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con”

(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

Phân tích lời của người cha nói với con trong đoạn thơ trên. Với tư cách một người con, em làm gì trước lời nhắn nhủ ấy.

Đề 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.

Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.

Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà cũng cũng phải thừa nhận ra rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan – Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD)

Câu 1:  Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2:  Nêu xuất xứ văn bản chứa đoạn văn trên.

Câu 3: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau:

“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”

Câu 4:  Theo tác giả hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước vào thế kỉ mới là gì? Tại sao?

Phần II. Làm văn

Câu 1:  Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2: Cảm nhận về tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ Y Phương trong bài thơ: “Nói với con”

Đề 4

Câu 1 (2.0 điểm)   

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy.

 (SGK Ngữ văn 7, tập 1, tr. 33, NXBGD, 2014)

a. Xác định các thành phần biệt lập trong hai câu văn sau:

Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi.

b. Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên.

cQua đoạn trích, em hiểu gì về cảnh thiên nhiên nơi làng quê và tình cảm của tác giả? (Trả lời ngắn gọn, không phân tích).

Câu 2: Hãy viết môt bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm trong cuộc sống.

Câu 3: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, tr 70)

Đề 5

Câu 1: 

Đọc câu thơ sau:

Một mùa xuân nho nhỏ

a. Chép tiếp ba câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ trên. Cho biết khổ thơ đó trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

b. Nêu một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?

c. Từ nội dung của đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước.

Câu 2: 

a. Trình bày các phép liên kết câu?

b. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:

Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn.

Câu 3: 

Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid – 19 bằng đoạn văn ngắn 12-15 câu.

Tải về

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 5

    Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 4

    Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 3

    Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 2

    Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

  • Đề thi giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 1

    Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 9 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close