Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Cầu GiấyTải vềGiải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2020 - 2021 Phòng GD Cầu Giấy với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Đề bài Phần I. (0.5 điểm) Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một thi phẩm đặc sắc viết về người lính của thơ ca thời kì kháng chiến chống Mĩ. 1. Bài thơ là sáng tác của ai? Ghi lại năm sáng tác của bài thơ. 2. Chỉ ra 1 từ tượng thanh và nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ tượng thanh đó trong hai câu thơ sau: “Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.” 3. Bài thơ khép lại bằng những câu thơ: “Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim." (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận qui nạp, em hãy làm rõ hình ảnh những chiếc xe không kính và vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn được thể hiện qua khổ thơ trên, trong đó có sử dụng một câu bị động (Gạch dưới, chú thích rõ câu bị động). 4. Nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng khắc họa nụ cười trong khó khăn, gian khổ của người lính, ghi rõ tên tác giả. Phần II. (3.5 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “...Được tiến hành trong những kí hội làng ngày xuân, thi nấu cơm lại cho thấy sự khéo léo, tháo vát của các chàng trai, cô gái. Tục thi này bắt nguồn từ quá trình chống chọi với thiên tai, địch họa, vừa lao động, hành quân đánh giặc, vừa cơm nước gọn gàng, do đó đòi hỏi mỗi người tính tự lực và óc sáng tạo. Có nhiều hình thức thi tài: thổi cơm bồng con, thổi cơm trong lúc hành lễ, khênh kiệu chạy, thổi cơm trên thuyền. Với khoảng thời gian nhất định trong điều kiện không bình thường, người thi phải vo gạo, nhóm bếp, giữ lửa đến khi cơm chín ngon mà không bị cháy, khê. Sau đó, nồi cơm của các thí sinh được những bô lão có uy tín trong làng chấm điểm. Ở một số vùng còn có hát đối đáp, giao duyên trong hội thi, tạo không khí náo nhiệt, vui vẻ...”. (Trích “Trò chơi ngày xuân”, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. 2. Qua đoạn trích, em hiểu tục thi nấu cơm bắt nguồn từ đâu, và tục thi đó phát huy được những điểm mạnh nào của người tham gia? 3. Trò chơi ngày xuân đòi hỏi khả năng sáng tạo của người chơi. Từ đoạn trích trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò, ý nghĩa của sự sáng tạo trong cuộc sống. Lời giải chi tiết PHẦN I Câu 1: *Phương pháp: Đọc, hiểu *Cách giải: - Bài thơ được sáng tác năm 1969, của tác giả Phạm Tiến Duật. Câu 2: *Phương pháp: Đọc, hiểu *Cách giải: - Từ tượng thanh: haha. - Hiệu quả nghệ thuật: từ tượng thanh “ha ha” làm cho câu thơ trở nên trẻ trung, vui nhộn và cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời của người lính. Câu 3: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận *Cách giải: Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn. + Đoạn văn khoảng 12 câu. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn. + Đoạn văn trình bày theo cách quy nạp: câu chủ đề nằm cuối đoạn. + Sử dụng câu bị động. + Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Yêu cầu nội dung: + Đoạn văn xoay quanh nội dung: phân tích khổ thơ trên để thấy vẻ đẹp người lính lái xe. + Viết theo lối tổng – phân – hợp: câu chủ đề đặt ở đầu đoạn và cuối đoạn có câu tổng hợp. + Sử dụng phép nối và câu phủ định. - Gợi ý cụ thể: 1. Mở đoạn: giới thiệu chung về vẻ đẹp người lính. 2. Thân đoạn: Vẻ đẹp người lính thể hiện qua ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước: + Bài thơ khép lại với bốn câu thơ thể hiện ý chí sắt đá của những người lính + Miền Nam chính là động lực mạnh mẽ nhất, sâu xa nhất tạo nên sức mạnh phi thường của người lính cách mạng + Với biện pháp liệt kê, điệp từ “không có” diễn tả mức độ khốc liệt ngàng càng tăng của chiến trường + Đối lập với những cái “không có” chỉ cần “có một trái tim” đã làm nổi bật sức mạnh, ý chí ngoan cường của người lính lái xe. + Hình ảnh trái tim là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định phẩm chất cao quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn. Các anh xứng đáng với truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam; tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước của thế hệ thời đánh Mĩ. 3. Kết đoạn: tổng kết. Câu 4: *Phương pháp: Nhớ lại các văn bản đã học *Cách giải: Bài thơ: Đồng chí - tác giả Chính Hữu Phần II. Câu 1: *Phương pháp: Nhớ lại các phương thức biểu đạt đã học (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ). *Cách giải: - Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh. Câu 2: *Phương pháp: Đọc, tìm ý *Cách giải: - Tục nấu cơm bắt nguồn từ: quá trình chống trọi với thiên tai, địch họa, vừa lao động, hành quân đánh giặc, vừa cơm nước gọn gàng. - Tục thi đó giúp người tham gia rèn luyện lính tự lực và óc sáng tạo. Câu 3: *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận *Cách giải: Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. + Đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn. + Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. - Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: trình bày ý nghĩa của sự sáng tạo. - Hướng dẫn cụ thể: *Giới thiệu vấn đề: sự sáng tạo có vai trò và ý nghĩa lớn trong cuộc sống, nó góp phần tạo nên thành công của mỗi người. *Giải thích vấn đề - Sự sáng tạo được hiểu là khả năng tạo ra bất cứ thứ gì có hiệu quả và tiên tiến hơn những thứ đã có trong cùng một phạm vi áp dụng. => Sống đẹp giúp con người đạt được nhiều thành công, thuận lợi trong cuộc sống. Trong cuộc sống hôm nay có rất nhiều sự sáng tạo đã giúp ích cho đời. * Vai trò của sáng tạo: - Trong học tập và công việc: mọi thứ có chất lượng và thuận lợi hơn, giúp con người chúng ta hoạt bát và minh mẫn. - Trong tạo dựng mối quan hệ: giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và thuận lợi hơn. - Trong đóng góp với xã hội: đóng góp những điều hay có ích cho xã hội. * Vì sao con người phải sáng tạo và không ngừng sáng tạo: - Đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi của xã hội - Tạo ra những giá trị mới tiến bộ góp phần thay đổi xã hội * Sự sáng tạo trong giới trẻ hiện nay: - Đối tượng tích cực: sáng tạo ra những công cụ, những cách thức để học tập và phục vụ cuộc sống - Đối tượng tiêu cực: sáng tạo ra những thứ không phục vụ cho con người mà chỉ có tính tiêu khiển và gây ra những hậu quả xấu. *Liên hệ bản thân: mỗi người cần rèn luyện bản thân để sáng tạo giúp ích cho học tập và cuộc sống. *Tổng kết HocTot.Nam.Name.Vn
|