Đề thi kì 2 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Bắc Từ LiêmTải vềGiải chi tiết đề thi kì 2 môn văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Bắc Từ Liêm với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Đề bài
Phần I (6 điểm) Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương có viết: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.” 1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và cảm hứng bao trùm trong toàn bộ bài thơ. 2. Chỉ rõ các phép tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai câu thơ đã dẫn ở trên và nêu tác dụng. 3. Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ. 4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, hãy trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và một phép thế để liên kết câu (chú thích cụ thể) 5. Kể tên một văn bản khác đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về Bác Hồ (ghi rõ tên tác giả) Phần II (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu ở dưới: “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính liệu mìn có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng” (Trích theo sách Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục) 1. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Ai là tác giả? 2. Truyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó. 3. Từ tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. Lời giải chi tiết Phần I Câu 1:
Phương pháp: Dựa vào phần tìm hiểu chung của tác phẩm Cách giải: - Hoàn cảnh ra đời: - Cảm hứng bao trùm: Câu 2:
Phương pháp: Căn cứ vào các phép tu từ đã học (nhân hóa, so sánh…) Cách giải: - Các phép tu từ: + Nhân hóa: mặt trời đi qua trên lăng. + Ẩn dụ: dùng hình ảnh mặt trời trong lăng ví với Bác Hồ. + Điệp từ: “mặt trời”. - Tác dụng: Câu 3:
Phương pháp: Căn cứ vào bài thơ Cách giải: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Câu 4:
Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận, …) để tạo lập một đoạn văn nghị luận văn học. Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn khoảng 12 câu. + Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. + Đúng hình thức đoạn văn tổng – phân – hợp, sử dụng và chú thích đúng thành phần khởi ngữ và một phép thế để liên kết câu. - Yêu cầu nội dung: + Nội dung:
+ Nghệ thuật:
Câu 5:
Phương pháp: Nhớ lại những tác phẩm đã học trong chương trình THCS Cách giải: Thí sinh có thể chọn một trong các đáp án sau - Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà (Lớp 9) - Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ (Lớp 6) Phần II Câu 1:
Phương pháp: dựa vào phần đọc hiểu văn bản Cách giải: - Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi - Tác giả: Lê Minh Khuê Câu 2:
Phương pháp: dựa vào phần đọc hiểu văn bản Cách giải: - Ngôi kể: ngôi thứ nhất. - Tác dụng: + Tạo điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thức khốc liệt của chiến tranh. + Khắc họa thế giới tâm hồn, suy nghĩ của nhân vật một cách chân thực, giàu sức thuyết phục. + Làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh. Câu 3:
Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (giải thích, phân tích, tổng hợp, bàn luận, …) để tạo lập một đoạn văn nghị luận xã hội. Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Đúng hình thức đoạn văn 2/3 trang giấy về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. Yêu cầu nội dung: a. Giới thiệu về sự hi sinh thầm lặng b. Giải thích - Hi sinh là một đức tính cao quý của con người. - Hi sinh là vì người khác mà chịu sự thiệt thòi về bản thân mình. - Đó là những suy nghĩ, hành động tự nguyện vì người khác, không vụ lợi cá nhân, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân mình. c. Biểu hiện - Trong chiến tranh: + Rất nhiều anh hùng, chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, mang lại cuộc sống hòa bình, ấm no cho nhân dân. + Họ không ngại gian khổ mà hăng hái tham gia chiến đấu. + Các dẫn chứng tiêu biểu: Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, chăm lo cho cuộc sống của nhân dân; người anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện dùng thân chèn pháo, ... - Trong đời sống hàng ngày: + Cha mẹ lao động vất vả, hi sinh vì các con để các con có một cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp. + Những con người hi sinh bản thân để cứu bạn bè hoặc người khác khi họ gặp nạn: anh Trần Hữu Hiệp trong vụ chìm tàu ở vùng biển Cần Giờ, em Nguyễn Văn Nam đã hi sinh cứu 5 em nhỏ bị đuối nước, ... + Những người chiến sĩ, giáo viên tình nguyện ra biển đảo hoặc lên miền núi để công tác, làm việc, ... d. Bàn luận - Người có đức hi sinh được mọi người tôn trọng, yêu quý. - Đức hi sinh giúp con người sống gần gũi với nhau hơn, biết yêu thương nhau hơn. - Phê phán những con người sống vô cảm, ích kỉ, không biết hi sinh vì người khác. d. Liên hệ bản thân - Phải biết sống vì người khác, rèn luyện đức hi sinh cho bản thân. - Không quên ơn những người đã hi sinh vì mình. - Phát huy đức tính cao đẹp của dân tộc.
|