Đề thi kì 1 môn Văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Thanh Xuân

Tải về

Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 9 năm 2019 - 2020 quận Thanh Xuân với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

UBND QUẬN THANH XUÂN

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

.......................................

ĐỀ CHÍNH THỨC

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 - 2020

                   Môn: Ngữ văn 9

Ngày kiểm tra: 11/12/2019

Thời gian làm bài: 90 phút

 

 

 

PHẦN I (6,0 điểm)

Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việtt có viết:

                                    “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

Rồi sau đó, nhà thơ nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động gắn liền với hình ảnh bà và tình bà cháu:

                                    “Mẹ cùng cha công tác bận không về

                                    Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe.

                                    Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

                                    Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

                                    Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

                                    Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

1. Nêu hoàn cảnh ra dời của bài thơ.

2. Hình ảnh “nắng mưa” trong câu thơ “cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” sử dụng nghệ thuật nào? Tác dụng của việc sử dụng nghệ thuật đó? Chép chính xác một câu thơ khác trong bài cũng có hình ảnh này.

3. Cũng trong bài thơ, giặc đốt làng “cháy tàn cháy rụi” nhưng bà dặn cháu khi viết thư cho bố ở chiến khu “chớ kể này, kể nọ”, cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong lời dặn của bà? Qua lời dặn đó, em hiểu thêm gì về những phẩm chất cao đẹp của bà?

4. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp nêu cảm nhận của em về tình bà cháu qua khổ thơ trên, trong đó sử dụng phép nối để liên kết và một câu phủ định (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu phủ định).

PHẦN II (4,0 điểm)

Dưới đây là lời tâm sự của nhân vật chính trong một truyện ngắn giàu chất trữ tình:

..... “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.”

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - SGK Ngữ văn 9, tập một)

1. Đây là lời tâm sự của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Lời tâm sự đó giúp em hiểu thêm điều gì về nhân vật?

2. Ghi ra một câu nghi vấn được dùng trong đoạn trích. Ý nghĩa của câu văn đó là gì?

3. Từ tâm sự của nhân vật trong đoạn trích trên, cùng với những hiểu biết về xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sức ảnh hưởng, lan tỏa của những tấm gương sống đẹp trong cuộc sống hôm nay.

.......................Hết.........................

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

PHẦN I

Câu 1:

*Phương pháp: Đọc, hiểu

*Cách giải:

- Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật ở Liên Xô.

Câu 2:

*Phương pháp: Đọc, hiểu

*Cách giải:

- Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ (“nắng mưa” ẩn dụ cho những vất vả, cực nhọc của đời bà).

- Tác dụng: làm cho lời thơ giàu giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh thơ. Qua đó người đọc cảm nhận rõ nét những vất vả, cực nhọc trong cuộc đời bà.

Câu 3:

*Phương pháp: đọc, hiểu

*Cách giải:

- Phương châm về chất.

- Phẩm chất: bà là người thương yêu, luôn lo lắng cho con cháu. Vì muốn con yên tâm công tác, không bận tâm lo lắng việc quê nhà mà bà đã dặn dò cháu nói khác đi để bố yên tâm.

Câu 4:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn khoảng 12 câu. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung:

+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: phân tích khổ thơ trên, tập trung thể hiện cảm nhận về tình bà cháu.

+ Viết theo lối tổng – phân – hợp: câu chủ đề đặt ở đầu đoạn và cuối đoạn có câu tổng hợp.

+ Sử dụng phép nối và câu phủ định.

PHẦN II

Câu 1:

*Phương pháp: Đọc, hiểu

*Cách giải:

- Lời của nhân vật anh thanh niên.

- Hoàn cảnh: anh đang kể cho mọi người nghe về cảm nghĩ của mình trong công việc.

- Anh thanh niên có những suy nghĩ đẹp về cuộc sống và công việc.

Câu 2:

*Phương pháp: Đọc, tìm ý

*Cách giải:

- Câu nghi vấn: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”

- Ý nghĩa: câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để bộc lộ cảm xúc và khẳng định niềm vui trong công việc của anh thanh niên.

Câu 3:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.

+ Đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.

+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.

- Yêu cầu nội dung: Đoạn văn xoay quanh nội dung: nghị luận về sức ảnh hưởng, lan tỏa của những tấm gương sống đẹp.

- Hướng dẫn cụ thể:

*Giới thiệu vấn đề: những tấm gương sống đẹp trong đời sống hôm nay.

*Giải thích vấn đề

- “Sống đẹp” là sống có mục đích, có hoài báo, có ước mơ, có lí tưởng và có ý chí, nghị lực đế thực hiện hoài bão.

=> Sống đẹp giúp con người đương đầu, vượt qua hoàn cảnh không thuận lợi trong cuộc sống để đi đến với thành công; có lối sống sống mạnh mẽ, chủ động, tích cực, hết mình, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh với cái xấu, tiêu cực để tạo nên những thay đổi tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống hôm nay có rất nhiều tấm gương sống đẹp đang ngày ngày làm cho đời sống tốt đẹp hơn.

*Phân tích, bàn luận vấn đề

-  Biểu hiện:
+ Sống khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh
+ Sống đúng với lương tâm của mình, không đi ngược đạo lí làm người
+ Sống lạc quan, yêu đời

- Những biểu hiện trên tưởng chừng rất nhỏ, nhưng không phải ai cũng làm được. Và những tấm gương làm được điều đó đang ngày ngày làm cho cuộc sống tốt đẹp, phát triển hơn.

- Ý nghĩa của sống đẹp:
+ Được mọi người yêu quý
+ Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn
+ Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn
- Làm thế nào để có đạo lí sống đẹp:
+ Sống phải biết nghĩ cho người khác
+ Phải biết cống hiến
+ Biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi.

- Phê phán những bạn trẻ chưa ý thức được nếp sống đẹp.

*Liên hệ bản thân

*Tổng kết  

 

HocTot.Nam.Name.Vn

Tải về

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close