SỞ GDKHCN BẠC LIÊU
ĐỀ CHÍNH THỨC
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019-2020
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút
|
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CHIẾC BÁT VỠ
Ở thành phố kia có một bác thợ rèn, bác có một người con trai duy nhất. Anh vừa đẹp trai vừa giỏi giang khiến bác rất tự hào.
Một ngày nọ, người con trai bị tai nạn xe hơi, tuy giữ được tính mạng nhưng lại bị mất cả hai chân. Tuyệt vọng, hàng ngày anh ngồi ủ rũ trong phòng, im lặng nhìn ra cửa sổ.
Một lần, vì quá đau khổ, anh tìm cách tự tử bằng cách uống thuốc ngủ, nhưng may thay cha anh kịp thời phát hiện đưa anh tới bệnh viện, cứu anh qua cơn nguy kịch.
Một ngày sau người con trai tỉnh, bác thợ rèn mang đồ ăn tới cho con. Anh con trai tức giận hất đổ khay đồ ăn, rồi chỉ chiếc bát vỡ dưới nền, nói:
- Cha à, cha cứu con làm gì, cuộc đời con giờ như chiếc bát vỡ kia rồi, mãi mãi không lấy lại được nữa!
Người cha già tội nghiệp lặng lẽ xoa đầu người con trai, vỗ về rồi giúp anh nằm nghỉ. Xong ông dọn dẹp những thứ dưới đất, đôi mắt ông đỏ hoe.
Một tuần sau anh được đưa về nhà. Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt. Anh lấy làm lạ lẫm.
- Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?
- Ý của cha là...? – Anh ấp úng nói.
- Chính là chiếc bát sành hôm trước đó con, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc ,thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con.
Thực hiện các yêu cầu:
1. (0.5 điểm) Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
2. (0.5 điểm) Nhận biết
Tìm phương ngữ Nam tương ứng với từ “bát” trong câu văn “Anh thấy trên bàn mình có một chiếc bát sắt”
3. (1.0 điểm) Thông hiểu
“Con có biết nguồn gốc chiếc bát sắt này không, con trai?
- Ưm…ý cha là? – Anh ấp úng nói.”
Trong đoạn hội thoại trên, người con đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao?
4. (1.0 điểm) Thông hiểu
Em rút ra được bài học gì từ câu nói: “Chính là chiếc bát sành hôm trước, cha cho nó vào lò nung, cho thêm sắt nữa, rồi đúc, thế là nó trở thành chiếc bát sắt này đó con”?
II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)(ID:379392) Vận dụng cao
Từ ngữ liệu ở phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về vai trò của khát vọng trong cuộc sống con người.
Câu 2: (5.0 điểm) (ID: 379393) Vận dụng cao
Kể lại một lần em mắc lỗi với mẹ (Có kết hợp yếu tố nghị luận, độc thoại và độc thoại nội tâm)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN…….
Câu
|
Nội dung
|
I
|
1.
Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học
Cách giải:
- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
2.
Phương pháp: căn cứ bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
Cách giải:
- Phương ngữ Nam ứng với từ “bát” là từ “chén”.
3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Cậu con trai vi phạm phương châm cách thức.
- Vì: cậu con trai nói ngập ngừng, ấp úng.
4.
Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
Gợi ý bài học rút ra từ câu nói của người cha:
- Sống phải luôn có khát vọng, không ngừng vươn lên.
- Phải sống có bản lĩnh, nghị lực, ý chí kiến cường để không gục ngã trước khó khăn.
-…
|
II
|
Câu 1:
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.
+ Đoạn văn khoảng 200 chữ
+ Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên và không ngắt đoạn.
+ Có các phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận xã hội để tạo lập văn bản.
- Yêu cầu nội dung:
1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: Vai trò của khát vọng trong cuộc sống con người
2. Thân đoạn:
Giải thích
- Khát vọng sống là những mong muốn, ước vọng tốt đẹp thôi thúc chúng ta không ngừng nỗ lực, cố gắng để đạt đến.
=> Khát vọng sống là điều mà bất cứ ai trong chúng ta cũng cần có.
Bàn luận
- Vai trò của khát vọng sống:
+ Khát vọng sống đem đến cho con người năng lượng tích cực.
+ Có khát vọng sống sẽ giúp mỗi người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
+ Khát vọng sống giúp ta nhận thức được giá trị bản thân.
+ Khát vọng sống cũng đem đến cho con người tinh thần lạc quan và truyền cảm hứng cho những nguời xung quanh.
- Phê phán những người sống không có niềm tin, không có khát vọng.
- Liên hệ bản thân.
3. Kết đoạn: Tổng kết vấn đề.
|
Câu 2:
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu hình thức:
+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn tự sự có kết hợp các yếu tố độc thoại, độc thoại nội tâm.
+ Lùi đầu dòng, viết hoa chữ cái đầu tiên.
+ Bài văn đầy đủ ba phần; diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả.
- Yêu cầu nội dung:
1. Mở bài
- Hoàn cảnh mắc lỗi.
2. Thân bài
- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải:
+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?
+ Nguyên nhân mắc lỗi (chủ quan hay khách quan)
+ Hậu quả của lỗi lầm ấy
- Ân hận và sửa chữa sau khi mắc lỗi.
3. Kết bài
- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy.
- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác.
|
HocTot.Nam.Name.Vn