Văn bản Xà bông “con vịt”(Lược dẫn: Giữa lúc báo chí đưa tin dân chúng ở Huế nổi dậy chống thuế nhen lên một phong trào yêu nước, tiếng oang lan rộng vào Nam, một người bạn đến nhà Cai Tuất với lời nhắn nhủ của Tổng lí Trần Chánh Chiếu (Giu-béc (Gilbert) Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Xà bông “con vịt” Trần Bảo Định Một (Lược dẫn: Giữa lúc báo chí đưa tin dân chúng ở Huế nổi dậy chống thuế nhen lên một phong trào yêu nước, tiếng oang lan rộng vào Nam, một người bạn đến nhà Cai Tuất với lời nhắn nhủ của Tổng lí Trần Chánh Chiếu (Giu-béc (Gilbert) Chiếu), lãnh tụ của phong trào Minh Tân Nam Bộ.) Cai Tuất trở lại thư thái điềm tĩnh. – Nầy qua hỏi thiệt, chú em quá bước sang đây chơi hay muốn qua gả chó giữ nhà? Cả vùng Sầm Giang mấy ai không bái phục tài lựa chọn chó tốt của Cai Tuất. Vả lại ông ta chẳng những không giấu nghề mà còn phổ biến cho xóm giềng cùng biết. Thường thì ông nhắc nếu chọn chó khôn cần lưu ý: “Mắt to, phía trên chưa mày điểm sậm màu hơn lông (còn gọi là chó bốn mắt), tai vểnh thẳng, lưỡi có bớt đen, “móng đeo” bốn chưn trước sau...”. Lúc “trà dư tửu hậu” Cai Tuất cao hứng đọc thiệu: “Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt. Bỏ đuôi bên trái thì nuôi, bỏ đuôi bên phải thì thịt...”. Nói vậy chớ chẳng ai can đởm ăn thịt chó, con vật mang biểu tượng trung thành với chủ; và cả thịt trâu, con vật mang biểu tượng bạn nhà nông. Rồi ông hãnh diện về con chó mực nhà ông mà ông thích gọi “hắc cẩu”, bởi toàn thân nó phủ một màu đen tuyền; dân gian truyền tụng chó mực mắt thấy được ma quái và ma quái cũng chỉ khiếp sợ loại chó mực. – Thưa thầy Cai! Tui tới gặp thầy Cai là mần theo ý của ông Giu-béc Chiếu. Để khỏi mất thì giờ, điền chủ Dương nói luôn: Ông Trần Chánh Chiếu: - Giu-béc Chiếu nhờ tui nhắc lại với thầy cai muốn gián tiếp nhắn nhủ điều câu ca dao ở xứ mình: “Tham chỉ đồng bạc con cò/ Bỏ cha, bỏ mẹ theo phò Lang Sa”! Cai Tuất chưng hửng và câu chuyện về chó đang hồi cao trào cũng bị xẹp lép. Giu-béc Chiếu, một cái tên mà từ lâu ông hằng ngưỡng mộ và thời gian gần đây, trong giới trí thức, điền chủ, hương chức,... râm ran bàn luận và tham gia phong trào Minh Tân ngày càng đông ngay trên đất Mỹ Tho, vốn là thủ phủ thương mại của Hoa kiều với cái tên “Đại phố Mỹ Tho” từ Dương Ngạn Địch. Một việc làm hi hữu và táo bạo kể từ khi Nam Kỳ thuộc Pháp. Hai (Lược dẫn: Sau khi trả chức cho quận trưởng, hưởng ứng tinh thần thực nghiệp tự cường của Tổng lí Trần Chánh Chiếu và tinh thần “Người Việt xài hàng Việt”, Cai Tuất dự định cùng với em vợ là ông Lê Văn Cửu và một số nhân sĩ trí thức trong vùng hùn vốn vào “Nam Kỳ Minh Tân công nghệ”, xây dựng cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt”. Vợ ông ban đầu tỏ ra ngờ vực ý nguyện của ông, sau đó, bà cũng đồng tình giúp sức.) – Ông ơi! Vô ăn cơm. Chiều rồi đó! – Bà ăn trước đi, tui chưa thấy đói! Biết ông hòn mát bà từ cái bữa bàn chuyện nhập hội làm xà bông “Con Vịt” tới nay, nhưng bà mần bộ lảng coi như không biết. Chớ thiệt bụng bà muốn ông sớm bỏ nghề nuôi chó, gả chó cho người. Mình không ăn thịt chó, người ta ăn thì sao? Thất đức chết! Bà thường nghĩ: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Bà vốn người làng Lương Hoà Lạc, có ngôi chợ nằm cạnh dòng sông Bảo Định hiền hoà. Ông nội và bên nội của bà từng theo Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân chống Tây hơn ba mươi năm về trước. Cậu Út của bà, ông Lê Văn Cửu, một trong số tám người gốc gác dân Mỹ Tho, là sáng lập viên Công ty Cổ phần “Nam Kỳ Minh Tân công nghệ” Hơn nữa, ông Huỳnh Đình Điển, chủ khách sạn Nam Kỳ chẳng tiếc gì của cải, dám giao khách sạn cho ông Trần Chánh Chiếu mượn làm trụ sở Minh Tân, thì hỏi sao bà không tin, không tham gia. Bà chần chừ bởi hiểu rằng: “Minh Tân là phong trào yêu nước, kết nối giữa phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân. Mục đích cuối cùng là đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc”. Chẳng biết ông nhà có cái gan mần việc lớn hay không? Có khi phải đem cái mạng mà đền nợ nước! Hay ông chỉ chí thú mần ăn hoặc do hứng khỏi nhứt thời vì ham mần ra tiền. Với bà việc nầy là việc hệ trọng không vì tiền bạc mà vì tấm lòng nghĩ tới nước, tới dân hiện đang Nam Kỳ, Công ty Cổ phần sống trong tủi nhục mất nước. – Thì ông vô ăn cơm cùng tui đi cái đã! Rồi tui nói nghệ chuyện này hay lắm cho ông nghe! Ba Cai Tuất cặm cụi dán “Bố cáo di dời mồ mả” trên sở đất mà công ty đã mua để xây dựng cơ sở sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt”. Với tinh thần “Người Việt xài hàng Việt” nên những thân nhân có mồ mả đang nằm trên sở đất của công ty đã cấp tập di dời. Hạn di dời mồ mả ba tháng, nhưng chưa tới một tháng công ty đã có thể xây dựng lò sản xuất xà bông. Vợ Cai Tuất, vợ điền chủ Dương trực tiếp đứng ra thu mua dừa khô từ nhiều nơi đổ về giao mối. Nhiều nhứt và chất lượng dầu dừa tốt nhứt vẫn là trái dừa xiêm khô Bến Tre có vỏ màu nâu sậm, cầm trái dừa cảm giác chắc tay. Trên bến dưới thuyền, bầu không khí vui như hội, chẳng những đối với người trong công ty mà con cả với người xung quanh. – Chào thầy Cai tổng! – Giờ nầy còn thầy với bà gì nữa chú em! Cai với tổng cái con khỉ! Cả hai cùng cười vang, rung khỏi lò nấu dầu dừa. Điền chủ Dương neo ghe, nhảy lên bờ ôm vai Cai Tuất. Mực “gấu, gâu...” mấy tiếng, chồm lên chưa mừng người quen. – Sao? Từ ngày chú em vô “Minh Tân túc mễ tổng cuộc”, đi buôn lúa gạo có khá hơn đi thu thuế ruộng tá điền không? Cai Tuất hỏi thăm người anh em cùng tổng hồi trước. Điền chủ Dương giờ đã là chủ nhà máy xay xát gạo lớn bậc nhứt ở Long Hưng sau khi bán hết ruộng vườn cho Trần Bá Thọ. Chủ nhà máy Dương cười sảng khoái. – Giờ nghe ai gọi chủ nhà máy, tui vừa sướng vừa đã hơn nghe ai kêu điền chủ! Chủ nhà máy Dương tâm tư: Suy cho cùng, mần chủ nhà máy còn làm ra sản phẩm. Mần địa chủ chỉ quen thói đè đầu, bóp họng tá điền nhả tiền ra chớ xã hội chẳng có được thêm vật chất, của cải. Một thằng làm giàu trăm họ điêu đứng, tạo nên sự bất công, nỗi phẫn uất! Rồi chủ nhà máy Dương kết luận: – Chủ nhà máy giàu thì xã hội có thêm sản phẩm. Còn điền chủ giàu thì xã hội chỉ có thêm tá điền đói khát! Cả hai nhâm nhi men rượu nghĩa tình, mừng cuộc hội ngộ cùng đi chung con đường canh tân đất nước. Sống trên đất của mình, há lẽ chịu bỏ tay lệ thuộc vào hàng hoá của tư bản Pháp và của đám Thanh thương!?. Chứng minh điều suy nghĩ của mình, chủ nhà máy Dương bước lên đòn ghe trở xuống ghe lấy tờ nhụt trình, đặng cho Cai Tuất coi cái tin “Nam Kỳ thương cuộc” do ông Trần Văn Thạnh ở Chợ Gạo thành lập: “... lập sở nhà máy xay lúa, lập hãng ăn lúa gạo (để trực tiếp xuất khẩu) hoặc là lựa con dân đứa nào thông thái thì cho nó qua bên Tây học bác vật...” (Lục Tỉnh tân văn). Mấy dòng ngắn ngủn của bản tin đủ sức củng cố niềm tin xán lạn hàng hoá Việt trong đó có sản phẩm xà bông hiệu “Con Vịt”. Bóng chiều khuất tầm rặng mù u. Chủ nhà máy Dương kiểu từ Cai Tuất để kịp con nước sang thăm vợ đang ở chành thu mua dừa khô nơi bến Tắm Ngựa. Trước lúc xuống ghe, chủ nhà máy Dương kề tại Cai Tuất nói nhỏ: – Minh Tân hội vừa có thêm thành viên mới! – Vậy là quá tốt! Thêm người thêm sức mạnh. Nhưng mà ai đó chú em? Cai Tuất sửng sốt gần như hốt hoảng khi nghe chủ nhà máy Dương trả lời. – Chết! Chết! Sao lại là Trần Bá Thọ!? Gió sông Tiền hiu hiu ru chiều Mỹ Tho sụp mí tối! *** Mẻ xà bông hiệu “Con Vịt” đầu tiên ra lò. Cai Tuất và toàn bộ anh chị em công nhân mừng chảy nước mắt. Mùi xà bông thoang thoảng hương dầu dừa thơm tình quê. Trong tâm trí Cai Tuất, mường tượng đàn vịt đang chạy đồng rộng bao la trên vùng đất Nam Kỳ. Tự nhiên Cai Tuất cười một mình như người nằm mơ vừa bắt được giấc mơ. Hôm hội nghị cổ đông, Tổng lí Trần Chánh Chiếu giới thiệu Cai Tuất với mọi người: “Nguyễn Văn Tuất tự Cai Tuất, người bỏ cai rời tổng đi vào sản xuất ích nước lợi nhà, người buông nghề nuôi chó, gả chó để nắm lấy kĩ thuật và làm ra xà bông cho người mình có cái mà xài, giảm bớt sự lệ thuộc sản phẩm ngoại lai”. Cai Tuất chẳng còn nhớ hôm đó ông nói cái gì, chỉ nhớ là ông có hứa: “Cố gắng cùng anh chị em công nhân làm hết sức mình và sống chết bám hãng xà bông hiệu “Con Vịt”, vì sự phát triển của Nam Kỳ, vì sự tồn vong của đất nước. Ông nhớ trước lúc hội nghị sắp bế mạc, Tổng lí sai ông đem xà bông hiệu “Con Vịt” tặng mỗi đại biểu bốn cục xà bông về xài thử và có điều gì cần góp ý, nhắc nhở, thì trực tiếp với hãng. Ai nấy cùng nghĩ: “Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng với lòng tự trọng, tính cần cù, sự chung tay... “Con Vịt”, hình ảnh thân quen của quê nhà sẽ được người mình giang tay đón nhận, dù buổi đầu chất lượng có kém đôi chút so với người đi chăng nữa. Giữa lúc mọi người đón tin vui: “... Từ ngày có sa-von (savon) Minh Tân ló ra bán giá rẻ, thì sa-von của Khách (Hoa kiều) cũng hạ giá theo, nên nay công ty hạ giá bán cho các đại lí hơn, hoặc ai mua từ 100 ki-lô (kilos) sắp lên cũng nhờ được”, thì điềm dữ bắt đầu manh nha bởi tên Trần Bá Thọ làm chỉ điểm cho thực dân Pháp. Rồi chỉ ít lâu sau, tên Chủ tỉnh Mỹ Tho phát lịnh từ toà Bố đàn áp, bắt bớ và tịch thu các cơ sở của Minh Tân. Tư Còn năm tiếng đồng hồ nữa là hết hạn giao hãng xưởng sản xuất xà bông hiệu “Con Vịt” cho chánh quyền sở tại theo “tối hậu thư” của tên Chủ tỉnh Mỹ Tho. Cai Tuất điềm tĩnh, cho công nhân chất dầu xung quanh hãng như một chiến luỹ và ra lịnh phá máy móc, huỷ các lò; đồng thời cho công nhân mang lấy tất cả thành phẩm xà bông, nhanh chưa rời khỏi nhà xưởng. Một số công nhân bịn rịn, tỏ ý muốn ở lại hãng cùng ông. Ông nghiêm cấm! Mực không sủa, lặng lẽ chạy theo anh chị em công nhân ra tới tận cổng rào. Rồi điềm nhiên quay vô nằm cạnh chưn của chủ. Cai Tuất cúi xuống, ôm nó vào lòng và thì thầm điều chỉ đó. Nó bật vùng dậy, bốn cẳng đứng thẳng thóm, ngửa mặt nhìn trời và nghếch cái mõm tru lên tiếng tru kéo dài nghe ròn rọn da mọc gai. Cai Tuất hiểu rằng Mực từ chối xa ông. Ngồi uống rượu một mình giữa không gian bình yên chờ đợi bão tố. Tấm phù điều hình “Con Vịt” treo trên tường, thỉnh thoảng chao động không biết vì gió hay vì chia sẻ sự kiện định ở lại của ông, của con Mực (!?). Tự nhiên ông thèm nghe tiếng vịt gọi đàn, thèm nghe tiếng vịt kêu chiều nhớ nhà, nhớ chốn. Ông hiểu tấm lòng của bà đối với ông, ngày đó bà chần chừ quyết định vô hội Minh Tân, vì bà sợ những năm tháng làm Cai tổng và dù ông đã tự lột trả lại cái chức Cai tổng cho Chủ quận Cai Lậy, nhưng có chắc gì tâm hồn ông còn được sáng trong! Giờ thì ở một nơi ẩn náu nào đó, hẳn nhiên bà thấu hiểu bụng dạ của chồng: “Nhứt định không để thua chó đối với chủ”. Và trong cái thời gian đếm từng phút này, ông muốn nói với người vợ hiền: “Tui thà làm con chó, dù phải chết cũng không làm con má. Bởi con chó không ăn thịt đồng loại, còn con má thì ăn chẳng từ thứ nào! Hồi nẳm, thằng Chủ quận Cai Lậy chửi tui “Đồ chó má!”, cũng có nghĩa là tui chó nó má”. Ông chợt phì cười do ý nghĩ vừa thoáng qua. Chén rượu cuối cùng ông vừa uống cạn, chưa kịp quơ tay chùi mép thì ngoài cổng hãng lao xao tiếng chưn người. – Cai Tuất! Nghe đây... Chẳng chờ tiếng loa phát trọn lời, Cai Tuất thản nhiên bước ra mở cổng. Khi đoàn người lọt vô căn phòng treo phù điêu “Con Vịt”, ông lạnh lùng châm lửa đốt những thùng dầu bao quanh thành chiến luỹ! Rừng lửa trùm mất hút bọn thực dân Pháp và lũ tay sai. [...] Và người ta nghe rất rõ, con Mực tru tiếng tru vĩnh biệt “Con Vịt” trong thời khắc sinh tử. Từng làn khói trắng nương gió kết tụ thành mây, trôi lang thang trên nền trời xanh thẳm quê nhà! (In trong Dấu thời gian khát vọng của người xưa, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2022, tr. 81 – 96) |