Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Bài viết bàn về vấn đề gì? Nhận xét của bạn về hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. Tóm tắt nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc ngữ liệu tham khảo Câu 1

Câu 1 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bài viết bàn về vấn đề gì? Nhận xét của bạn về hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung bài viết, cho biết bài viết bàn về vấn đề gì. Sau đó đưa ra nhận xét về hệ thông các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản.


Lời giải chi tiết:

Bài viết bàn về tầm quan trọng của việc học phương pháp học.

Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản được sắp xếp theo trình tự hợp lí, phù hợp với một bài viết nghị luận. Luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện được quan điểm của người viết về vấn đề. Các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, thích hợp, đầy đủ để làm sáng tỏ luận điểm.


Đọc ngữ liệu tham khảo Câu 2

Câu 2 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Tóm tắt nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài.

Phương pháp giải:

 Đọc văn bản và tóm lược ý nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài.


Lời giải chi tiết:

Mở bài: Tất cả chúng ta đều suốt đời học tập trong những lĩnh vực khác nhau, nhưng không phải ai cũng thành công, không phải bởi lười biếng, không đam mê mà vì không tìm ra cách học hiệu quả, cách thích ứng với những thay đổi của thế giới hiện đại. Vì vậy việc học phương pháp học là chìa khóa thành công.

Thân bài: Học phương pháp học là học các kĩ năng, cách thức tiếp thu tri thức của nhân loại hiệu quả và nhanh nhất. Việc học phương pháp học đóng vai trò quan trọng. Bởi lẽ học phương pháp học giúp con người thích nghi, hội nhập thế giới. Đồng thì học phương pháp học đúng đắn sẽ giúp việc học được hiệu quả, tiến bộ rõ rệt. Thêm vào đó, học phương pháp học hợp lý sẽ trau dồi tri thức trọn đời.

Kết bài: Muốn thành công, mỗi chúng ta cần hình thành cho mình những phương pháp học hiệu quả, phù hợp với khả năng của bản thân, phù hợp với từng mục tiêu học tập cụ thể. Chúng ta cần chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng đổi mới, tìm tòi, khám phá; ứng dụng những phương pháp học tập tích cực.


Đọc ngữ liệu tham khảo Câu 3

Câu 3 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bài viết đã sử dụng những cách thức nào để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng?


Phương pháp giải:

 Bám sát vào nội dung bài viết, đặc biệt phần mở bài và kết bài, tìm ra cách gây ấn tượng với người đọc mà tác giả đã sử dụng và chỉ ra.


Lời giải chi tiết:

Phần mở bài và kết bài gây ấn tượng bằng cách đưa những nhận định của những người nổi tiếng vào để dẫn dắt, đưa ra vấn đề cho bài viết nghị luận. Cách gây ấn tượng này giúp cho bài viết trở nên có tính xác thực, chính xác, thuyết phục, đáng tin cậy hơn. Đồng thời những nhận định ấy còn làm cho bài viết thu hút người đọc, biến bài nghị luận khô khan trở nên thú vị, hấp dẫn hơn.

Đọc ngữ liệu tham khảo Câu 4

Câu 4 (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều có gì đáng lưu ý?


Phương pháp giải:

Đọc lại ý kiến trái chiều có trong bài viết, nhận xét cách lập luận của tác giả khi trao đổi có gì đáng lưu ý.


Lời giải chi tiết:

Cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều: tác giả nêu sự không đồng tính với ý kiến theo quan điểm của mình. Tác giả không phản đối gay gắt, mà sử dụng “theo tôi”. Sau khi đưa ra quan điểm không đồng ý, tác giả lí giải lí do vì sao không đồng tình. Cách đưa ra 1 ý kiến và bàn luận về ý kiến đó giúp cho bài viết nghị luận trở nên thuyết phục, có độ tin cậy cao.


Thực hành viết theo quy trình

Câu hỏi (trang 50, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Câu lạc bộ Văn học của trường bạn tổ chức cuộc thi viết với chủ đề Những góc nhìn cuộc sống. Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm để gửi tham gia cuộc thi.


Phương pháp giải:

Chuẩn bị viết: Xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc. Sau đó lập dàn ý chi tiết và thực hiện viết bài bám sát dàn ý. Bài viết cần đầy đủ, đạt yêu cầu một bài viết nghị luận.


Lời giải chi tiết:

Bài viết tham khảo 1: Tầm Quan Trọng Của Động Cơ Học Tập

Động cơ học tập không chỉ thể hiện thái độ ở người học mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả, thành tích. Để có thể rèn luyện và phát triển cho bản thân những động cơ trong quá trình học, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?

Ngày nay, "động cơ học tập" không còn là khái niệm mới mẻ. Nhiều bạn học sinh thường chia sẻ rằng bản thân có động lực học là nhờ vào ước mơ công việc, . Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì động cơ học tập chính là động lực học tập. Các yếu tố này được thúc đẩy và duy trì bởi một mục đích nào đó. Theo cách hiểu sâu rộng hơn, động cơ học tập sẽ sản sinh ra các hành vi, nhằm kích thích người học hướng tới kết quả hoặc nhu cầu nào đó.

Có thể nói, động cơ học mang vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp mỗi cá nhân xác định rõ ràng phương hướng, mục tiêu học đúng đắn, từ đó dễ dàng đi đến ước mơ đã đề ra. Có động lực, người học trở nên chủ động trong việc tiếp cận và lĩnh hội tri thức. Từ đây, họ ngày càng hăng say tìm hiểu, khám phá chân trời tri thức với tinh thần thoải mái, tự nguyện. Ngoài ra, động cơ học còn thúc đẩy mỗi người chăm chỉ rèn luyện để đạt được kết quả tốt nhất. Chúng ta từng thấy được rất nhiều tấm gương về việc có ý chí học tập. Khi đất nước bị kìm kẹp trong ách nô lệ của thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng. Sống ở nơi đất khách quê người nhiều khó khăn, vất vả, Người vẫn cần mẫn vừa học vừa làm. Cuối cùng, Người đã xác định được con đường đúng đắn cho cách mạng, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1945. Hay đó còn là rất nhiều bạn trẻ với lí tưởng cao đẹp đang siêng năng học hành nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh. Từng ngày từng giờ, họ ra sức trau dồi, tích lũy bài vở. Họ luôn sẵn sàng hành động để vươn tới hoài bão, ước mơ của bản thân.

Tuy động cơ học tập có quan trọng như vậy nhưng hiện nay, một số người không nhận ra được ý nghĩa to lớn đó. Vài bạn đi học trong tâm thế thụ động, bắt ép. Họ không thể tự xác định cho bản thân mục đích, phương hướng phù hợp. Số khác lại ở trạng thái mơ hồ, hời hợt, không có chí tiến thủ chỉ vì học cho mong ước của người khác. Những trường hợp trên đây xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Có thể là vì người học không tự xác định được mục tiêu học nên dễ chán nản, dễ bỏ cuộc. Hoặc tình trạng phụ huynh bắt ép con cái học theo ý của chính họ cũng là một nguyên do.

Không ai có thể học hộ, học giúp người khác. Vì thế, mỗi người cần rèn luyện, bồi dưỡng động lực học tập phù hợp cho chính mình. Để làm được điều đó, trước hết, chúng ta cần xác định rõ phương hướng "đường đi, nước bước" trên hành trình tích lũy tri thức nhân loại. Tiếp đến, trong quá trình học, nếu gặp khó khăn, thử thách, chúng ta không vội nản chí mà bỏ cuộc. Hãy suy nghĩ, tìm ra vấn đề và tự giải quyết chúng. Đặc biệt, chúng ta phải biết kiên định với lập trường ban đầu, không để các yếu tố bên ngoài tác động mà lung lay ý chí, quyết tâm ở bản thân.

Như vậy, động cơ học tập có sức mạnh nội tại mạnh mẽ, vừa kích thích tinh thần ham học, vừa duy trì hứng thú mở rộng kho báu kiến thức. Bởi vậy, mỗi người hãy tự đề ra những động lực đúng đắn, xây dựng kế hoạch cụ thể để dễ dàng đạt được kết quả mình mong muốn.

Bài viết tham khảo 2: Nghị luận về thái độ thờ ơ

Giáo dục luôn là vấn đề được con người và toàn dư luận quan tâm hàng đầu. Những năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và phổ biến gây nhức nhối và là mối quan tâm của mỗi gia đình có con em trong giai đoạn cắp sách đến trường. Bạo lực học đường là việc mỗi bạn học sinh dùng những lời nói miệt thị, thô bỉ để xúc phạm người khác; bên cạnh đó còn là việc các em dùng vũ lực để thể hiện thái độ ghét bỏ, không vừa ý của mình đối với bạn bè.

Gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đã đưa tin có rất nhiều vụ các em học sinh có hành vi dùng vũ lực đánh nhau, có nhiều trường hợp dùng vũ khí cũng như đánh nhau tập thể ở trong và ngoài nhà trường đến mức công an phải vào cuộc. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các học sinh nam mà hiện nay xu hướng các bạn học sinh nữ đánh nhau đang ngày càng gia tăng ở mức độ khó lường. Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường.

Bên cạnh đó việc kiểm soát hành vi của các bạn học sinh cũng chưa thực sự tốt, chỉ vài lời nói kích động cũng có thể nổ ra cuộc bạo lực. Ngoài ra, tình trạng bạo lực học đường còn là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Bạo lực học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.

Từ những hậu quả khôn lường này, mỗi người học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của vấn nạn này, đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực ra khỏi phạm vi học đường; tích cực học tập, rèn luyện bản thân trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Tuổi trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước, chúng ta hãy biết phấn đấu, trau dồi bản thân ngay từ hôm nay để có thể cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.


2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

close