Soạn bài Tú Uyên gặp Giáng Kiều SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiếtTheo bạn, thế nào là " người đẹp trong tranh" hay " người đẹp như tranh"? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của bạn về hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh. Bạn có nhận xét gì tình cảm của chàng Tú Uyên trong đoạn này? Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Trước khi đọc Câu hỏi (trang 63, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Theo bạn, thế nào là " người đẹp trong tranh" hay " người đẹp như tranh"? Hãy thử chia sẻ tưởng tượng của bạn về hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh. Phương pháp giải: Bằng vốn hiểu biết, trí tưởng tượng, suy luận của bản thân, bày tỏ những suy nghĩ của mình về nhận định “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh”. Từ đó chia sẻ tưởng tượng của mình về hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh. Lời giải chi tiết: Cách 1 Theo em, “người đẹp trong tranh” hay “người đẹp như tranh” là nhận định để miêu tả vẻ đẹp xuất chúng, nghiêng nước nghiêng thành, đẹp tựa tranh vẽ. Hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh theo tưởng tượng của em là vẻ đẹp tuyệt tác, hiếm ai có được những nét đẹp ấy bởi tranh vẽ luôn dựa vào những chuẩn mực hoàn hảo.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Người đẹp trong tranh là người có vẻ đẹp mĩ miều, có đường nét sắc xảo đẹp như những bức tranh vẽ. - Tưởng tượng về hình ảnh người đẹp bước ra từ bức tranh: Bước ra trong vùng ánh sáng chói lóa, khuôn mặt xinh đẹp, mái tóc dài thướt tha cùng những bước đi uyển chuyển… Là người đẹp nghiêng nước nghiêng thành, rất đẹp bởi những người trong tranh là người do mình tưởng tượng ra nên rất đẹp so với ngoài đời.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 1 Câu 1 (trang 64, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Bạn có nhận xét gì tình cảm của chàng Tú Uyên trong đoạn này? Phương pháp giải: Khai thác nội dung đoạn thơ để thấy được tình cảm của chàng Tú Uyên, từ đó đưa ra nhận xét của bản thân. Lời giải chi tiết: Cách 1 Trong đoạn thơ này, chàng Tú Uyên đang si mê, ngây ngất, nguyện làm tất cả để có thể thấy mặt, để đổi lấy nụ cười của người con gái chàng đem tương tư .
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Tình cảm của chàng Tú Uyên trong đoạn này: là tình cảm si mê, cảm động trước vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng của cô nàng Giáng Kiều. Chàng Tú Uyên trong đoạn này rất si tình, nguyện làm tất cả để có thể nhìn thấy mặt, được đổi lấy trận cười của nàng ấy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 2 Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Hãy hình dung sự thay đổi của khung cảnh trước và sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép. Phương pháp giải: Dựa vào trí tưởng tượng của bản thân và những chi tiết trong văn bản, hình dung sự thay đổi của khung cảnh trước và sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Khung cảnh trước khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép: “Lòng người trông xuống sông Tương mơ hình”, “ngày tưởng đêm mơ đã chồn”, “ruột héo, gan mòn”, “nhắp sầu gối muộn có ngày nào nguôi” → Khung cảnh ảm đạm, ủ rũ, cô đơn, chỉ cô độc mình chàng Tú Uyên ngẩn ngơ, ôm mộng tương tư mỏi mệt. Ngày ngày chỉ biết thẫn thờ, tiếc nuối bóng nàng, quên ăn uống. - Khung cảnh sau khi nàng tiên Giáng Kiều làm phép: “tưng bừng sắm sửa tiệc hoa/ Bình trầm đưa khói, chén hà đậm hương”, “tiếng vui đãi nguyệt, tiệc bày đối hoa”, “thảo am thoắt đã đổi ra lâu đài/ Tường quang sáng một góc trời”, “bên nói bên cười”, “bên mừng cố hữu, bên mời tân lang”, “khoe thắm đua vàng”. → Từ khi Giáng Kiều làm phép, khung cảnh bừng tỉnh, được ban phát sự sống. Cả khung cảnh bừng sáng, nhộn nhịp, vui vẻ, đông đúc.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Trước: + Vật dụng đơn sơ với mái nhà tranh nhỏ + Yên ắng, không người. - Sau: + Có đôi hầu, có bình trầm và chén hà để uống rượu vui. + Nhà tranh biến thành lâu đài. + Quần áo, xiêm hài đầy đủ. + Bạn bè đông đủ tới chúc mừng. + Các tiên nữ nhảy muá cùng quần áo sắc màu thiết tha, nổi bật và duyên dáng. Khung cảnh trước nàng tiên Giáng Kiều làm phép thì khung cảnh cô đơn chỉ một mình chàng ngẩn ngơ, sinh ốm tương tư. Suốt ngày chỉ thẫn thờ nhớ tiếc người đẹp, quên ăn uống. Sau khi nàng tiên Giáng Kiều xuống thì khung cảnh trở nên vui vẻ, đông đúc nhộn nhịp.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 1 Câu 1 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Dựa vào tóm tắt, cho biết cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình nào? Phương pháp giải: Đọc lại văn bản, dựa vào tóm tắt và vận dụng kiến thức của bản thân, cho biết cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình nào. Lời giải chi tiết: Cách 1 Cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình: gặp gỡ (hội ngộ) → tai viến (lưu lạc) → đoàn tụ (đoàn viên) .
Xem thêm
Cách 2
Cốt truyện của Bích Câu kì ngộ được xây dựng theo mô hình: Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 2 Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Chỉ ra chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. Phương pháp giải: Từ văn bản, tìm và chỉ ra những chi tiết đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. Lời giải chi tiết: Cách 1 Chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản: chi tiết Tú Uyên nhớ thương Giáng Kiều, hối hận, sinh ra sầu não, đau ốm, định quyên sinh. Đúng lúc ấy, Giáng Kiều hiện ra và tha lỗi cho chồng. Hai người nối lại tình xưa. → Chi tiết là là yếu tố tháo gỡ nút thắt, mở ra cái kết đẹp cho câu chuyện. Dù chi tiết mang tính hoang đường nhưng nó đã thể hiện được ước vọng vào ngày mai tươi sáng hơn của tác giả, đồng thời thể hiện xu hướng giải tỏa tâm thức của con người lúc bấy giờ, muốn thoát ly thế giới thực tại đầy bi ai, đầy dẫy bất trắc để tìm về nơi yên bình.
Xem thêm
Cách 2
Chi tiết có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản là chi tiết: Chàng Tú Uyên rình xem, thấy mĩ nhân bước ra từ trong tranh và vội chạy đến chào hỏi.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 3 Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều thể hiện qua văn bản. Phương pháp giải: Sau khi đọc và tìm hiểu nội dung văn bản, dựa vào những chi tiết nổi bật, phân tích đặc điểm của nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nổi bật, xuyên suốt trong nội dung văn bản là hai nhân vật Tú Uyên và Giáng Kiều. Mỗi nhân vật đều có những đặc điểm khác nhau. Cụ thể: - Nhân vật Tú Uyên dù thường cùng các bạn đi thăm viếng những danh lam thắng cảnh nhưng lại tỏ ra không tin thần tiên. Cho tới khi gặp được Giáng Kiều, chàng mới tin. Nhưng vì nghiện rượu, Giáng Kiều khuyên không được, nên đã để vợ bỏ về tiên giới rồi mới nuối tiếc, định tự tử. - Nhân vật Giáng Kiều: là người phụ nữ mang vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, hết lòng vì chồng, sẵn sàng ở lại trần gian để lấy Tú Uyên làm chồng, khi chung sống cùng nhau, đức tính nhẫn nhịn, dịu dàng càng được thể hiện rõ hơn khi nàng nhiều lần khuyên chồng bỏ rượu. Sau khi nàng bỏ về tiên giới, chứng kiến cảnh chồng định tự tử, nàng bao dung, vị tha và chấp nhận làm lại với người đã từng làm mình tổn thương.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Tú Uyên: giàu tình cảm, si mê và chung thủy; một lòng một dạ yêu Giáng Kiều từ cái nhìn đầu tiên. - Giáng Kiều: xinh đẹp, hiền dịu, chung thủy; mến mộ và một lòng son sắt với Tú Uyên “túc trái tiền nhân”. - Tú Uyên mặc dù thường cùng các bạn đi viếng những danh lam thắng cảnh nhưng lại tỏ ra không tin là có thần tiên. Để cho đến khi gặp được Giáng Kiều nhưng lại không biết trân trọng để đến khi mất đi thì mới hối hận mà định tự tử. - Giáng Kiều là người có tầm lòng bao dung, tha thứ và chấp nhận làm lại với người đã làm mình tổn thương, thể hiện sự bao dung, dịu dàng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Câu 4 (trang 67, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Nhận xét về cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều qua lời thoại dưới đây. Phương pháp giải: Phân tích nội dung của lời thoại từ đó đưa ra nhận xét về cách thể hiện thái độ, tình cảm của nhân vật Giáng Kiều. Lời giải chi tiết: Cách 1 Qua lời thoại, nhân vật Giáng Kiều khuyên ngăn chồng bỏ ý định tự tử bởi nhân duyên của hai người họ là tiền kiếp, không dễ dàng mà nàng xuống cõi trần và nên duyên cùng Tú Uyên. Đồng thời Giáng Kiều khẳng định luôn một lòng với Tú Uyên cho dù có chuyện gì xảy ra. → Có thể thấy, nhân vật Giáng Kiều là người con gái chung thủy, sắt son một lòng với chồng, dù cho trước khi Tú Uyên có gây ra lỗi lầm khiến Giáng Kiều bỏ về cõi tiên. Hơn thế nữa, nàng còn có tấm lòng bao dung, vị tha, sẵn sàng bỏ qua lỗi lầm của chồng, nối lại duyên xưa.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách thể hiện thái độ, tình cảm khéo léo, tế nhị thể hiện một tình yêu tràn đầy tình thương mến, sự ái mộ và cả sự chung thủy son sắt. Tình cảm của hai người đã là nhân duyên tiền kiếp, tính cảm của Giáng Kiều trước sau như một với Tú Uyên, không thay đổi cho dù có nhiều chuyện xảy ra, những chuyện tưởng chừng không thể tha thứ nhưng Giáng Kiều có tấm long bao dung, tình yêu vô bờ với Tú Uyên nên duyên này nối lại mong rằng tình cảm này sẽ tiếp tục.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 5 Câu 5 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Dấu hiệu nào trong đoạn trích cho thấy đây là truyện thơ Nôm bác học? Phương pháp giải: Tìm hiểu về khái niệm và dấu hiệu nhận biết truyện thơ Nôm bác học, vận dụng, tìm và chỉ ra dấu hiệu nhận biết có trong đoạn trích. Lời giải chi tiết: Cách 1 Truyện thơ Nôm bác học sáng tác bởi các tác giả trí thức Nho học, được trình bày bằng thể thơ lục bát để kể chuyện với nội dung dựa vào những cốt truyện có nguồn gốc dân gian, văn học viết Trung Quốc hay chính cuộc đời tác giả và thực tiễn cuộc sống. Từ đó phản ánh các vấn đề của thực tại xã hội và con người đương thời cũng như phản ánh tâm tư, nguyện vọng của tác giả về những điều tốt đẹp hơn cho những nhân vật trong truyện. Dấu hiệu truyện thơ Nôm bác học trong đoạn trích “Tú Uyên gặp Giáng Kiều”: được sáng tác bởi tác giả trí thức Nho học, được trình bày bằng thể lục bát, nội dung dựa trên cốt truyện được lưu truyền trong dân gian. Đồng thời, tác giả còn thông qua tác phẩm để thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình và phản ánh xã hội đương thời.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Dấu hiệu chi thấy văn bản thuộc truyện thơ Nôm bác học là: - Được sáng tác dưới hình thức văn vần, xoay quanh đề tài tình yêu. - Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình. - Cốt truyện xoay quanh số phận của 2 nhân vật chính với nội dung phản ánh số phận. - Có chất lượng nghệ thuật cao khi nói đến hình ảnh Giáng Kiều. Xuất xứ của truyện thơ Bích Câu kì ngộ là các sự tích, đầu tiên là truyền thuyết Vua Lý Thái Tổ nằm mộng được Phật Quan Âm ban cho 8 cành sen trắng. Khi tỉnh dậy hỏi quần thần thì được các cao tăng trong triều tâu lên rằng ở hồ Tảo Liên, phường Bích Câu, cửa thành Nam có loại sen trắng hương thơm nức mà rất đẹp. Vua liền cho xây chùa Đắc Quốc thờ Quan Âm tại Bích Câu. Lại có sự tích vua Lê Thánh Tông gặp tiên nữ ở chùa Ngọc Hồ (nơi Tú Uyên gặp Giáng Kiều - nay ở số 128 phố Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, Hà Nội). Truyện viết bằng thể thơ lục bát diễn lại một sự tích lịch sử lưu truyền trong dân gian nước Việt. Do đó truyện thuộc truyện Nôm bác học
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Câu 6 (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì? Phương pháp giải: Sau khi tìm hiểu nội dung đoạn trích, rút ra bức thông điệp mà tác giả gửi đến người đọc. Lời giải chi tiết: Cách 1 Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là cần biết trân trọng những thứ có hiện tại. Dù để đạt được điều gì đó rất khó, khi đạt được có thể thỏa mãn với thành tựu của mình nhưng không nên buông thả bản thân để mất đi những gì đáng quý để rồi đến khi mất đi mới biết trân trọng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc là: Những người có tình, sau bao nhiêu khó khăn, thử thách rồi sẽ đến được với nhau. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là cần biết trân trọng những thứ có hiện tại. Dù để đạt được điều gì đó rất khó, khi đạt được có thể thỏa mãn với thành tựu của mình nhưng không nên buông thả bản thân để mất đi những gì đáng quý để rồi đến khi mất đi mới biết trân trọng
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Bài tập sáng tạo Câu hỏi (trang 68, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Hãy diễn xuôi đoạn trích này và nhận xét sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi về hiệu quả thể hiện nội dung của tác phẩm. Phương pháp giải: Diễn xuôi đoạn trích theo ý hiểu của bản thân sau khi tìm hiểu kĩ đoạn trích. Sau khi diễn xuôi, đưa ra nhận xét về sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi về hiệu quả thể hiện nội dung của tác phẩm. Lời giải chi tiết: Đoạn tham khảo: Chàng tưởng có người nào đó ở trên lầu cao ném xuống rồi nấp vào một chỗ. Nhưng ngước nhìn mọi nơi, chẳng thấy gì cả. Đương lúc ngơ ngác, Tú Uyên bỗng thấy một đám người từ trong chùa đi ra, trong đó có một cô gái rất đẹp. Thấy nàng liếc mắt nhìn, chàng lại bắt chuyện. Hai người vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ. Lòng Tú Uyên như nở hoa. Nhưng khi sắp đến đình Quảng Văn thì người con gái bỗng nhiên biến mất. Tú Uyên đứng ngẩn ra rất lâu, mãi đến tối mới trở về nhà. Từ đấy, Tú Uyên đêm mơ ngày tưởng, không thiết gì ăn uống, học hành. Nghe tin đền Bạch Mã rất thiêng, chàng đến xin quẻ, rồi ngủ đêm tại đền cầu mộng. Hôm sau, chàng y hẹn đến cầu Đông. Đợi mãi mới gặp một ông già bán tranh, đưa tới mời chàng mua một bức tố nữ. Chàng mở ra xem thì hình dạng người tố nữ trong tranh chẳng khác gì người mà mình mong đợi. Chàng mua ngay, đem về treo bên cạnh chỗ ngồi. Đến bữa ăn chàng dọn ra hai đôi đũa, hai cái bát mời người đẹp trong tranh cùng ăn như mời người thật. Chàng hơi ngạc nhiên, cảm thấy tố nữ trong tranh hai má đỏ bừng như có ý thẹn. Một hôm, Tú Uyên đi học về thì thấy giữa giường đã sẵn sàng một mâm cơm có thức ăn ngon, khác với cơm rau thường ngày. Tuy chưa hiểu có ai cho, nhưng đói bụng, chàng cũng ngồi vào ăn. Tiếp mấy hôm sau, mâm cơm đều dọn như thế. Chàng nửa ngờ nửa mừng không hiểu ra làm sao. Hôm khác, chàng giả tảng đi học, nửa đường lộn về, nấp ngoài cửa sổ dòm vào. Chàng thấy người đẹp trong tranh bước ra dọn dẹp nhà cửa và xuống bếp làm cơm. Chàng đột ngột xô cửa bước vào, nắm chặt tay nàng mà rằng: - Để tôi bấy lâu trông đợi mòn mỏi con mắt! Thôi, bây giờ nhất định không cho nàng ra khỏi đây đâu. Rồi nàng cho biết tên mình là Giáng Kiều, vốn có duyên nợ với chàng nên được xuống trần cùng kết làm đôi lứa. Tú Uyên tưởng không có gì sung sướng hơn thế nữa. Chàng giơ tay lên trời thề bồi. Hai người chuyện trò hồi lâu. Nhưng từ ngày được vợ đẹp, Tú Uyên không buồn giở đến sách nữa. Suốt ngày chàng ở bên vợ và đặc biệt một điều là chàng thích uống rượu và ăn ngon. Giáng Kiều khuyên can mãi nhưng Tú Uyên vẫn chứng nào tật ấy. Ba năm trôi qua, chàng không lai vãng đến học hành. Dần dà trở nên nghiện rượu. Đã uống là uống đến say. Khi say không còn biết trời đất là gì. Thậm chí nhiều lần mắng chửi vợ. Giáng Kiều giận lắm. Một hôm chồng từ tửu quán khật khưỡng bước về nhà, nàng vực vào giường, rồi nhân lúc chồng ngủ thiếp đi, nàng bay về trời. Tỉnh rượu, Tú Uyên không thấy vợ đâu, rất lấy làm hối hận. Suốt một tháng, chàng bỏ ăn bỏ ngủ, kêu khóc thảm thiết. Bạn bè hết lời khuyên dỗ nhưng chàng không sao giảm được ưu sầu. Giận thân, chàng chỉ muốn tự vẫn cho xong đời. Nhưng khăn vừa vắt lên xà thì bỗng có trận gió thoảng đưa mùi hương đến. Giáng Kiều đã hiện ra trước mặt. Chàng vừa mừng vừa thẹn, thề xin trừ hẳn rượu. Từ đó, hai vợ chồng lại vui vẻ như xưa. Chẳng bao lâu, Giáng Kiều sinh được một bé trai. Đứa bé lớn lên rất thông minh, học ngày một giỏi. Một đêm nọ, bỗng có hai con hạc đến đón ở sân. Hai vợ chồng dặn con ở lại rồi cưỡi hạc bay lên trời. Kể từ đó, trong dân gian lưu truyền câu chuyện về sự tích Tú Uyên – Giáng Kiều. → Sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi về hiệu quả thể hiện nội dung của tác phẩm: Đoạn trích thì lời nói sống động, ngôn từ trữ tình thể hiện được sự ẩn dụ nhưng người đọc khó hiểu và theo dõi văn bản còn đoạn diễn xuôi có thể hiểu dễ dàng hơn, dễ theo dõi nội dung hơn tuy nhiên thì lời nói không được trau chuốt bằng đoạn trích.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Diễn xuôi đoạn trích: Đến nơi, thơ thẩn mãi đến xế chiều, chẳng thấy đâu… buồn rầu dạo bước, chợt Tú Uyên thấy một cụ già bán tranh tố nữ, tranh có vẽ cô gái giống hệt người hôm nọ đã gặp ở Ngọc Hồ, bèn mua về treo ngay ở phòng học, đến bữa cơm lại dọn thêm chén đũa, mời mọc, chuyện trò với người trong tranh như người thật. Một hôm Tú Uyên ở trường về muộn, đến nhà đã thấy cơm nước bày sẵn. Lòng nghi hoặc, hôm sau, chàng giả cách đến trường, đi một quãng liền quay lại, nấp vào một chỗ. Lát sau thấy thiếu nữ từ trong tranh bước ra quét dọn, lo bếp núc. Mừng rỡ vô cùng, Tú Uyên bước ra vái chào. Thiếu nữ không biến đi đâu được, thú thực mình là Giáng Kiều, người tiên vốn có tiền duyên với chàng. Tú Uyên tha thiết xin phối ngẫu. Giáng kiều bằng lòng rồi hóa phép biến nhà thành lâu đài nguy nga với đủ người phục dịch. Đám cưới được tổ chức, yến tiệc linh đình với bao nhiêu khách tiên đến dự… - Sự khác biệt giữa đoạn trích và đoạn diễn xuôi về hiệu quả thể hiện nội dung của tác phẩm: + Việc tác giả sử dụng đoạn trích truyện thơ giúp cho nội dung đoạn trích dễ thuộc, dễ nhớ và dễ đi vào lòng người đọc hơn. Chàng tưởng có người nào đó ở trên lầu cao ném xuống rồi nấp vào một chỗ. Nhưng ngước nhìn mọi nơi, chẳng thấy gì cả. Đương lúc ngơ ngác, Tú Uyên bỗng thấy một đám người từ trong chùa đi ra, trong đó có một cô gái rất đẹp. Thấy nàng liếc mắt nhìn, chàng lại bắt chuyện. Hai người vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ. Lòng Tú Uyên như nở hoa. Nhưng khi sắp đến đình Quảng Văn thì người con gái bỗng nhiên biến mất. Tú Uyên đứng ngẩn ra rất lâu, mãi đến tối mới trở về nhà. Từ đấy, Tú Uyên đêm mơ ngày tưởng, không thiết gì ăn uống, học hành. Nghe tin đền Bạch Mã rất thiêng, chàng đến xin quẻ, rồi ngủ đêm tại đền cầu mộng.Hôm sau, chàng y hẹn đến cầu Đông. Đợi mãi mới gặp một ông già bán tranh, đưa tới mời chàng mua một bức tố nữ. Chàng mở ra xem thì hình dạng người tố nữ trong tranh chẳng khác gì người mà mình mong đợi. Chàng mua ngay, đem về treo bên cạnh chỗ ngồi. Đến bữa ăn chàng dọn ra hai đôi đũa, hai cái bát mời người đẹp trong tranh cùng ăn như mời người thật. Chàng hơi ngạc nhiên, cảm thấy tố nữ trong tranh hai má đỏ bừng như có ý thẹn. Một hôm, Tú Uyên đi học về thì thấy giữa giường đã sẵn sàng một mâm cơm có thức ăn ngon, khác với cơm rau thường ngày. Tuy chưa hiểu có ai cho, nhưng đói bụng, chàng cũng ngồi vào ăn. Tiếp mấy hôm sau, mâm cơm đều dọn như thế. Chàng nửa ngờ nửa mừng không hiểu ra làm sao. Hôm khác, chàng giả tảng đi học, nửa đường lộn về, nấp ngoài cửa sổ dòm vào. Chàng thấy người đẹp trong tranh bước ra dọn dẹp nhà cửa và xuống bếp làm cơm. Chàng đột ngột xô cửa bước vào, nắm chặt tay nàng mà rằng: Rồi nàng cho biết tên mình là Giáng Kiều, vốn có duyên nợ với chàng nên được xuống trần cùng kết làm đôi lứa. Tú Uyên tưởng không có gì sung sướng hơn thế nữa. Chàng giơ tay lên trời thề bồi. Hai người chuyện trò hồi lâu. Nhưng từ ngày được vợ đẹp, Tú Uyên không buồn giở đến sách nữa. Suốt ngày chàng ở bên vợ và đặc biệt một điều là chàng thích uống rượu và ăn ngon. Giáng Kiều khuyên can mãi nhưng Tú Uyên vẫn chứng nào tật ấy. Ba năm trôi qua, chàng không lai vãng đến học hành. Dần dà trở nên nghiện rượu. Đã uống là uống đến say. Khi say không còn biết trời đất là gì. Thậm chí nhiều lần mắng chửi vợ. Giáng Kiều giận lắm. Một hôm chồng từ tửu quán khật khưỡng bước về nhà, nàng vực vào giường, rồi nhân lúc chồng ngủ thiếp đi, nàng bay về trời. Tỉnh rượu, Tú Uyên không thấy vợ đâu, rất lấy làm hối hận. Suốt một tháng, chàng bỏ ăn bỏ ngủ, kêu khóc thảm thiết. Bạn bè hết lời khuyên dỗ nhưng chàng không sao giảm được ưu sầu. Giận thân, chàng chỉ muốn tự vẫn cho xong đời. Nhưng khăn vừa vắt lên xà thì bỗng có trận gió thoảng đưa mùi hương đến. Giáng Kiều đã hiện ra trước mặt. Chàng vừa mừng vừa thẹn, thề xin trừ hẳn rượu. Từ đó, hai vợ chồng lại vui vẻ như xưa. Một đêm nọ, bỗng có hai con hạc đến đón ở sân. Hai vợ chồng dặn con ở lại rồi cưỡi hạc bay lên trời. Kể từ đó, trong dân gian lưu truyền câu chuyện về sự tích Tú Uyên – Giáng Kiều. → Đoạn trích thì lời nói sống động, ngôn từ trữ tình thể hiện được sự ẩn dụ nhưng người đọc khó hiểu và theo dõi văn bản còn đoạn diễn xuôi có thể hiểu dễ dàng hơn, dễ theo dõi nội dung hơn tuy nhiên thì lời nói không được trau chuốt bằng đoạn trích.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
|