Soạn bài Lời tiễn dặn SGK Ngữ văn 11 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Dựa vào phần kiến thức đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9, bạn hãy cho biết khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì? Vì sao chàng trai lại nói đến điều này? Lời nói của anh có ý nghĩa gì?

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Qua tâm trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái, đoạn trích đã khắc hoạ nổi bật tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.

Trước khi đọc

Câu hỏi ( trang 59, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Dựa vào phần kiến thức đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9, bạn hãy cho biết khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì?


Phương pháp giải:

Dựa vào  phần kiến thức đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9 đã học hoặc tài liệu tham khảo đã đọc qua, sau đó rút ra những chú ý khi đọc một truyện thơ.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu đề nhằm xác định ngoài việc đọc nội dung truyện thơ, đề còn yêu cầu phân tích truyện thơ, phân tích đối tượng trong truyện thơ.

- Sau khi đã xác định mục tiêu của đề, hãy đọc và lập dàn ý, chuẩn bị nội dung để trả lời cho các yêu cầu của đề.

- Phân tích nội dung ý thơ, câu thơ, đối tượng trong truyện thơ để sáng tỏ về các yêu cầu của đề đồng thời đưa ra các đánh giá về truyện thơ đó.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý:

– Những yếu tố về hình thức:

+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ

+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)

– Những yếu tố về nội dung:

+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng

+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần

+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết.

Bước 1: Tìm hiểu đề (xác định yêu cầu của đề bài)

Xác định yêu cầu đề bài là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng không thể bỏ qua khi làm bài phân tích bài thơ, đoạn thơ cũng như với tất cả các dạng bài tập làm văn khác.
* Khi phân tích bài thơ, đoạn thơ các em cần đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của đề bài gồm có:
- Bài thơ ấy cần phần tích (Đặc biệt chú ý đến: tên bài thơ, tác giả)
- Đối tượng cần phân tích: Xét về hình thức: câu thơ, khổ thơ hay bài thơ Xét về nội dung: nội dung chính, hình ảnh trong bài thơ, cảm xúc của nhân vật trữ tình…
→ Khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, việc phân tích và triển khai nội dung bài viết của các em cũng được tập trung, bám sát đề và dễ “ăn” điểm hơn.
* Ví dụ: Phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Qua tìm hiểu đề, ta xác định được: Bài thơ cần phân tích: Bài thơ về tiểu đội xe không kính Tác giả: Phạm Tiến Duật Đối tượng cần phân tích: Hình tượng chiếc xe không kính

Bước 2: Lập dàn ý

Việc lập dàn ý cho bài phân tích không chỉ giúp các em ghi lại những ý tưởng, nội dung cho bài phân tích mà còn hỗ trợ trực tiếp cho quá trình viết bài. Dựa vào dàn ý đã xây dựng, các em có thể triển khai bài phân tích theo đúng dự kiến/ý tưởng ban đầu. Từ đó có thể đảm bảo đúng và đủ ý, cũng như tính mạch lạc, thống nhất của bài viết.
* Cấu trúc dàn ý: Mở bài: Giới thiệu về đối tượng cần phân tích (Có thể giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp - nhưng cần giới thiệu đúng vấn đề cần phân tích). Thân bài: Triển khai nội dung bài phân tích. Kết bài: Đánh giá bài thơ, đoạn thơ hoặc trình bày khái quát cảm nhận về bài thơ, đoạn thơ ấy.

Bước 3: Phân tích câu thơ, khổ thơ, bài thơ

* Đọc lại bài thơ, đoạn thơ: Đọc lại bài thơ, đoạn thơ để tái hiện kiến thức, khơi dậy cảm hứng cho bài phân tích. Những cảm nhận về hình ảnh, chi tiết đặc sắc trong bài thơ sẽ là tư liệu, nguồn cảm hứng quan trọng cho các em khi phân tích.
* Phân tích chi tiết từng câu thơ, ý thơ:
- Đi sâu phân tích từng câu thơ, ý thơ, tìm ra nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong câu thơ ấy giúp cho bài phân tích được chi tiết, sâu sắc hơn. Khi phân tích một bài thơ dài: các em có thể phân tích theo khổ thơ, sau khi khái quát nội dung của khổ thơ ấy, các em có thể lựa chọn một vài câu thơ đặc sắc hoặc ấn tượng nhất trong cảm nhận của mình để phân tích. Đối với đoạn thơ, các em có thể chia tách thành từng ý nhỏ, có thể theo câu thơ hoặc theo nội dung của đoạn thơ.
- Phân tích bài thơ các em cũng có thể dựa vào cấu trúc của thể thơ. Chẳng hạn thơ tứ tuyệt có cấu trúc: khai thừa chuyển hợp; thể thơ thất ngôn bát cú có thể phân tích đề thực luận kết, thể thơ lục bát phân tích theo câu 6 câu 8...
Ví dụ: Phân tích bài thơ Qua đèo ngang có thể phân tích theo kiểu 2 cặp: Hai câu đề: Cái nhìn chung về cảnh vật Đèo Ngang. Hai câu thực: Cảnh vật và cuộc sống con người ở Đèo Ngang. Hai câu luận: Tâm trạng của tác giả. Hai câu kết: Nỗi cô đơn tột cùng của tác giả.
- Đưa ra nhận định, đánh giá bài thơ: Nhận định, đánh giá ý chính của bài thơ cũng là một bước quan trọng giúp cho bài viết được chặt chẽ, logic, mạch lạc hơn. Ví dụ trước khi chuyển sang phân tích hai câu thơ cuối, các em cần chốt lại nội dung, ý chính của 2 câu thơ đầu.
- Các bước đánh giá: Bước 1: Đánh giá đoạn thơ ấy hay hoặc dở ở chỗ nào(nếu hay thì nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì?). Bước 2: Vì sao (Cái hay, cái độc đáo được toát nên bởi nội dung như thế nào, nhờ những phương diện nghệ thuật nào?). Bước 3: Tác dụng: Khẳng định vai trò đóng góp của đoạn thơ đối với sự thành công của tác phẩm, tác giả, đối với nền văn học dân tộc, đối với cuộc sống... (Tùy từng trường hợp cụ thể).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 1

Câu 1 ( trang 59 SGK Ngữ Văn 11):

Vì sao chàng trai lại nói đến điều này? Lời nói của anh có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

 Đọc nội dung của văn bản và đưa ra câu trả lời tại sao chàng trai nói đến Cho mai sau lửa xác đượm hơi, sau đó giải thích ý nghĩa của lời nói đó.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chàng trai nói đến Cho mai sau lửa xác đượm hơi vì: Đặt trong ngữ cảnh của văn bản, nhân vật Anh đang mang cảm xúc luyến tiếc, níu kéo giây phút được ở thêm bên nhân vật Chị. Đứng trước bối cảnh ấy, Anh muốn dặn dò thêm với Chị đôi lời mới đành lòng quay lại. Anh muốn “kề vóc” Chị thêm một chút, muốn“quấn quanh” Chị để “ủ lấy hương người” cho mai sau “khi chết”, lửa xác (của mình) vẫn đượm hơi người thương yêu.

 → Cách ứng xử ấy nói lên tình thương yêu vô bờ mà Anh dành cho Chị.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Vì chàng trai thương cô gái mình yêu sống trong hoàn cảnh éo le của thực tại.

- Lời nói của anh cho ta thấy ý nghĩa của thứ tình cảm chân thành, sâu sắc.

 Vì lúc tiễn đưa, Anh có những cử chỉ, hành động dường như muốn níu kéo cho dài giây phút được ở thêm bên Chị. Anh phải được dặn Chị đôi câu thì mới “đành lòng” quay gót. Anh muốn ngồi lại bên Chị, âu yếm Chị để “ủ lấy hương người” cho mai sau “khi chết”, lửa xác (của mình) vẫn đượm hơi người thương yêu. Cách ứng xử ấy nói lên tình thương yêu vô bờ mà Anh dành cho Chị.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 2

Câu 2 ( trang 61,SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn hình dung như thế nào về hoàn cảnh của cô gái và hành động của chàng trai lúc này?


Phương pháp giải:

  Đọc nội dung của văn bản và hình dung về hoàn cảnh của cô gái và hành động của chàng trai lúc này.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cô gái đáng thương, vì hoàn cảnh riêng nên dù trong lòng còn yêu chàng trai nhưng vẫn phải lấy chồng. Cô gái đau khổ, dằn vặt trong lòng “chân bước.. lòng càng đau nhớ”, không thốt nên lời, chỉ biết “vừa đi vừa ngoảnh lại”, “vừa đi vừa ngoái trông”, “ngồi đợi”, “ngóng trông”. Cô gái đáng thương ấy dù bị chồng đánh ngã vẫn phải chịu đựng. Còn chàng trai thì níu kéo “được nhủ đôi câu… đành lòng quay lại”, “Được dặn đôi lời…. mới chịu quay đi”. Anh xót xa, nâng chị dậy, phủi áo, chải tóc khi chị bị chồng đánh ngã lăn miệng cối gạo, bên máng lợn vầy; Anh đi chặt tre làm ống thuốc cho chị “khỏi đau”.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Hoàn cảnh của cô gái: đau khổ, bị đánh đập, hành hạ, bị nhà chồng hắt hủi.

- Hành động của chàng trai: ân cần chăm sóc, quan tâm, mua thuốc thang… thể hiền tình cảm bền chặt, thắm thiết.

Cô gái chung  thủy nhưng lại có nỗi khổ riêng, dù yêu nhưng vẫn phải lấy chồng. Cô gái sống trong sự dằn vặt, đau khổ khi chia xa, ngăn cách, tất cả không thốt nên lời. Bị chồng đánh ngã vẫn phải chịu đựng. Còn chàng trai thì níu kéo, Nâng chị dậy, phủi áo, chải tóc khi chị bị chồng đánh ngã lăn miệng cối gạo, bên máng lợn vầy; Anh đi chặt tre làm ống thuốc cho chị “khỏi đau”

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 3

Câu 3 (trang 61, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Những câu thơ này thể hiện tình cảm của hai nhân vật như thế nào?

Phương pháp giải:

Phân tích nội dung các câu thơ trên, chú ý vào các từ thể hiện cảm xúc để thấy được hai nhân vật thể hiện tình cảm gì.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Các câu thơ sử dụng những chi tiết, hình ảnh kết hợp cùng biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, điệp cấu trúc… nhằm nhấn mạnh cảm xúc da diết, tha thiết, thủy chung, son sắt của đôi bạn trẻ. Đồng thời tác giả còn muốn bộc lộ cho người đọc thấy tinh thần kiên cường, nguyện một lòng bên nhau, không có gì lay chuyển được của 2 người.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Những câu thơ này cho ta thấy, tình cảm của hai nhân vật là tình cảm dâng trào mãnh liệt, đó là tình cảm thuần phác, trong lành, mạnh mẽ như thiên nhiên.

- Thể hiện nghệ thuật bằng cách sử dụng nhiều câu thơ với nhiều hình ảnh so sánh tương đồng, những hình ảnh ẩn dụ liên tiếp hay lớp lớp những câu có một cấu trúc cú pháp chung, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi.

- Chọn cách diễn đạt như vậy, tác giả dân gian đã mã hoá ngôn ngữ một cách thành công những cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng của những con người sống chất phác, mạnh mẽ giữa thiên nhiên núi rừng cường tráng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Câu 1 ( trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Lời " tiễn dặn" được thuật lại theo ngôi kể nào? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy?


Phương pháp giải:

 Dựa vào nội dung văn bản trên và bằng kiến thức đã được học, nhận xét về lời “tiễn dặn” được thuật lại bằng ngôi kể nào, nhận biết bằng cách nào


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lời “tiễn dặn” được thuật lại theo ngôi kể thứ nhất - lời của nhân vật “anh”, thông qua một số chi tiết nhận biết “Anh ngỡ tưởng em mảng vui quên dậy!”, “Tóc rối đưa anh búi hộ!”......


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Lời tiễn dặn được thuật lại theo ngôi kể thứ nhất.

- Vì:

+ Tác giả trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, đã trải qua để thể hiện suy nghĩ tình cảm của mình.

+ Thông qua các từ ngữ “đôi ta”, “người anh yêu”, “ta”…

Lời " tiễn dặn" được thuật lại theo ngôi kể thứ nhất. Dựa vào các câu thơ như người đẹp anh yêu cất bước theo chồng, chân bước xa lòng càng đau nhớ...... để em khẳng định như vậy.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Lời " tiễn dặn" giúp bạn biết gì về nhân vật chàng trai và cô gái? Qua đó, hãy nhận xét cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian.


Phương pháp giải:

Thông qua nội dung văn bản và dự đoán của bản thân, kết luận từ lời “tiễn dặn” bản thân em biết gì về hai nhân vật. Từ đó đưa ra những nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lời “tiễn dặn” đã cho người đọc thấy được tình yêu thủy chung nhưng đầy trắc trở, khó khăn của chàng trai và cô gái. Họ yêu nhau nhưng vì nghịch cảnh nên không thể bên nhau, cả hai luôn đau khổ, dằn vặt, nhớ thương lẫn nhau. 

Cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian trên có thể thấy tác giả dường như đã hóa thân thành nhân vật để giao tiếp và bộc lộ cảm xúc, tình cảm. Cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian là cách xây dựng dựa trên những hình mẫu có thật ngoài đời thực, cho nên nhân vật hiện lên vô cùng chân thực, gần gũi và rất đỗi đời thường. 


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Lời tiễn dặn cho ta biết:

+ Chàng trai và cô gái là hai người yêu nhau thắm thiết; nhưng bị gia đình ngắn cản.

+ Chàng trai nhà nghèo không được gia đình cô gái chấp nhận, phải đi làm ăn xa, lúc trở về thì đã quá muộn.

+ Cô gái – con của nhà giàu có, bị cha mẹ ép hôn, sống không hạnh phúc.

+ Sau nhiều khó khăn, thử thách hai người cũng đến được với nhau.

 - Qua câu chuyện, ta thấy cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ dân gian:

+ Thường là những người có số phận bất hạnh.

+ Phải trải qua mô hình: Gặp gỡ - Tai biến – Đoàn tụ

Lời " tiễn dặn" giúp bạn biết được tâm trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái. Khắc họa tình yêu tha thiết và thủy chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.

     Tác giả nhập thân vào hai nhân vật nam nữ để thể hiện vai giao tiếp. Nhân vật của truyện thơ là nhân vật xây dựng theo phương thức hiện thực khác với nhân vật sử thi xây dựng theo phương thức lãng mạn. Hoàn cảnh, tính cách, tâm trạng của nhân vật truyện thơ được lấy từ cuộc đời chứ không phải nhân vật tưởng tượng ra như trong nhân vật sử thi thần thoại hay tô vẽ thêm như trong nhân vật sử thi anh hùng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Bạn hãy chỉ ra những chi tiết quan trọng trong văn bản Lời tiễn dặn và phân tích vai trò của chúng trong việc thể hiện nội dung truyện thơ.


Phương pháp giải:

 Đọc lại văn bản và tìm ra những chi tiết quan trọng trong văn bản Lời tiễn dặn. Sau đó phân tích vai trò của những chi tiết ấy trong việc thể hiện nội dung truyện thơ.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những chi tiết quan trọng trong văn bản Lời tiễn dặn:

- “Vừa đi vừa ngoảnh lại,

Vừa đi vừa ngoái trông,”

- “Tới rừng cà gắt là cà ngồi đợi,

Tới rừng là ngón ngóng trông.”

   Qua những chi tiết trên, tác giả đã thể hiện tâm trạng của đôi trai gái yêu nhau đang bịn rịn, lưu luyến không muốn rời, mỗi bước chân đi của họ đều không lỡ, vừa đi ngoảnh lại, vừa ngóng trông.

→ Vai trò của những chi tiết ấy trong việc thể hiện nội dung truyện thơ là khắc họa được rõ nét những tâm trạng, cảm xúc và tình cảm của đôi trai gái.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Chi tiết quan trọng trong văn bản Lời tiễn dặn là chi tiết:

“Quẩy gánh qua đồng ruộng

Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng”

Sự việc này gây ra hàng loạt các biến cố trong cuộc đời của chàng trai và cô gái. Cũng từ đó, theo năm tháng chúng ta thấy được tình yêu thủy chung và sự hi sinh cao cả của người con trai dành cho cô gái của mình.

Những chi tiết quan trọng trong văn bản Lời tiễn dặn là:

- Tâm trạng của chàng trai (gián tiếp là tâm trạng của cô gái) trên đường tiễn dặn

- Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của cô gái.

      Vai trò của hai chi tiết chính này giúp thể hiện Lối diễn đạt mộc mạc, gần gũi với cách nghĩ cách cảm của người Thái, vừa rất chân tình tha thiết thể hiện được trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái, đã khắc hoạ nổi bật tình yêu tha thiết thuỷ chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái. trong việc thể hiện nội dung truyện thơ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Nêu chủ đề của văn bản và cho biết qua văn bản này, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì.

Phương pháp giải:

Từ nội dung của văn bản, đưa ra chủ đề của văn bản và thông điệp mà tác giả dân gian muốn gửi gắm.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Chủ đề của văn bản: Khát vọng tình yêu cả đôi lứa người Thái.

- Qua văn bản, tác giả dân gian muốn gửi gắm tới người đọc bức thông điệp: Hãy luôn cố gắng chiến đấu và bảo vệ tình yêu của cuộc đời mình. Từ đó cũng lên án phê phán xã hội cũ với những phong tục cổ hủ, lạc hậu, kêu gọi mọi người hãy đứng lên đấu tranh vì tình yêu của chính mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Chủ đề: Khát vọng tự do yêu đương và hạnh phúc đôi lứa.

- Tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp: hãy loại bỏ các hủ tục phong kiến, ủng hộ những tình yêu, tình cảm chân thành và tác hợp cho những người yêu thương nhau.

Lời " tiễn dặn" nói về tâm trạng đầy đau khổ, rối bời của chàng trai và cô gái. Khắc họa tình yêu tha thiết và thủy chung và khát vọng tự do yêu đương của các chàng trai, cô gái Thái.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết văn bản Lời tiễn dặn thuộc thể loại truyện thơ?


Phương pháp giải:

Bằng vốn hiểu biết và các tài liệu tham khảo về khái niệm thể loại truyện thơ, đối chiếu trong văn bản và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết văn bản Lời tiễn dặn thuộc thể loại truyện thơ.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Truyện thơ là các tác phẩm mang yếu tố dân gian được khắc họa bằng phương thức tự sự nhưng được thể hiện dưới hình thức bài thơ. Truyện thơ mang nét trữ tình của thơ ca nên dễ dàng bộc lộ được rõ nét tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật hơn thể loại truyện thông thương.

    Trong văn bản Lời tiễn dặn, dấu hiệu giúp độc giả nhận biết nó thuộc thể loại truyện thơ là: 

- Thông qua các câu thơ “Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng”, “Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,”, “Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi”..... đóng vai trò diễn tả, kể cho người đọc thấy được hoàn cảnh ngăn cách của đôi nam nữ hay diễn tả các hành động của nhân vật.

- Đồng thời qua chi tiết “lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng”, “yêu nhau…”,..... yếu tố trữ tình được bộc lộ rõ nét. Đó là những khung bậc cảm xúc của “Anh” dành cho chị, vừa thương xót, vừa lưu luyến không muốn rời.

→ Như vậy, có thể thấy văn bản “Lời tiễn dặn” thuộc thể loại truyện thơ bởi văn bản bao chứa nhiều chi tiết tự sự diễn đạt bằng thơ và những yếu tố trữ tình của thơ ca.


Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản Lời tiễn dặn thuộc thể loại truyện thơ là:

- Được sáng tác dưới hình thức văn vần, xoay quanh đề tài tình yêu và hôn nhân.

- Có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình.

- Cốt truyện xoay quanh số phận của 2 nhân vật chính với số phận ngang trái, bất hạnh.

Truyện thơ là những tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, diễn tả tâm trạng và suy nghĩ của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng  xã hội bị tước đoạt. Mà Lời tiễn dặn là đoạn trích miêu tả rất rõ tâm trạng của Anh trên đường tiễn Chị về nhà chồng và phải chứng kiến cảnh khi ở nhà chồng, Chị bị chính người chồng đánh đập. Qua các câu thơ và việc sử dụng các biện pháp tu từ tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định cái ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của Anh và Chị. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 62, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Từ văn bản Lời tiễn dặn, bạn có suy nghĩ gì về khát khao đoàn tụ của đôi trai gái người Thái ngày xưa?

Phương pháp giải:

Liên hệ nội dung tác phẩm, vận dụng kĩ năng của bản thân, bày tỏ những suy nghĩ về khát khao đoàn tụ của đôi trai gái người Thái ngày xưa.


Lời giải chi tiết:

Cách 1

Từ văn bản Lời tiễn dặn, bản thân em có nhiều suy nghĩ về khát khao đoàn tụ của đôi trai gái người Thái ngày xưa: 

- Vì những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu của xã hội cũ đã khiến đôi trai gái dù yêu nhau nhưng lại chẳng thể đến bên nhau, người con gái phải chịu cảnh hôn nhân sắp đặt. Đứng trước nghịch cảnh tình yêu ấy, đôi trai gái người Thái ngày xưa đã thể hiện cho người đọc thấy được khát khao cháy bỏng, có thể bất chấp tất cả để có được tình yêu đời mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Từ văn bản Lời tiễn dặn, chúng ta thấy được khát khao về tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của trai gái người Thái ngày xưa. Họ là những nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân bán gả, khiến cho tình yêu tan vỡ đau khổ. Tuy nhiên từ đó khiến ta thấy được thứ tình cảm chân thành họ dành cho nhau: cùng nhau vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộm có thể chết cùng nhau hoặc sống hạnh phúc bên nhau.

Từ văn bản, có thể thấy Tâm hồn, tập tục hôn nhân của người Thái xưa có thể nói được phản ánh phần nào qua những câu tiễn dặn, cũng vì lí do hoàn cảnh khó, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bao nhiêu sự chia ly, bi đát, đau thương của vô vàn các cuộc tình đẹp như thơ. Lời tiễn dặn cũng mang ý nghĩa sâu xa là sự tố cáo lên những cổ hủ, tập quán lạc hậu của người dân, đã làm họ dần mất dần đi sự tự do trong tình yêu, mất tính phản kháng. Vậy nên mỗi chàng trai, cô gái có được những cái khát vọng mạnh mẽ giải phóng trong tình yêu, bất chấp ngăn cản như hai nhân vật chính trong Tiễn Dặn Người Yêu thật là đáng để chúng ta phải học tập, ngưỡng mộ, đồng cảm.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close