Soạn bài Ôn tập trang 103 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiếtXác định đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật trong các văn bản truyện - truyện kí, đã học học bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Xác định đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật trong các văn bản truyện - truyện kí, đã học bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):
Phương pháp giải: Hệ thống lại các văn bản đã học, xác định đề tài, câu chuyện, sự kiện và nhân vật của từng văn bản sau đó hoàn thành bảng mà đề bài đưa ra. Lời giải chi tiết:
Câu 2 Câu 2 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Yếu tố hư cấu có tác dụng như thế nào đối với việc khắc họa nhân vật trong các văn bản: Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự (Nguyễn Vỹ), Tôi đã học tập như thế nào? (M.Go-rơ-ki), Xà bông “Con Vịt” (Trần Bảo Định) Phương pháp giải: Dựa vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các văn bản mang lại, đồng thời dựa vào các khắc họa các nhân vật trong các văn bản kể trên, từ đó nhận xét về tác dụng của yếu tố hư cấu. Lời giải chi tiết: Yếu tố hư cấu có tác dụng rất lớn đối với việc khắc họa nhân vật trong văn bản. - Những yếu tố này có thể bao gồm các sự kiện, nhân vật hoặc địa điểm, tình huống không có trong thực tế, tuy nhiên chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra một những thử thách, trải nghiệm để nhân vật bộc lộ tính cách, con người thật của mình. Ngoài ra, yếu tố hư cấu còn có thể được sử dụng để thể hiện các khía cạnh tâm lý của nhân vật. Câu 3 Câu 3 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Trong phần đầu tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào?, cuộc trò chuyện giữa Đức Giams mục Cri-xan-phơ và Pê-xcốp nhiều lần được thuật lại chỉ bằng một lời thoại dưới dạng những câu hỏi tiếp nối nhau: - Con lên mấy? Có thế thôi à? Sao dài người thế, chú bé? Hay bêu mưa lắm, phải không?; - Con học theo thánh thi à? Ai dạy? Ông có hiền không? Ác à? Lẽ nào? Nhưng con nghịch lắm phải không? Khi đọc các lời thoại trên, bạn có thể nghe được giọng nói của những ai? Do đâu mà các lời thoại tạo được hiệu quả như vậy? Phương pháp giải: Đọc lại các lời thoại trên, phân tích để xác định được giọng nói của những ai, từ đó nêu tác dụng của các lời thoại ấy. Lời giải chi tiết: - Khi đọc các lời thoại trên, có thể nghe được giọng nói của Đức Giám mục Cri-xan-phơ. - Các lời thoại tạo được hiệu quả như vậy bởi sự liên kết ý nghĩa giữa câu hỏi trước với câu hỏi sau. Các câu hỏi tiếp nối nhau tạo ra một hiệu ứng tương tác giữa hai nhân vật, tạo ra sự sống động và thu hút người đọc. Các câu hỏi đơn giản, chân thành, được truyền tải bằng một ngôn ngữ gần gũi, dễ hiểu, tạo ra hiệu quả gần gũi và thân thiện, giúp người đọc dễ dàng đồng cảm và cảm nhận được tâm trạng, tính cách của hai nhân vật. Câu 4 Câu 4 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Với những trải nghiệm trong quá trình đọc sách và học tập của mình, bạn có tin rằng: “mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên” độc giả đang “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy” không? Vì sao? Phương pháp giải: Từ những trải nghiệm quả bản thân, thể hiện quan điểm của mình với ý kiến: “mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên” độc giả đang “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”. Lời giải chi tiết: Với những trải nghiệm trong quá trình đọc sách và học tập của mình, em hoàn toàn tin rằng: “mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên” độc giả đang “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”. Vì đọc sách và học tập có thể giúp ta hiểu sâu hơn về bản thân và thế giới xung quanh, từ đó giúp ta trưởng thành và trở nên chín chắn hơn. Việc đọc sách và học tập cũng giúp ta tiếp cận được nhiều kiến thức mới, giúp tăng cường khả năng suy nghĩ logic và sáng tạo, từ đó giúp ta phát triển tư duy và tay nghề của mình. Những kiến thức và trải nghiệm đó có thể giúp ta hiểu được những quan niệm, giá trị và ý nghĩa của cuộc sống, từ đó giúp ta thấu hiểu và thực hiện một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa. Câu 5 Câu 5 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý những điều gì? Phương pháp giải: Từ kinh nghiệm của bản thân trong đời sống thực tiễn, nêu ra lưu ý cho người tham dự để một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả Lời giải chi tiết: Muốn cho một cuộc thảo luận, tranh luận về một vấn đề đời sống có hiệu quả, những người tham dự cần lưu ý: - Tìm hiểu và xem xét nhiều góc độ khác nhau về vấn đề đang được thảo luận để có thể đưa ra những ý kiến chính xác và có giá trị - Lắng nghe ý kiến của những người khác và luôn đứng vững lập trường, không bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ của người khác. Tôn trọng quan điểm của nhau có thể giúp tạo ra một bầu không khí thảo luận trung thực, tôn trọng nhân phẩm của nhau. - Cuộc thảo luận nên tổ chức có trật tự, đảm bảo sự tôn trọng đối với tất cả mọi người trong nhóm. Các thành viên tránh bàn luận những vấn đề mang tính cảm xúc và ép buộc nhau phải đồng ý với quan điểm của mình. Câu 6 Câu 6 (trang 104, SGK Ngữ Văn 11, tập hai): Viết đoạn văn ghi lại một hồi ức đáng nhớ hoặc nêu ý kiến về tầm quan trọng của kí ức trong đời sống tinh thần của con người. Sau đó, kiểm tra đoạn văn (của mình và bạn cùng nhóm), chỉ ra các câu sai và nêu cách sửa (nếu có) Phương pháp giải: Hồi ức lại một kỉ niệm đáng nhớ hoặc nêu vai trò của kí ức trong đời sống tinh thần của con người bằng một đoạn văn. Sau đó, thảo luận với bạn cùng nhóm. Lời giải chi tiết: Cuộc sống con người là sự hài hòa của nhiều thứ tình cảm khác nhau, không chỉ là tình thân mà còn là tình thầy trò, tình yêu...và cả tình bạn. Mỗi chúng ta, ai cũng có những người bạn thân và kỷ niệm sâu sắc với người bạn ấy. Nhớ lại người bạn thân của mình, tôi lại nhớ về kỉ niệm sâu sắc của chúng tôi. Người bạn thân của tôi chính là người hàng xóm bằng tuổi, cùng lớn lên với tôi. Bạn ấy có một cái tên rất hay, Mai Linh. Trong ấn tượng của tôi, Mai Linh là một cô bé nhỏ nhắn, xinh xắn với nước da trắng hồng rạng rỡ. Mái tóc ngắn ngang vai mềm mượt như nhung, hai má lúm đồng tiền và chiếc răng khểnh rất duyên. Đôi mắt Mai Linh tròn xoe, đen láy và đôi môi đỏ mọng chúm chím. Nụ cười tươi tắn luôn nở trên môi khiến mọi người yêu thích. Ngoại hình xinh xắn, tính cách bạn ấy cũng rất tốt. Mai Linh hòa nhã, thân thiện, rất chăm chỉ và tốt bụng. Nhà Linh ở ngay cạnh nhà tôi, từ nhỏ chúng tôi đã cùng chơi đùa, cùng đi học với nhau. Ngày ngày dắt tay nhau đến lớp, đến trường, rồi lại đợi nhau mỗi khi tan học. Trong quãng thời gian ấy, có một kỉ niệm mà đến tận sau này tôi vẫn luôn ghi nhớ. Một chiều ngày đầu hạ năm lớp 6, như thường lệ đồng hồ điểm 13 giờ 30 phút, tiếng gọi thánh thót như chim sơn ca của Mai Linh vang lên ngoài cổng. Tôi dậy muộn nên chạy vội đi, để mặc tiếng nhắc nhở của mẹ rằng trời sẽ mưa to, phải cầm áo mưa đi vì tối nay bố mẹ về rất muộn. Chúng tôi vẫn vui vẻ cùng nhau đạp xe đến trường, trò chuyện về những việc thú vị. Chiều hôm ấy, trời đổ mưa tầm tã, không có sấm chớp mà mưa cứ nặng hạt không dứt. Tiếng chuông tan học đã vang lên mà cơn mưa ngoài sân vẫn trút nước ào ào. Nhìn các bạn lần lượt ra về, lòng tôi buồn bã và lo lắng vô cùng. Tôi nhớ lại lời mẹ dặn, thầm tự trách và nghĩ mình sẽ phải đội mưa về nhà một mình. Ngay lúc ấy, Mai Linh chợt xuất hiện trước mắt tôi, cô bạn dắt xe gọn vào mái hiên trước cửa lớp tôi, vẫy vẫy chiếc áo mưa trong tay, giọng nói át cả tiếng mưa: - Gửi xe ở bác bảo vệ, chúng ta cùng về. Trong ánh mắt bất ngờ của tôi, Mai Linh đưa ba lô của mình cho tôi, khoác áo mưa dặn tôi đợi rồi ra nhà để xe, dắt xe đạp của tôi đi gửi bác bảo vệ. Xong xuôi, bạn ấy quay lại lớp, bảo tôi chui vào phía sau áo mưa để nhanh chóng về nhà khỏi trời mưa nặng hạt. Cứ như vậy chúng tôi cùng khoác chung một chiếc áo mưa. Mai Linh chở tôi trên chiếc xe cào cào của mình, tôi áp má vào lưng cô bạn để tránh mưa. Chiếc áo mưa không quá rộng để che hết cả hai đứa, mưa xối xả ướt đẫm cả khuôn mặt xinh xắn của Mai Linh và hai chân để bên ngoài của tôi. Trên con đường trắng xóa một màn mưa, người bạn thân của tôi đạp xe như bay. Về đến nhà tôi, cả hai đứa đều ướt, run cầm cập vì lạnh. Trời mưa lại tối om, Mai Linh hiểu tôi sợ nên ở lại cùng tôi. Hai đứa không thay quần áo, cứ để như vậy, ngồi luyên thuyên đủ thứ chuyện trên trời dưới biển. Khi bố mẹ tôi về, Mai Linh mới tạm biệt tôi. Sáng hôm sau, tôi và Mai Linh đều bị cảm lạnh, bố mẹ hai nhà đều trách mắng không thôi. Chúng tôi vẫn cùng nhau đi trên con đường quen thuộc thường ngày, rồi không hẹn mà cùng hắt hơi khi có cơn gió lạnh thổi qua. Dù mũi khó chịu và cổ họng khô rát, chúng tôi lại đồng loạt bật cười. Lẫn trong tiếng chim hót líu lo và tiếng xào xạc của lá là tiếng cười khàn khàn, giòn tan của hai cô học trò nhỏ. Chúng tôi bị cảm lạnh suốt một tuần liền. Sau lần đó, hai đứa dường như gắn bó, thân thiết hơn. Mỗi lần nhìn thấy mưa, trong lòng lại nhớ về kỉ niệm ngốc nghếch mà sâu sắc ngày ấy. Mai Linh là người bạn thân mà tôi yêu quý nhất. Kỉ niệm trong cơn mưa mùa hạ đó dù chỉ là một trong số rất nhiều kỉ niệm của chúng tôi nhưng nó lại là kỉ niệm sâu sắc nhất. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi gặp được người bạn thân như Mai Linh.
|