Văn bản Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp)(Lược một đoạn: Rừng mùa xuân xanh ngắt và trong lành. Được con trai tặng khẩu súng săn ưng ý, ông Diểu mặc quần áo ôm, đội mũ lông, đi giày cao cổ, mang theo nắm xôi nếp, đi vào rừng. Bỏ qua những con chim xanh, gà rừng gặp bên lối mòn, ông Diểu đi siêu vào rừng tìm hắn con thứ xứng tiền) Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa Muối của rừng (trích) Nguyễn Huy Thiệp (Lược một đoạn: Rừng mùa xuân xanh ngắt và trong lành. Được con trai tặng khẩu súng săn ưng ý, ông Diểu mặc quần áo ôm, đội mũ lông, đi giày cao cổ, mang theo nắm xôi nếp, đi vào rừng. Bỏ qua những con chim xanh, gà rừng gặp bên lối mòn, ông Diểu đi siêu vào rừng tìm hắn con thứ xứng tiền) [...] Ông Diểu ngồi im dễ đến nửa giờ. Mưa xuân mong và mịn. Thời tiết ẩm. Dễ đến rất lâu ông Diểu mới lại có dịp ngồi yên thể này, không nghỉ gì, không buồn không vui, không lo lắng, cũng không tính toán. Sự tĩnh lặng bình thản của rừng xuyên suốt qua ông. Ào một cái, từ trong rừng dâu da bỗng như có tiếng quay động của một con vật khổng lồ. Ông Diểu biết là con đầu đàn đã đến. Con khi này cũng gớm lắm đây. Nó xuất hiện với một nghi lễ vương chủ. Tự tin đến thô bạo, Ông Diễu mỉm cười và chăm chú nhìn. Sau tiếng động vài phút thì con đầu đàn đến thật. Nó văng mình rất nhanh đến nỗi gần như không có phút nghỉ ở mỗi chặng dừng. Ông Diểu thán phục vì sự nhanh nhẹn dẻo dai của nó. Thoắt một cái, nó biến mất. Một nỗi xót xa khiến ông nhói lòng: số phận của bậc đế vương không trùng với số phận ông. Niềm vui nhen lên từ khi ở nhà ra đi trong ông với di một nửa Khi con khi đầu đàn biến mất thì ào ra một dàn khỉ đến hai chục con từ rất nhiều hướng. Con vắt vẻo trên cao, con đánh đu ngang cành. Có con lại nhảy xuống đất. Ông Diểu thấy ba con khỉ cứ quấn lấy nhau: con khỉ đực, con khỉ cái và đứa con nó. Ý nghĩ con khỉ đực sẽ là con mỗi bám lấy ông Diểu tức thì. Cái thằng bố ở trọc ấy! Đồ phong tình phóng đãng! Vị gia trưởng cộc cằn! Nhà lập pháp bẩn thỉu! Tên bạo chúa khốn nạn! Ông Diểu thấy nóng bùng người. Ông bỏ mũ và áo bóng ra đặt dưới lùm cây. Ông để cả nắm cơm xuống đất. Ông từ từ dịch chuyển sang chỗ đất trũng thấp hơn. Ông nhìn kĩ và thấy con khỉ canh gác là con khi cái. Thế là thuận lợi rồi. Bởi giống cái bao giờ cũng dễ phân tâm. Đấy, thấy chưa? Dạng canh gác mà đi bắt rận ở người thì còn gì nữa? Với giống cái thì thân thể mình là quan trọng nhất. Điều ấy thật giản dị và đẹp. Nhưng điều ấy lại đầy xót xa... Ông Diểu tính toán rồi luồn theo hướng ngược gió với con khi cái canh gác. Phải tiếp cận đàn khỉ đến hai chục mét thì mới bắn được. Ông bò nhanh và rất khéo léo. Xác định được con mồi rồi là ông chắc chắn thành công. Thiên nhiên đã dành cho ông chứ không ai khác chính con khỉ ấy. Thậm chí ông biết dù ông có đi mạnh chân một chút, gây nên một sự bất cẩn nhố nhăng nào đó cũng chẳng hề gì. Điều ấy tưởng như phi lí mà thật bình thường. Tuy nghĩ vậy nhưng mà ông Diểu vẫn cứ tiếp cận đàn khi một cách thận trọng. Ông biết thiên nhiên đầy rẫy bất ngờ. Thận trọng chẳng bao giờ thừa. Ông Diểu là súng vào một chạt cây. Cái bộ ba trong gia đình khi không hề biết rằng tại hoạ đến gần. Con khi bố vắt vẻo trên cây bút quả ném xuống dưới đất cho hai mẹ con. Trước khi ném, bao giờ nó cũng chọn quả ngon chén trước. Hành động ấy thật là đê tiện. Ông Diểu bóp cò. Tiếng súng dữ dội đến nỗi đàn khi lặng đi dễ đến một phút. Con khi đực buông tay ngã nhào xuống đất nặng nề. Sự hỗn loạn của cả dàn khi khiến cho ông Diểu sợ hãi run lên. Ông vừa làm điều ác. Chân tay ông rủn ra, giống cảm giác như người vừa mới làm xong việc nặng. Đàn khi thoắt biến vào rừng. Con khi mẹ và con khi con cũng chạy theo đàn. Được một đoạn, con khi mẹ bỗng quay trở lại. Con khỉ đực bị đạn vào vai, nó gượng dậy, nhưng lại vật xuống. Con khi cái tiến đến gần con khỉ đục một cách thận trọng, nó nhìn ngó xung quanh. Sự im lặng này thật dáng ngờ. Nhưng rồi con khỉ đực cất tiếng gọi nó, tiếng gọi buồn thảm đau đớn. Nó dùng lại lắng nghe với vẻ khiếp sợ hoảng loạn. - Chạy đi! Ông Diểu rên lên khe khẽ. Nhưng con khỉ cái tuồng như muốn liều thí mạng, nó đến gần nâng con khi đực nhỏm lên. Ông Diểu tức giận giương súng. Hành động hi sinh thân mình của con khi cái làm ông căm ghét. Đồ gian dối, mày chứng minh tấm lòng cao thượng hệt như một bà trưởng giả! Sự tan rã đạo đức bắt đầu từ những lấn kịch thế này, lừa ông sao được? Khi ông Diểu chuẩn bị bóp có thì con khi cái quay lại nhìn ông. Đôi mắt nó sợ hãi kinh hoàng. Nó vứt phịch con khỉ đực xuống đất rồi chạy biến đi. Ông Diểu thở phào rồi khẽ bật cười. Ông nhô hẳn người ra khỏi chỗ nấp. - Sai lầm rồi! Ông Diểu rủa thầm vì ông vừa bước ra thì con khỉ cái quay lại tức thì. “Nó biết mình là người thì thôi hỏng việc!”. Y như rằng, con khi cái vừa lên nhìn ông vừa lao đến chỗ con khỉ đực. Nó ghì lấy con khỉ đực vào lòng rất nhanh và khéo. Cả hai lăn tròn trên đất. Bây giờ thì con khỉ cái chắc chắn sẽ điên cuồng như một mụ ngốc. Nó sẽ cuồng nhiệt hi sinh bởi lòng cao thượng của nó sẽ được thiên nhiên tính điểm. Ông đã lộ mặt là tên ám sát! Dù chết nó vẫn nhe răng để cười. Bất luận thế nào ông cũng sẽ đau đớn, sẽ thao thức, thậm chí ông sẽ chết sớm hai năm nếu ông bắn nó lúc này. Tất cả chỉ vì ra khỏi chỗ nấp sớm mất hai phút. - Thôi Diểu ơi... - Ông buồn bã nghĩ, – với đôi chân thấp khớp thế này thì làm sao mày chạy nhanh bằng lòng lận tuỵ, thuỷ chung của khỉ? Như trêu ngươi, hai con khi vừa chạy vừa dìu lấy nhau, con khỉ cái thỉnh thoảng lại huơ huơ đôi chân vòng kiềng trông vừa tức cười lại vừa dâm đãng. Ông Diểu bực mình lấy đã ném mạnh khẩu súng văng về phía trước. Ông mong muốn con vật hoảng sợ buông mồi. Từ mô đá, bỗng nhiên con khỉ con xuất hiện. Nó túm lấy dây súng của ông kéo lê trên đất. Ba con khi vừa bò vừa chạy cuống cuống. Ông Diểu ngớ ra một lát rồi phá lên cười tình thế của ông thật là lố bịch! Nhặt đất đá ném theo lũ khi, ông Diểu vừa đuổi vừa la. Lũ khỉ hết sức kinh hoàng, hai con chạy về phía núi, còn con khỉ nhỏ chạy về phía vực, “Mất súng thì hỏng!”. Ông Diểu nghĩ thế và đuổi theo con khi nhỏ. Khoảng cách rút ngắn đến mức nếu không vì mắc nền đá lởm chởm, ông lao nhoài ra là tóm ngay được khẩu súng. Việc ông Diệu đồn con khỉ nhỏ đến bờ miệng vực dưa đến hậu quả khôn lường. Giữ chặt dây súng, nó lăn xuống miệng vực không chút chần chừ. Vì ít kinh nghiệm, nó không tìm ra giải pháp nào khác trong trường hợp ấy. Ông Diểu tái mặt, mồ hôi toát ra như tắm. Ông dựng trên miệng vực nhìn xuống rùng mình. Từ dưới sâu hung hút vang lên tiếng rú thê thảm của con khỉ nhỏ. Trong kí ức của ông chưa hề có tiếng rú nào tương tự thế này. Ông Điểu lùi lại kinh hoàng. Từ dưới miệng vực, sương mù dâng lên cuồn cuộn, trông vừa kinh dị, vừa đầy tử khí. Sương mù len vào lùng chân bụi cây và xoá rất nhanh cảnh vật. Ông Diểu chạy lùi trở lại. Phải lâu lắm, có lẽ từ thời thơ ấu, ông Diểu mới lại có lần chạy như ma đuổi thế này. Đến chân núi đá, ông Diểu kiệt sức. Ông ngồi phệt xuống nhìn về phía vực. Bây giờ sương mù đã trùm kín nó. Ông sực nhớ ra đây là khu vực đáng sợ nhất trong thung lũng, khu vực mà cánh thợ săn đặt lên cho là Hõm Chết. Ở hõm sâu này, gần như đều đặn, năm nào cũng có người bị sương mù giăng bẫy làm cho toi mạng. “Hay là ma?” – Ông Diểu nghĩ. “Cô hồn của những bà cô ông mãnh thưởng biến thành hình khi trắng?” Con khi này màu trắng. Nó đoạt súng của ông bất thường đến nỗi ông cũng ngờ vực là sao sự thục có thể giản đơn như vậy? – “Ta có mê không?” – Ông Diểu nhìn quanh. - “Tất cả như trong mộng mị” – Ông đứng dậy nhìn lên vách núi bàng hoàng. Phía núi đã ngược chiều Hõm Chết, bầu trời quang đãng không hề vướng gọn sương mù, tất cả cảnh vật lộ rõ từng đường nét. Có tiếng kêu thảng thốt. Ông Diểu trồng lên thì bỗng thấy con khi đục bị thương nằm vắt ở trên mỏm đá. Không thấy con khi cái. Ông mừng quá tìm hướng leo lên. Núi đá dốc và trơn. Leo lên nguy hiểm và vất vả lắm. Ông Diểu lượng sức: “Nhưng dù thế nào thì ta cũng phải tóm được chú mày!”. Ông Diểu bình tĩnh bám vào các khe đá nứt leo lên. Được khoảng chục mét, ông Diểu thấy nóng bùng người. Lựa chỗ dựng thuận tiện, ông cởi bỏ giày và quần áo ngoài để lên một chạc cây duối. Trên mình mỗi chiếc quần lót, ông thấy thoải mái. Ông leo thoăn thoắt và càng không ngờ sức mình có thể nhanh nhẹn đèo dài đến thế. Con khỉ đực bị thương nằm trên ngọn đá phẳng lì và khá chông chênh. Dưới phiến đá, một khe nút rộng đến gang tay tách nó ra khỏi vách núi. Ông Diểu rùng mình, cảm tưởng như bất cứ lúc nào tảng đá cũng có thể lăn nhào khỏi vị trí ấy làm ông kinh hãi. Thiên nhiên oái oăm lại muốn thử thách thêm lòng dũng cảm của ông sao đó. Ông Diểu lấy hai cùi tay làm tựa để có người lên. Con khỉ tuyệt đẹp, lông mịn và vàng. Nó nằm sấp mình, hai chưa chịu bỏ cuộc tay cao trên phiến đá như muốn tìm cách nhích lên. Máu đỏ biết bên vai nó. Ông Diểu đặt tay lên mình con khỉ và thấy nó nóng hầm hập. “Dễ đến hơn yến...”. Ông Diểu luồn tay xuống dưới ngực con khả năng lên ước lượng. Từ trong ngực nó phát ra tiếng “hùm” nho nhỏ nghe rất đáng sợ, lụa như thần Chết bực mình cáu kỉnh vì sự can thiệp của ông với nó. Ông Diểu rút phắt tay lại. Con khi run bắn, nó đưa đôi mắt đờ dại nhìn ông cầu khẩn. Ông Diểu bỗng thấy thương hại. Viên đạn phá vỡ bả vai của nó, làm trổi ra hẳn đoạn xương dài đến bốn phần. Mỗi khi đoạn xương va chạm, con khi quằn quại trông rất đau lòng. - “Để thế không ổn!” - Ông Diểu vơ lấy một nắm cỏ Lào vò nát. Ông cho vào miệng nhai kĩ. Ông đắp nắm lá vào miệng vết thương con khi. Nắm lá sẽ có tác dụng cầm máu cho nó. Con khi co rúm người lại và nghiêng đôi mắt ươn ướt nhìn ông. Ông Diểu tránh nhìn vào đôi mắt nó. Một lát, con khỉ rúc hẳn vào hai lòng tay ông Diểu. Miệng nó phát ra âm thanh lắp bắp nghe như tiếng của trẻ con. Ông biết nó dang van xin và tìm một sự giúp rập. Ông rất khó chịu. -“Thà mày chống cự thì tốt cho tao” - Ông Diễu nhìn vào cái đầu ngoan ngoãn của con khi nhỏ cau mày. - “Mình đâm già rồi... Nó biết người già thì dễ mủi lòng. Bây giờ tao biết lấy gì băng bỏ cho mày họ khỉ?”. Ông Diểu suy nghĩ. Ông đành cởi chiếc quần lót đang mặc. Ông dùng chiếc quần lót ấy để băng vết thương cho nó. Vết thương cầm máu, con khỉ không còn rên nữa. Cứ thế trần truồng, ông Diểu vừa bế vừa đỡ con khi tìm đường tụt xuống chân núi. Thoắt nhiên, đất đã từ lưng chừng núi sụt xuống rào rào như có sức mạnh nào đấy xô đẩy. Núi lở! Ông Diểu thót mình và hãm thật chặt vào tảng đá, kinh hãi. Đoạn đường mà ông leo lên lúc này loáng cái chỉ còn một vết chém thẳng phẳng lì. Ông Diễu không còn thấy cây duối để quần áo và giày dầu nữa. Đi xuống đường ấy bây giờ thật nguy hiểm. Đành phải vòng ra sau núi. Xa hơn nhưng lại an toàn. Ông Diểu lần mò đến hơn hai tiếng đồng hồ mới xuống được đến chân núi. Thật chưa bao giờ ông lại vất vả và mệt đến thế. Người ông đầy vết sây sát. Con khỉ sống không ra sống, chết không ra chết. Kéo nó trên đất thì quá đau lòng, mà bế ẵm nó trên tay thì không đủ sức. Đến chỗ lùm cây dây leo nấp chờ ban sáng, ông Diểu dừng lại để tìm mũ áo và nắm xôi nếp. Ở dãy đùn lên một đống mỗi to gần bằng cây rạ. Đống mối nhớp nháp một thứ đất mới đỏ au, trên đẩy đầy những cánh mối ướt rụi. Khốn nạn, dãy vào tổ mới thì những đồ vật của ông thành cám! Thở dài thất vọng, ông Diểu quay lại bế con khỉ lên. “Chẳng lẽ lại cứ nồng nỗng thế này về nhà thì thật khả ổ” – Ông Diểu bực mình. – “Mình sẽ thành một trò cười cho thiên hạ mất...”. Ông Diểu cứ vừa đi vừa nghĩ và đâm loanh quanh một lúc mới nhận ra con đường – “Thì đã sao nào” – Ông bỗng bật cười. - "IIỏi ai bắn được con khỉ thế này? Phải yến rưỡi thịt... Lông vàng như nhuộm... Bắn dược con vật như thế này thì dẫu mảnh giáp không còn cũng đáng”. Có tiếng động khi đằng sau. Ông Diểu giật mình quay lại và nhận ra con khỉ cái. Thấy ông, nó thoắt biến vào bụi rậm. Hoá ra con khi cái theo ông từ khi ông ở trên núi mà ông không biết. Ông thấy là lạ. Đi được một quãng, ông Diểu quay lại thì vẫn thấy nó lẽo đẽo đằng sau. Thật khốn nạn quá! Ông Diều đặt con khi đục xuống đất rối nhặt đất đá đuổi con khỉ cái. Nó kêu the thể rồi chạy biến đi. Chỉ được một lúc, ông Diểu ngó lại thì vẫn thấy nó lằng nhằng bám theo. Cái bộ ba ấy cứ thế lầm lũi xuyên rừng. Con khỉ cái cũng thật kiên trì. Ông Diểu bỗng thấy bị xúc phạm ghê gớm. Tựa như ông bị theo dõi, bị đòi ăn vạ. Bây giờ, cả con khỉ đực cũng đã nhận ra tín hiệu vẫy gọi của đồng loại nó. Nó củ giãy giụa, nó làm cho ông khổ vô cùng. Ông Diểu mệt lả, ông không còn sức giữ con khỉ nữa. Hai tay con khỉ cào trên ngực ông toé máu. Cuối cùng, không thể chịu nổi ông đành tức giận ném nó xuống đất. Con khỉ đực nằm dài trên vạt cỏ ướt. Ông Diểu buồn bã ngồi nhìn. Cách đó không xa, con khỉ cái cũng thập thò sau một gốc cây theo dõi. Ông Diểu thấy buồn tê tái đến tận đáy lòng. Ông nhìn cả hai con khỉ và thấy cay cay nơi sống mũi. Hoá ra ở đời, trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề. - “Thôi tạo phóng sinh cho mày!" - Ông Diểu ngồi yên một lát rồi bỗng đứng dậy nhổ bãi nước bọt xuống dưới chân mình. Lưỡng lự giây phút rồi ông vội vã bỏ đi. Hình như chỉ chờ có thế, con khỉ cái vọt ngay ra khỏi chỗ nấp, chạy vội đến chỗ con khỉ đực nằm. Ông Điểu rẽ sang một lối đi khác. Ông muốn tránh sẽ gặp người. Lối này đầy những bụi gai ngáng đường nhưng hoa tử huyền nhiều không kể xiết. Ông Diểu dùng lại súng sò. Loài hoa tử huyền cử ba chục năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm, người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Khi rừng kết muối, đấy là điểm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong tươi, Ra khỏi thung lũng, ông Diểu đi xuống cánh đồng. Mưa xuân dịu dàng nhưng rất màu hạt. Ông cứ trần truồng như thế, cô đơn như thế mà đi. Chỉ một lát sau, bóng ông nhoà vào màn mưa. Chỉ ít ngày nữa sang tiết Lập hạ. Trời sẽ ấm dần. 1986 (Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn học – Công ti cổ phần Văn hóa Đông Á, Hà Nội, 2020, tr. 109 – 114) |