Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án SGK Ngữ văn 12 tập 2 Kết nối tri thức

Nhận xét về cấu trúc của văn bản báo cáo được dùng làm bài viết tham khảo ở trên. Có nên xem kiểu cấu trúc này là một mô hình cần được áp dụng phổ biến này hay không? Vì sao?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 32 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Nhận xét về cấu trúc của văn bản báo cáo được dùng làm bài viết tham khảo ở trên. Có nên xem kiểu cấu trúc này là một mô hình cần được áp dụng phổ biến này hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng tri thức Ngữ văn để thực hiện yêu cầu của câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Cấu trúc được trình bày một cách rõ ràng

- Cấu trúc này cần được sử dụng phổ biến vì nó giúp người đọc hiểu rõ thông tin sau khi đọc bảng báo cáo.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 32 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Trong văn bản, nội dung nào đã được ưu tiên trình bày? Sự ưu tiên đó đã hợp lí chưa?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, chú ý các luận điểm, luận cứ được sử dụng trong văn bản. Vận dụng khả năng tư duy, phản biện

Lời giải chi tiết:

- Nội dung kết quả chính của dự án được ưu tiên trình bày.

- Sự ưu tiên đó đã hợp lí, vì giúp người đọc nắm được thông tin chính

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 32 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Theo bạn, văn bản có điều gì cần chỉnh sửa? Vì sao?

Phương pháp giải:

Vận dụng tri thức Ngữ văn, vận dụng tư duy phân tích để thực hiện yêu cầu của đề bài.

Lời giải chi tiết:

- Hạn chế:

+ Chưa phân tích và đánh giá giá trị tài liệu một cách cụ thể: Chỉ đơn thuần trình bày số lượng, loại tài liệu, nguồn thu thập mà chưa phân tích nội dung, hình thức, giá trị khoa học, thực tiễn của tài liệu.

+ Chưa đề xuất cách thức sử dụng tài liệu hiệu quả: Đây là phần quan trọng giúp người đọc khai thác tối đa giá trị của tài liệu, nhưng lại chưa được đề cập đến trong bài báo cáo.

+ Cách trình bày có thể rập khuôn: Cần sáng tạo hơn trong cách trình bày để bài báo cáo thêm thu hút.

- Đề xuất chỉnh sửa:

+ Bổ sung phần phân tích và đánh giá giá trị tài liệu: Phân tích nội dung, hình thức, giá trị khoa học, thực tiễn của tài liệu. Đánh giá mức độ tin cậy, chính xác của thông tin trong tài liệu. So sánh với các tài liệu khác về cùng chủ đề.

+ Thêm phần đề xuất sử dụng tài liệu: Gợi ý cách thức sử dụng tài liệu hiệu quả trong học tập, nghiên cứu. Đề xuất các biện pháp bảo quản, khai thác tài liệu.

+ Sáng tạo trong cách trình bày: Có thể sử dụng infographic, hình ảnh, sơ đồ, v.v. để bài báo cáo thêm sinh động và hấp dẫn.

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 32 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Nếu có đòi hỏi văn bản báo cáo phải sử dụng các yếu tối phi ngôn ngữ, bạn sẽ gợi ý cho người viết báo cáo xử lí vấn đề này như thế nào? 

Phương pháp giải:

Vận dụng tri thức Ngữ văn, tư duy phân tích để thực hiện yêu cầu của đề bài.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Sử dụng hình ảnh:

+ Hình ảnh của tác giả Hồ Chí Minh: Hình ảnh của tác giả ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời sẽ giúp người đọc hình dung rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của ông.

+ Hình ảnh minh họa cho nội dung: Sử dụng hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ để minh họa cho các khái niệm, số liệu, sự kiện được trình bày trong báo cáo sẽ giúp người đọc dễ hiểu và ghi nhớ thông tin hơn.

Xem thêm
Cách 2

Sẽ có thêm hình ảnh, video và biểu đồ để hỗ trợ về mặt chính xác và chân thực cho bài báo cáo.

Xem thêm
Cách 2

Thực hành viết

Trả lời Câu hỏi Thực hành viết trang 32 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án

Phương pháp giải:

Dựa vào phần kiến thức thực hành nói và nghe

Lời giải chi tiết:

BÁO CÁO KẾT QUẢ BÀI TẬP DỰ ÁN

Nhóm 2 lớp 12B trường Trung học Phổ thông…

Dự án:

THU GOM CHAI NHỰA - BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Thông tin chung về dự án

1.1. Yêu cầu của dự án:

- Thu gom chai nhựa tại khu vực trường học.

- Tái chế hoặc xử lý chai nhựa đã thu gom một cách an toàn và hiệu quả.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa và tầm quan trọng của việc thu gom, tái chế chai nhựa.

1.2. Thời gian thực hiện:

- Dự án được thực hiện từ ngày 1/3/2024 đến ngày 30/5/2024.

1.3. Công việc cụ thể:

- Lên kế hoạch và chuẩn bị cho dự án: Xác định khu vực thu gom, chuẩn bị dụng cụ thu gom, tuyên truyền vận động người dân tham gia dự án.

- Thu gom chai nhựa: Tổ chức các đợt thu gom chai nhựa tại các địa điểm đã được xác định.

- Phân loại và xử lý chai nhựa: Phân loại chai nhựa theo loại, tái chế hoặc xử lý chai nhựa đã thu gom một cách an toàn và hiệu quả.

- Báo cáo kết quả dự án: Viết báo cáo kết quả dự án, bao gồm số lượng chai nhựa thu gom được, cách thức xử lý và những bài học kinh nghiệm rút ra.

+ Nhóm trưởng: Phụ trách chung về toàn bộ dự án, bao gồm lập kế hoạch, điều phối hoạt động và báo cáo kết quả.

1.4. Phân công công việc:

Mỗi thành viên được phân công thực hiện một công việc cụ thể dựa trên năng lực và sở trường. 

- Thành viên 1: Phụ trách công tác tuyên truyền vận động.

- Thành viên 2: Phụ trách công tác thu gom chai nhựa.

- Thành viên 3: Phụ trách công tác phân loại và xử lý chai nhựa.

1.5. Xác định các bước tiến hành:

- Bước 1: Hoàn thành kế hoạch và chuẩn bị cho dự án trong 1 tuần.

- Bước 2: Thu gom chai nhựa trong 2 tuần.

- Bước 3: Phân loại và xử lý chai nhựa trong 1 tuần.

- Bước 4: Hoàn thành báo cáo kết quả dự án trong 1 tuần.

2. Kết quả chính của dự án:

- Thu gom được 230 chai nhựa tại khu vực trường học.

- Tái chế hoặc xử lý 230 chai nhựa một cách an toàn và hiệu quả.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa và tầm quan trọng của việc thu gom, tái chế chai nhựa.

3. Vấn đề sử dụng, lưu trữ kết quả dự án:

- Lưu trữ số liệu về số lượng chai nhựa thu gom được, cách thức xử lý và hình ảnh, video về hoạt động của dự án trong các file word, excel, hình ảnh, video.

- Kết quả sẽ là mục tiêu để lần sau triển khai cố gắng vượt quả lần này.

+ Lập kế hoạch chi tiết và cụ thể, phân công công việc hợp lý cho các thành viên trong nhóm.

4. Một số kinh nghiệm về việc thực hiện bài tập dự án:

- Tăng cường giao tiếp và phối hợp giữa các thành viên trong nhóm để đảm bảo tiến độ dự án.

- Sử dụng các phương pháp tuyên truyền vận động phù hợp để nâng cao nhận thức của cộng đồng về dự án.

- Gặp gỡ và trao đổi với giáo viên, những người có kinh nghiệm xử lí chai nhựa an toàn.

5. Tự đánh giá về kết quản bài tập dự án

Dự án thành công tốt đẹp, nhận được sử ủng hộ nhiệt tình từ các bạn học sinh trong trường và sự đồng ý, giúp đỡ từ thầy cô giáo.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close