Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thứcTrong các bài nghiên cứu, phê bình về thơ bạn đã đọc, bạn thích nhất bài nào? Vì sao? Chú ý một số quan niệm về thơ được tác giả nêu lên và nhận xét.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Trước khi đọc Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 72 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Trong các bài nghiên cứu, phê bình về thơ bạn đã đọc, bạn thích nhất bài nào? Vì sao? Phương pháp giải: Vận dụng tri thức văn học và tư duy phân tích, tìm hiểu về những bài thơ trong diễn đàn văn học Lời giải chi tiết: Cách 1 1. "Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ" của Hoài Chân: Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích thi ca truyền thống để làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử. Tác giả đã phân tích chi tiết các hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ,... để làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. 2. "Tìm hiểu về phong cách thơ Hồ Xuân Hương" của Nguyễn Đăng Mạnh: Bài viết này đi sâu vào nghiên cứu phong cách thơ Hồ Xuân Hương, một trong những nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất Việt Nam. Tác giả đã phân tích các đặc điểm về ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ, chủ đề thơ,... để làm nổi bật sự độc đáo và sáng tạo trong thơ của Hồ Xuân Hương. 3. "Giá trị hiện thực và nhân đạo trong thơ Tố Hữu" của Trần Đình Sử: Bài viết này đánh giá giá trị hiện thực và nhân đạo trong thơ Tố Hữu, một nhà thơ lớn của Việt Nam. Tác giả đã phân tích các tác phẩm thơ tiêu biểu của Tố Hữu để làm nổi bật sự phản ánh chân thực hiện thực xã hội và tình cảm yêu nước, yêu thương con người của nhà thơ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong các bài nghiên cứu, phê bình về thơ em thích nhất là bài: Nguyễn Văn Chức: một nét thơ. Vì người phê bình là Phạm Xuân Dũng đã có những tìm hiểu vô cùng tỉ mỉ và phân tích cũng rất chính xác với cảm xúc thơ của tác giả. Bài phê bình thơ em thích nhất chính là bài của nhà giáo Chu Văn Sơn : Bình luận về bài thơ duyên của Xuân Diệu. Bài bình luận đã cho em thấy sự xâu sắc, cũng như những khía cạnh mới của nhà thơ mà em chưa hiểu hết. Đồng thời cũng thấy được nghệ thuật, cũng như cảm quan nghệ thuật của Xuân Diệu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 72 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Chú ý một số quan niệm về thơ được tác giả nêu lên và nhận xét. Phương pháp giải: Đọc kĩ tác phẩm, tìm ra những quan niệm về thơ được tác giả nêu lên Lời giải chi tiết: Cách 1 Một số quan niệm về thơ + Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp. + Dưới ngọn bút của Hồ Xuân Hương , những chữ tầm thường của lời nói hằng ngày, nôm na mách qué, đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. + Cũng không phải thơ là những đề tài “đẹp”, phong hoa tuyết nguyệt của các cụ ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu lụy của các chàng và các nàng một thời trước Cách mạng. + Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viển vông bên ngoài cuộc sống thực của con người. + Một nhà phê bình khác cho rằng thơ khác với các thể văn ở chỗ in sâu vào trí nhớ.
Xem thêm
Cách 2
Những quan niệm đều được tác giả chọn lọc và đưa ra nhận xét rất chính xác, tài hoa.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 72 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Câu hỏi tu từ được dùng nhằm mục đích gì? Phương pháp giải: Tìm ra câu văn có chứa câu hỏi tu từ. Vận dụng tri thức Ngữ văn để trả lời về tác dụng của biện pháp. Lời giải chi tiết: Cách 1 1. Nhấn mạnh vai trò của tâm hồn con người trong sáng tác thơ ca: Câu hỏi tu từ này khẳng định rằng tâm hồn con người là nguồn gốc, là yếu tố quyết định cho sự sáng tạo thơ ca. Không có tâm hồn phong phú, nhạy cảm, không có những rung động trước cuộc sống thì không thể sáng tạo được những vần thơ hay. 2. Gợi mở suy nghĩ cho người đọc: Câu hỏi tu từ này không chỉ là một lời khẳng định mà còn là một lời gợi mở để người đọc suy nghĩ về vai trò của tâm hồn con người trong sáng tác thơ ca. Mỗi người đọc sẽ có những câu trả lời riêng cho câu hỏi này, nhưng điều quan trọng là họ sẽ hiểu được tầm quan trọng của tâm hồn đối với việc sáng tạo thơ ca. 3. Tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc: Câu hỏi tu từ này có tác dụng tạo ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc. Nó khiến cho người đọc phải suy nghĩ, phải tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi này. 4. Khẳng định quan điểm của tác giả: Câu hỏi tu từ này là một cách để tác giả thể hiện quan điểm của mình về vai trò của tâm hồn con người trong sáng tác thơ ca. Tác giả tin rằng tâm hồn con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng của một tác phẩm thơ ca.
Xem thêm
Cách 2
Câu hỏi tu từ làm tăng sắc thái biểu cảm, gợi ra nhiều ý nghĩa, tạo hiệu quả thẩm mĩ, khẳng định quan điểm của tác giả
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 72 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Chỉ ra các ý được triển khai ở đoạn 3 Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn 3, tìm ra các ý được triển khai ở đoạn thứ 3 Lời giải chi tiết: Cách 1 - Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống - Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ. - Thơ không nói bằng ý niệm thuần túy. - Người làm thơ bắt chợt trong lòng mình một ý nghĩa hay tình cảm, dù thành thực và sâu sắc, cũng không vội dừng lại, đem những tiếng có vần điệu chăng lưới bắt lấy ý nghĩ hay tình cảm ấy. - Những hình ảnh còn tươi nguyên, mà nhà thơ tìm thấy, bao giờ cũng mới mẻ, đột ngột lạ lùng.
Xem thêm
Cách 2
- Khẳng định vai trò quan trọng của thơ - Nhận định thơ phải có ý tưởng, ý thức kết hợp với cảm xúc cá nhân - Làm thơ hay phải biết tìm hình ảnh phù hợp.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 74 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Người viết chuyển sang bàn luận về khía cạnh nào của thơ? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn 4, đọc phần phân tích ở đoạn 1,2,3 để thấy được sự chuyển hướng bàn luận của tác giả Lời giải chi tiết: Cách 1 Ở đoạn 4 tác giả chuyển hướng bàn luận sang các giá trị khác của chữ và tiếng trong thơ, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt.
Xem thêm
Cách 2
Bàn luận về sức gợi, sự biểu tượng mà thơ đem đến.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Trong khi đọc trang 75 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Tác giả quan niệm như thế nào về vần và các khía cạnh hình thức khác trong thơ? Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn 5 tìm ra các luận điểm, cách lập luận được tác giả sử dụng Lời giải chi tiết: Cách 1 - Theo tác giả những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những thứ võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ. Nhưng không phải hễ thiếu thứ võ khí ấy là trận đánh nhất định thua. Thiếu võ khí ấy, trận đánh gay go thêm nhiều, nhưng người làm thơ vẫn có thể thắng. - Theo tác giả không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần. Chỉ có thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ. Mỗi thể thơ có một khả năng, một thứ nhịp điệu riêng của nó, nhưng nếu theo dõi những thời lớn của thơ đi cùng nhịp với những thời kì lớn của lịch sử, thì một thời đại mới của nghệ thuật thường bao giờ cũng tạo ra một hình thức mới.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Đó đều là những thành phần vô cùng quan trong thơ, để cấu thành một tác phẩm thơ hoàn chỉnh Những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ. Nhưng không phải hế thiếu những võ khí ấy là trận đánh nhất định thua. Thiếu võ khí ấy, trận đánh gay go thêm nhiều, nhưng người làm thơ vẫn có thể thắng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 77 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Tóm lược nội dung từng phần của văn bản (theo số thứ tự) và nêu mối quan hệ giữa các phần Phương pháp giải: Vận dụng khả năng tóm lược nội dung, đọc kĩ văn bản và vận dụng khả năng phân tích để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Có thể khái quát nội dung từng phần như sau: + Phần 1: Bình luận một số quan điểm về thơ (từ“Từ trước đến nay” đến “nhưng lại không phải là thơ”). + Phần 2: Lí giải của tác giả về bản chất của thơ (từ“Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn” đến “nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích"). + Phần 3: Quan niệm của tác giả về vấn đề vần trong thơ và thơ tự do (từ “Cuối cùng, tôi muốn nói tới vấn đề thơ tự do” đến “giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.). Các phần có quan hệ với nhau rất chặt chẽ. Bình luận một số quan niệm về thơ (phần 1) là cơ sở để tác giả đưa ra ý kiến của mình về bản chất của thơ (phần 2). Những diễn giải về bản chất của thơ trở nên đầy đủ hơn khi bàn luận thêm một số yếu tố quan trọng của hình thức thơ (phần 3).
Xem thêm
Cách 2
+ Phần 1: Bình luận một số quan điểm về thơ (từ“Từ trước đến nay” đến “nhưng lại không phải là thơ”). + Phần 2: Lí giải của tác giả về bản chất của thơ (từ“Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn” đến “nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích"). + Phần 3: Quan niệm của tác giả về vấn đề vần trong thơ và thơ tự do (từ “Cuối cùng, tôi muốn nói tới vấn đề thơ tự do” đến “giới hạn chỉ còn do sức đi xa của mình.). Các phần có quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 77 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Ở phần 1 của văn bản, những quan niệm nào về thơ đã được tác giả nêu lên để nhận xét? Mục đích của việc nhận xét đó là gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần 1, tìm ra những quan niệm về thơ được tác giả nêu lên. Lời giải chi tiết: Cách 1 – Một số quan niệm về thơ được nêu ở phần 1 và lời nhận xét của tác giả: + Thơ là những lời đẹp. Nhận xét: Không phải như vậy, vì Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du vẫn sẵn sàng đưa vào thơ những từ ngữ tầm thường của lời nói hằng ngày. + Thơ là ở những đề tài đẹp. Nhận xét: Tác giả cũng phủ nhận quan niệm này, vì cho rằng, trong thơ Bô-đơ-le (Baudelaire) hay thơ của chúng ta hiện nay có nhiều bài viết về những đối tượng không hề đẹp. + Khác với văn xuôi, thơ dễ in sâu vào trí nhớ người đọc. Nhận xét: Quan niệm như vậy vẫn thiếu sức thuyết phục, vì chưa cắt nghĩa được lí do thơ làm cho người đọc nhớ; mặt khác, dễ nhớ không hẳn là bản chất của thơ, vì có những thứ dễ nhớ mà hoàn toàn không phải là thơ. Việc nêu một số quan niệm như trên và đưa ra lời nhận xét nhằm mục đích hướng người đọc vượt qua những ngộ nhận, xác định sự cần thiết phải hiểu về thơ một cách sâu sắc, căn bản hơn. Đây cũng là cách đặt vấn đề cho việc trình bày quan niệm của tác giả ở phần sau.
Xem thêm
Cách 2
Những quan niệm về thơ đã được nêu lên: - Từ ngữ trong thơ không cần chọn những từ ngữ mĩ miều mà cũng có thể chọn những ngôn ngữ rất “đời” - Các hình ảnh trong thơ chẳng cần là những hình ảnh quá xa vời, khó hiểu mà đôi khi chỉ cần những hình ảnh gần gũi - Mục đích: Sự đột phá trong thơ ca đều được ghi nhận miễn sao bài thơ nói lên được nỗi niềm của tác giả.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 77 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Chỉ ra các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ, phân tích cách triển khai một luận điểm tiêu biểu. Phương pháp giải: Đọc kĩ tác phẩm, chú ý các luận điểm và cách lập luận của tác giả, vận dụng khả năng phân tích. Lời giải chi tiết: Cách 1 – Một số luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ: + Đầu mối của thơ là ở bên trong tâm hồn con người, ngôn ngữ thơ là phương tiện biểu đạt những “rung chuyển khác thường trong tâm hồn”. + Thơ không biểu đạt bằng ý niệm, bằng luận lí, mà bằng hình ảnh thấm đẫm cảm xúc. + Chữ và tiếng trong thơ phải có nhịp điệu, nhạc điệu để không chỉ gọi tên sự vật, mà còn gợi ra những ý tứ sâu xa. Phân tích luận điểm thứ hai: Thơ không biểu đạt bằng ý niệm, bằng luận lí, mà bằng hình ảnh thấm đẫm cảm xúc được triển khai bằng các bước sau đây: + Mở đầu bằng câu chủ đề: “Nên thơ không nói bằng ý niệm thuần tuý". + Ngay sau đó, tác giả diễn giải: Nói bằng ý niệm thuần tuý là chuyện của triết học, luận lí; thơ nói bằng cảm xúc cho nên có sức mạnh lay động chiều sâu của tâm hồn con người. + Đưa ra một đoạn ca dao làm dẫn chứng, phân tích để thấy sự tác động vào tâm hồn con người thể hiện cụ thể như thế nào. + Giải thích và chứng minh để làm rõ cảm xúc của người làm thơ khiến cho hình ảnh trong thơ bao giờ cũng “mới mẻ, đột ngột lạ lùng” như được “nhìn bằng con mắt của người đầu tiên”.
Xem thêm
Cách 2
Các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ: + Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ. + Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng? + Nói đến hình ảnh trong thơ, Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống. + Chữ và tiếng trong thơ phải còn có giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. + Cuối cùng, tôi muốn nói tới vấn đề thơ tự do, thơ không vần. Theo tôi, những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ. Phân tích một luận điểm tiêu biểu: “Nói đến hình ảnh trong thơ, Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.” Câu nói của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khẳng định vai trò quan trọng của hình ảnh trong thơ ca và nhấn mạnh bản chất sâu sắc của thơ như tiếng nói của tâm hồn con người. Hình ảnh là những bức tranh sinh động được tạo ra bằng ngôn ngữ, giúp người đọc hình dung được những gì nhà thơ muốn miêu tả. Hình ảnh thơ có thể là cụ thể, sinh động hoặc trừu tượng, mang tính biểu tượng. Nhờ có hình ảnh, thơ ca trở nên hấp dẫn, sinh động và có sức truyền cảm hơn.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 77 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Theo tác giả, điều gì đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo thơ? Tác giả đã dùng những thao tác nghị luận nào để làm sáng tỏ điều đó? Phương pháp giải: Đọc kĩ tác phẩm, vận dụng tri thức Ngữ văn, hiểu đúng khái niệm. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tác giả đã phát biểu quan niệm của mình: sáng tạo thơ là tìm phương tiện phù hợp để biểu đạt những rung cảm khác thường của tâm hồn nhà thơ trước cuộc sống. Người làm thơ phải thực sự sống, gắn bó sâu sắc với thực tại, từ đó nảy sinh cảm xúc chân thực, mạnh mẽ. Quan niệm đó đã được tác giả làm sáng tỏ bằng một số thao tác: + Giải thích: Thể hiện ở những câu vừa dẫn nói về bản chất của việc làm thơ. + Chứng minh: Hình ảnh “trời xanh”“mưa phùn” và sự tác động của chúng vào hồn người, đoạn ca dao được dẫn ra để cho thấy thơ tác động đến tâm hồn con người chứ không phải đến nhận thức lí trí. + Bình luận: tư tưởng trong thơ không phải là tư tưởng thuần tuý, mà là “tư tưởng dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống”, “nằm ngay trong cảm xúc, tình tự. + Bác bỏ:“Thơ không nói bằng ý niệm thuần tuý”, vì “nói bằng ý niệm chúng ta sẽ có triết học, luận lí [...] chứ không có thơ”,... Như vậy, các thao tác nghị luận đã được tác giả phối hợp nhuần nhuyễn, khiến cho quan điểm về sáng tạo thơ có sức thuyết phục.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Theo tác giả, đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo thơ chính là chọn hình ảnh. - Thao tác giải thích, phân tích và so sánh là những thao tác nghị luận được tác giả dùng làm sáng tỏ vấn đề. - Theo tác giả điều đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo thơ chính là: + Làm thơ, ấy là dùng những lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ - để thể hiện một trạng thái tâm lí đang rung chuyển khác thường. Làm thơ là đang sống, không phải chỉ nhìn lại sự sống, làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt. + Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, có bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với suy nghĩ. + Người làm thơ bắt chợt trong lòng mình một ý nghĩ hay tình cảm, dù thành thực và sâu sắc, cũng không vội dừng lại, đem những tiếng có vần điệu chăng lưới bắt lấy ý nghĩ hay tình cảm ấy. Anh ta còn phải thấy được những hình ảnh trong ý nghĩ hay tình cảm của mình, khi tiếng nói của anh mới truyền sâu sắc được cho người khác. + Chữ và tiếng trong thơ còn phải có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm. Người làm thơ chọn chữ và tiếng không những vì ý nghĩa của nó, cái nghĩa thế nào là thế ấy, đóng lại trong một khung sắt. + Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi được phép không mười phần hoàn hảo, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏi sự toàn bích. - Thao tác giải thích, phân tích và so sánh là những thao tác nghị luận được tác giả dùng làm sáng tỏ vấn đề.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 77 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Tác giả cho rằng: “Chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác…Dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay”. Bạn có tán thành với quan điểm đó không? Vì sao? Phương pháp giải: Vận dụng tri thức và tư duy phản biện để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tôi đồng ý với quan điểm này. Lý do: - Hình thức thơ ca là phương tiện, không phải mục đích: Thơ ca trước hết là để diễn tả cảm xúc, suy tư của con người. Hình thức thơ ca chỉ là phương tiện để truyền tải nội dung đó. Do vậy, việc lựa chọn hình thức nào không quan trọng bằng việc hình thức đó có thể diễn tải được nội dung một cách hiệu quả hay không. - Sự đa dạng của hình thức thơ ca: Thơ ca có nhiều thể loại, mỗi thể loại có đặc điểm riêng. Việc sử dụng đa dạng các hình thức thơ ca sẽ giúp cho thơ ca phong phú và đáp ứng được nhu cầu thể hiện nội dung đa dạng của con người. - Sự phát triển của ngôn ngữ và xã hội: Ngôn ngữ và xã hội luôn thay đổi. Do vậy, hình thức thơ ca cũng cần thay đổi để phù hợp với sự thay đổi đó. Việc bó buộc thơ ca vào những hình thức cũ kỹ sẽ khiến cho thơ ca trở nên lạc hậu và không thể diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Em tán thành với quan điểm đó. Vì thơ chỉ có thể xuất hiện khi cảm xúc “trong tim tràn đầy”, nên dùng bất kể hình thức nào cũng được chỉ cần nó bộc lộ được chính suy tư mà tác giả gửi gắm Trải qua chiều dài lịch sử, thơ ca đã không ngừng phát triển, mang trên mình nhiều hình thức và phong cách khác nhau, mỗi phong cách đều phản ánh bối cảnh và cảm quan độc đáo của thời đại. Trong thế giới ngày nay thay đổi chóng mặt, thơ ca càng cần phải giữ gìn tính linh hoạt và phù hợp. Nó không nên bị gò bó bởi những cấu trúc cứng nhắc hay những quy ước lỗi thời. Thay vào đó, nó nên đón nhận những hình thức và cách diễn đạt mới mẻ, có khả năng nắm bắt được sự phức tạp và tinh tế của cuộc sống đương đại. Việc bó buộc thơ ca vào những khuôn khổ nhất định có thể cản trở khả năng kết nối của nó với khán giả hiện đại. Những quy tắc và cấu trúc cứng nhắc có thể kìm hãm sự sáng tạo và ngăn cản các nhà thơ thể hiện trọn vẹn tiếng nói độc đáo của mình. Hơn nữa, việc tuân theo những hình thức truyền thống có thể khiến thơ ca trở nên lỗi thời hoặc khó tiếp cận với những thế hệ trẻ vốn đã quen thuộc với các hình thức thể hiện đương đại. Bản chất cốt lõi của thơ ca nằm ở khả năng truyền tải trải nghiệm của con người một cách chân thực và đầy ý nghĩa. Cho dù được thể hiện qua những hình thức truyền thống hay những phong cách sáng tạo, thơ ca đều phải nỗ lực nắm bắt bản chất của cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm của con người theo cách thức có sức cộng hưởng với độc giả. Do đó, em hoàn toàn đồng tình với quan điểm của tác giả rằng chúng ta không nên quá quan tâm đến hình thức hay cấu trúc cụ thể của thơ ca.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 77 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Theo bạn, nội dung nghị luận của văn bản còn có ý nghĩa đối với thực tế sáng tác thơ hiện nay không? Vì sao? Phương pháp giải: Vận dụng tri thức Ngữ văn và tư duy phản biện, phân tích, đối chiếu để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 Theo tôi, nội dung nghị luận của văn bản "Mấy ý nghĩ về thơ" vẫn còn có ý nghĩa đối với thực tế sáng tác thơ hiện nay. Lý do: - "Mấy ý nghĩ về thơ" khẳng định vai trò của thơ ca là "tiếng nói của tâm hồn", là "sự kết hợp hài hòa giữa tình cảm và lý trí". Quan điểm này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Thơ ca vẫn là nơi con người thể hiện những cảm xúc, suy tư của mình về cuộc sống. - "Mấy ý nghĩ về thơ" cho rằng "không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác". Quan điểm này khuyến khích sự sáng tạo trong sáng tác thơ ca. Thơ ca không bó buộc trong những hình thức cũ kỹ mà có thể sáng tạo với nhiều hình thức mới mẻ. - "Mấy ý nghĩ về thơ" khẳng định thơ ca phải "phản ánh đúng hiện thực cuộc sống". Quan điểm này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Thơ ca cần phải phản ánh được những vấn đề của cuộc sống, những tâm tư, nguyện vọng của con người.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Theo em, nội dung nghị luận còn có ý nghĩa đối với thực tế sáng tác hiện này. Vì dù cho thơ có xuất hiện thêm thật nhiều quy tắc mới thì chung quy thơ vẫn cần phải có cảm xúc mới có thể tạo thành. Bài luận "Mấy ý nghĩ về thơ" của Nguyễn Đình Thi, mặc dù được viết cách đây rất lâu, vẫn còn giữ nguyên giá trị đối với thực tế sáng tác thơ hiện nay. Lý do cho điều này xuất phát từ những quan điểm sâu sắc và toàn diện của tác giả về bản chất, chức năng và sứ mệnh của thơ ca, những quan điểm này vẫn hoàn toàn phù hợp với bối cảnh thơ ca đương đại.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 7 Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 77 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Từ văn bản này, bạn rút ra được điều gì bổ ích cho bản thân trong việc hiểu bản chất của thơ và việc đọc thơ? Phương pháp giải: Sử dụng tư duy phản biện và khả năng liên hệ vấn đề với bản thân để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Một số nét về bản chất của thơ có thể rút ra từ văn bản: + Thơ là tiếng nói của tình cảm, thể hiện những rung động mãnh liệt của chủ thể trước cuộc sống. + Ý tứ của thơ phải biểu hiện qua những hình ảnh thấm đẫm cảm xúc của chủ thể. + Ngôn ngữ thơ phải có nhịp điệu, giàu nhạc tính, tác động mạnh vào tâm hồn người đọc. + Thơ có nhiều hình thức biểu hiện rất phong phú, thơ cách luật hoặc thơ tự do, có vần hoặc không vần, điều quan trọng là phải diễn tả đúng tâm hồn của con người. - Một số gợi ý của tác giả cho việc đọc thơ: + Đọc thơ cần có những rung cảm thực sự để thâm nhập vào cảm xúc của bài thơ. + Đọc thơ cần có những kiến thức về đặc trưng ngôn ngữ thơ để hiểu được giá trị biểu đạt của các yếu tố hình thức trong bài thơ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Giúp ích cho việc phân tích những tác phẩm thơ của em sau này Văn bản "Mấy ý nghĩ về thơ" của Nguyễn Đình Thi đã mang đến cho tôi những bài học vô cùng bổ ích về bản chất của thơ ca và cách thức để đọc thơ hiệu quả. Trước hết, văn bản khẳng định thơ ca là "tiếng nói của tâm hồn", là nơi con người bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ và trăn trở sâu thẳm nhất của mình. Điều này giúp tôi nhận ra rằng khi đọc thơ, cần chú ý đến những cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ, đồng thời liên hệ những cảm xúc và suy nghĩ đó với bản thân để có thể hiểu sâu sắc hơn nội dung của bài thơ. Bên cạnh đó, văn bản cũng nhấn mạnh rằng thơ ca không chỉ đơn thuần là để giải trí hay tô điểm cho cuộc sống mà còn có chức năng giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người và thúc đẩy những giá trị cao đẹp. Nhờ vậy, tôi hiểu được rằng khi đọc thơ, cần tiếp thu những giá trị tinh thần mà nhà thơ truyền tải và hướng đến những điều tốt đẹp và cao quý trong cuộc sống. Hơn nữa, văn bản còn khẳng định rằng thơ ca phải gắn bó với cuộc sống, phản ánh hiện thực và góp phần đấu tranh cho những giá trị tiến bộ của xã hội. Điều này giúp tôi nhận ra rằng thơ ca không nên xa rời thực tế mà cần phản ánh những vấn đề nóng hổi của cuộc sống và hướng đến những giá trị tiến bộ của xã hội. Khi đọc thơ, cần quan tâm đến những vấn đề mà nhà thơ đề cập và có ý thức xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Ngoài ra, văn bản cũng cung cấp những lời khuyên hữu ích về cách thức đọc thơ hiệu quả. Theo đó, cần đọc thơ một cách chủ động và tích cực, đọc thơ nhiều lần, đọc thơ với một tâm hồn rộng mở và cởi mở, và đọc thơ một cách sáng tạo. Nhờ những lời khuyên này, tôi đã có thể nâng cao khả năng đọc hiểu và cảm thụ thơ ca của bản thân.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Kết nối đọc - viết Trả lời Câu hỏi Kết nối đọc - viết trang 77 SGK Văn 12 Kết nối tri thức Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cách hiểu của bạn về ý kiến: “Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc” Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để viết đoạn văn Lời giải chi tiết: Cách 1 Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn con người, là nơi con người gửi gắm những cảm xúc, suy tư của mình. Khi đọc thơ, ta như được kết nối với tâm hồn của tác giả, được đồng cảm và chia sẻ những cung bậc cảm xúc khác nhau. Chính vì vậy, có thể nói "Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc". Khi đọc thơ, ta như được sống trong thế giới ấy, được cảm nhận những gì mà tác giả muốn truyền tải. Sợi dây truyền cảm xúc ấy còn được tạo nên bởi những ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu biểu cảm. Ngôn ngữ thơ không chỉ thể hiện ý nghĩa mà còn thể hiện cả cảm xúc của tác giả. Khi đọc thơ, ta như nghe được tiếng nói của trái tim tác giả, như cảm nhận được những rung động sâu thẳm trong tâm hồn họ.Nhờ có "sợi dây truyền cảm xúc" này mà thơ ca có thể kết nối con người với nhau. Thơ ca giúp con người hiểu thêm về nhau, về cuộc sống và về chính bản thân mình. Thơ ca giúp con người chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, những ước mơ và hy vọng. Có thể nói, "Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc" là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn. Thơ ca đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Thơ ca giúp con người sống đẹp hơn, có ích hơn cho xã hội.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
"Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc" thể hiện sự kết nối tinh tế giữa nhà thơ và độc giả thông qua dòng chảy của cảm xúc. Như một dây truyền, bài thơ chứa đựng những tình cảm sâu lắng, biểu đạt qua lời văn hào hùng hoặc hình ảnh tưởng tượng. Những từ ngữ được sắp xếp một cách khéo léo, tạo nên một dòng suối tinh tế của cảm xúc, từ niềm vui sảng khoái đến nỗi đau buồn, từ tình yêu say đắm đến cảm giác cô đơn. Khi đọc bài thơ, người đọc không chỉ cảm nhận mà còn được đồng cảm với tâm trạng và trải nghiệm của nhà thơ. Từ đó, sợi dây của tình cảm được truyền đi, tạo nên một kết nối sâu sắc giữa người viết và người đọc, làm cho bài thơ trở thành một trải nghiệm giao tiếp đầy ý nghĩa và chân thành. Câu nói "Bài thơ là sợi dây chuyền tình cảm cho người đọc" là một khẳng định đầy giá trị về sức mạnh của thơ ca trong việc kết nối con người và truyền tải cảm xúc. Thơ ca, từ bản chất, là tiếng nói của tâm hồn, nơi nhà thơ gửi gắm những cảm xúc, suy nghĩ và trải nghiệm của mình. Khi đọc thơ, người đọc như được bước vào thế giới nội tâm của nhà thơ, đồng cảm và chia sẻ những cảm xúc ấy. Sợi dây chuyền tình cảm này không chỉ đơn thuần là sự đồng cảm giữa nhà thơ và người đọc, mà còn là sự kết nối giữa con người với con người, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Thơ ca lưu giữ những giá trị tinh thần của nhân loại, truyền tải những thông điệp nhân văn sâu sắc qua các thế hệ. Nhờ vậy, thơ ca giúp con người hiểu biết nhau hơn, gắn kết nhau hơn và hướng đến những giá trị chung cao đẹp. Có thể nói, "Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc" là một lời khẳng định đầy ý nghĩa về vai trò quan trọng của thơ ca trong đời sống tinh thần của con người. Thơ ca không chỉ là một loại hình nghệ thuật mà còn là một phương tiện kết nối con người, truyền tải thông điệp và bồi dưỡng tâm hồn.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
|