Soạn bài Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật SGK Ngữ văn 12 tập 2 Kết nối tri thức

Nêu những dấu hiệu giúp nhận biết ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong hai lời chào sau Làm rõ những điểm giống và khác nhau về mục đích, ngữ cảnh sử dụng và đặc điểm ngôn ngữ ( trang trọng hay thân mật) giữa các câu trong mỗi trường hợp sau

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 50 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Nêu những dấu hiệu giúp nhận biết ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong hai lời chào sau: 

a. Xin trân trọng chào quý ông bà! Tôi tên là Nguyễn Văn A , Tổng giám đốc công ty ABC. Tôi rất hân hạnh được đón tiếp quý ông bà tại văn phòng công ty và trao đổi về cơ hội hợp tác của chúng ta. 

b. Chào bạn, mình là Hương, Thật tình cờ là chúng mình gặp nhau nhỉ. Duyên thật!

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần nhận biết ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật để thực hiện yêu cầu đề bài.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật trong hai lời chào:

- Lời chào a:

+ Dấu hiệu ngôn ngữ trang trọng:

+ Sử dụng đại từ xưng hô tôn kính: "quý ông bà"

+ Dùng từ ngữ lịch sự, trang trọng: "xin trân trọng chào", "hân hạnh", "được đón tiếp", "trao đổi", "cơ hội hợp tác"

- Lời chào b:

+ Sử dụng đại từ xưng hô gần gũi: "bạn", "mình"

+ Dùng từ ngữ thân mật, gần gũi: "Chào", "thật tình cờ", "duyên thật"

+ Câu văn ngắn gọn, súc tích, thể hiện sự thoải mái, vui vẻ khi gặp gỡ.

Xem thêm
Cách 2

a. Ngôn ngữ trang trọng:

Dấu hiệu:  “Xin trân trọng chào quý ông bà”, “Tôi rất hân hạnh”; cấu trúc câu mạch lạc, rõ ràng.

b. Ngôn ngữ thân mật

Dấu hiệu: sử dụng từ ngữ thân mật “bạn - mình”, “chúng mình”, “duyên thật”

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 50 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Làm rõ những điểm giống và khác nhau về mục đích, ngữ cảnh sử dụng và đặc điểm ngôn ngữ ( trang trọng hay thân mật) giữa các câu trong mỗi trường hợp sau: 

- Trường hợp 1

+ Các bạn đều biết quy định về việc sử dụng điện thoại trong cuộc họp đúng không? 

+ Để cuộc họp được bắt đầu, xin đề nghị quý vị cài đặt điện thoại ở chế độ im lặng và có thể ra ngoài khi cần kết nối 

- Trường hợp 2

+ Xin hân hạnh giới thiệu với quý vị sự có mặt của diễn giả Phạm Văn B tại buổi hội thảo hôm nay. 

+ Chúng ta cùng chào đón nhân vật quan trọng nhất của buổi hội thảo hôm nay, diễn giả Phạm Văn B! 

- Trường hợp 3

+ Sự kiện mà quý vị đang chờ đợi sẽ được bật mí ngay sau đây. 

+ Trân trọng thông báo tới toàn thể quý vị sự kiện quan trọng sẽ diễn ra ngay sau đây. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần nhận biết ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật để thực hiện yêu cầu đề bài. 

Lời giải chi tiết:

So sánh các câu trong mỗi trường hợp về mục đích, ngữ cảnh sử dụng và đặc điểm ngôn ngữ:

-Trường hợp 1:

+ Giống nhau:

Cả hai câu đều được sử dụng trong ngữ cảnh cuộc họp.

+ Khác nhau:

- Câu 1: Giọng điệu nhẹ nhàng, thân thiện kết hợp với các từ “các bạn”, “quy định”, “cuộc họp” => ngôn ngữ thân mật

- Câu 2: Giọng điệu mang ý nhắc nhở kết hợp với các từ “quý vị”, “đề nghị” => ngôn ngữ trang trọng

- Trường hợp 2:

+ Giống nhau:

Cả hai câu đều được sử dụng trong ngữ cảnh buổi hội thảo.

Cả hai câu đều sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự.

+ Khác nhau:

- Câu 1: Giọng điệu trang trọng, lịch sự kết hợp với các từ “quý vị”, “hân hạnh giới thiệu” => ngôn ngữ trang trọng.

- Câu 2: Giọng điệu vui vẻ, chào mừng kết hợp với các từ “chúng ta”, “chào đón” => ngôn ngữ thân mật.

-Trường hợp 3:

+ Giống nhau:

Cả hai câu đều được sử dụng trong ngữ cảnh sự kiện.

Cả hai câu đều sử dụng ngôn ngữ trang trọng, lịch sự.

+ Khác nhau:

- Câu 1: Giọng điệu tạo sự tò mò, gây chú ý kết hợp với các từ “quý vị”, “bật mí” => ngôn ngữ thân mật

- Câu 2: Giọng điệu trang trọng kết hợp với các từ “quý vị”, “trân trọng” => ngôn ngữ trang trọng.

Xem thêm
Cách 2

a. Trường hợp 1

* Giống nhau:

- Mục đích: nhắc nhở mọi người về việc sử dụng điện thoại

- Ngữ cảnh: sử dụng trong cuộc họp, nơi lịch sự

* Khác nhau:

- Câu 1: Giọng điệu nhẹ nhàng, thân thiện kết hợp với các từ “các bạn”, “quy định”, “cuộc họp” => ngôn ngữ thân mật

- Câu 2: Giọng điệu mang ý nhắc nhở kết hợp với các từ “quý vị”, “đề nghị” => ngôn ngữ trang trọng

b. Trường hợp 2

 * Giống nhau:

- Mục đích: cùng giới thiệu một diễn giả

- Ngữ cảnh: sử dụng trong cuộc hội thảo

* Khác nhau:

- Câu 1: Giọng điệu trang trọng, lịch sự kết hợp với các từ “quý vị”, “hân hạnh giới thiệu” => ngôn ngữ trang trọng.

- Câu 2: Giọng điệu vui vẻ, chào mừng kết hợp với các từ “chúng ta”, “chào đón” => ngôn ngữ thân mật.

c. Trường hợp 3

* Giống nhau:

- Mục đích: cùng thông báo về 1 sự kiện sắp diễn ra

- Ngữ cảnh: sử dụng trong các sự kiện, chương trình truyền hình

* Khác nhau:

- Câu 1: Giọng điệu tạo sự tò mò, gây chú ý kết hợp với các từ “quý vị”, “bật mí” => ngôn ngữ thân mật

- Câu 2: Giọng điệu trang trọng kết hợp với các từ “quý vị”, “trân trọng” => ngôn ngữ trang trọng.

Xem thêm
Cách 2

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 51 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Bảng dưới đây nêu một số tình huống sử dụng ngôn ngữ trang trọng, ngôn ngữ thân mật ở hai dạng nói và viết. Kẻ bảng vào vở theo gợi ý  và bổ sung một số ví dụ phù hợp. 

 

Ngôn ngữ trang trọng 

Ngôn ngữ thân mật 

Ngôn ngữ viết 

Thư công ty xin lỗi khách hàng vì sản phẩm lỗi 

… 

Thư điện tử gửi cho người thân 

… 

Ngôn ngữ nói 

Lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp cấp Trung học phổ thông 

… 

Cuộc chuyện trò với bạn bè. 

… 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.

Lời giải chi tiết:

 

Ngôn ngữ trang trọng 

Ngôn ngữ thân mật 

Ngôn ngữ viết 

Thư công ty xin lỗi khách hàng vì sản phẩm lỗi 

Báo cáo kết quả học tập  

Thư điện tử gửi cho người thân 

Thư điện tín gửi cho bạn bè 

Ngôn ngữ nói 

Lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp cấp Trung học phổ thông 

Lời phát biểu khai mạc hội nghị 

Cuộc chuyện trò với bạn bè. 

Cuộc trò chuyện với mọi người trong gia đình 

Xem thêm
Cách 2

 

Ngôn ngữ trang trọng

Ngôn ngữ thân mật

Ngôn ngữ viết

- Thư công ti xin lỗi khách hàng vì sản phẩm lỗi

- Báo cáo khoa học

- Đơn xin (việc, nghỉ học,…)        

- Thư điện tử gửi cho người thân

- Tin nhắn cho bạn bè

Ngôn ngữ nói

- Lời phát biểu tại lễ tốt nghiệp cấp Trung học phổ thông

- Phát biểu

- Phỏng vấn xin việc         

- Cuộc chuyện trò với bạn bè

- Gọi điện cho người thân

 

Xem thêm
Cách 2

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 51 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Trên thực tế, xuất hiện nhiều tình huống giao tiếp có sự chuyển đổi từ ngôn ngữ trang trọng sang ngôn ngữ thân mật và ngược lại nhằm: 

Thể hiện sự thay đổi trong quan hệ giao tiếp giữa người nói (viết) với người nghe (đọc) 

Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm hoặc để gây cười 

Tìm và phân tích một số ví dụ có thể minh họa cho các mục đích chuyển đổi ngôn ngữ nói trên. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần sử dụng ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a. Thể hiện sự thay đổi trong quan hệ giao tiếp, chẳng hạn, cùng người nói và người nghe, nhưng trong những tình huống giao tiếp khác nhau, quan hệ giao tiếp giữa họ có sự thay đổi, kéo theo đó là sự thay đổi trong cách gọi.

Ví dụ, trong cuộc họp của công ti, khi phát biểu, nhân viên gọi lãnh đạo là “Tổng Giám đốc Nguyễn Văn A, nhưng khi trò chuyện trong nhóm bạn bè thì có thể chỉ gọi bằng tên riêng.

b. Thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm hoặc gây cười

Chẳng hạn: Trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài có đoạn nói về cuộc gặp giữa Dế Mèn và họ nhà Cóc, khi nghe câu chào rất văn vẻ của thầy đồ Cóc:“Hà cớ mà nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn?”, Dế Mèn đã đáp đùa lại cũng bằng những lời hoa mĩ, khôi hài: “Thưa tiên sinh  chúng tôi đi du lịch". Lời đáp lại của Dế Mèn tỏ vẻ trang trọng nhưng lại chứa đựng thái độ châm biếm, gây cười.

Xem thêm
Cách 2

1. Mục đích

Việc chuyển đổi từ ngôn ngữ trang trọng sang ngôn ngữ thân mật hoặc ngược lại trong giao tiếp có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau, bao gồm:

a. Thể hiện sự thay đổi trong quan hệ giao tiếp:

- Từ trang trọng sang thân mật: Thể hiện sự gần gũi, thân thiện và gắn bó hơn trong mối quan hệ.

- Từ thân mật sang trang trọng: Thể hiện sự tôn trọng, lịch sự, hoặc mong muốn tạo khoảng cách trong mối quan hệ.

b.  Thể hiện thái độ:

- Mỉa mai, châm biếm: Sử dụng ngôn ngữ trang trọng để mỉa mai hành động hoặc lời nói của người khác.

- Gây cười: Sử dụng ngôn ngữ trang trọng một cách hài hước để tạo tiếng cười.

2. Ví dụ minh họa:

a. Thể hiện sự thay đổi trong quan hệ giao tiếp:

- Từ trang trọng sang thân mật:

+ Một cặp vợ chồng mới cưới có thể dùng ngôn ngữ trang trọng khi mới quen, nhưng sau một thời gian chung sống, họ chuyển sang ngôn ngữ thân mật để thể hiện sự gắn bó và yêu thương.

+ Một giáo viên có thể sử dụng ngôn ngữ trang trọng với học sinh trong lớp học, nhưng khi trò chuyện riêng với học sinh, giáo viên có thể dùng ngôn ngữ thân mật để tạo sự gần gũi và thoải mái.

- Từ thân mật sang trang trọng:

+ Khi gặp gỡ người lớn tuổi hoặc cấp trên, chúng ta nên dùng ngôn ngữ trang trọng để thể hiện sự tôn kính.

+ Khi tham gia các sự kiện trang trọng như hội thảo, hội nghị, chúng ta nên sử dụng ngôn ngữ trang trọng để thể hiện sự lịch sự và chuyên nghiệp.

b. Thể hiện thái độ:

- Mỉa mai, châm biếm:

"Cảm ơn bạn đã 'giúp đỡ' tôi!" - Sử dụng từ "giúp đỡ" trong ngoặc kép để mỉa mai hành động vô ích của người khác.

- Gây cười:

+ "Hôm nay trời đẹp quá, 'chắc tại' có tôi!" - Sử dụng từ "chắc tại" để tạo sự hài hước và dí dỏm.

Xem thêm
Cách 2

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close