Văn bản Con đường không chọnCon đường rẽ làm đôi giữa rừng lá vàng Biết làm sao, tôi chỉ có thể chọn một mà thôi Thân phận lữ hành, tôi đứng mãi Nhìn theo một lối rẽ bên này Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa... Con đường không chọn Rô- bớt Phờ - rót (Robert Frost) Bản dịch 1 Con đường rẽ làm đôi giữa rừng lá vàng Biết làm sao, tôi chỉ có thể chọn một mà thôi Thân phận lữ hành, tôi đứng mãi Nhìn theo một lối rẽ bên này Đến tận nơi vệt đường khuất dạng sau bụi cây; Thế rồi tôi lại bước vào lối rẽ bên kia, Có khác gì đâu, mà có khi lại có lí hơn kia, Vì cỏ rậm trên mặt đường như thèm muốn người đi; Nhưng thật ra có đôi chỗ đây kia Cũng đã thấy dấu mòn như con đường nọ, nhường nọ. Và thế là buổi mai hôm đó Trước hai con đường lá rơi đầy chưa đen vết chân ai. Tôi đành hẹn sẽ quay lại con đường không đi một ngày nào đó! Nhưng lòng thừa hiểu nào biết đến bao giờ, Đường lại đua đường làm sao biết trước. Tôi sẽ kể chuyện này trong một tiếng thở dài Rằng đâu đó ngày xưa đã lâu lắm rồi: Con đường rẽ làm đôi giữa một khu rùng, và tôi – Tôi đã chọn lối mòn ít có ai đi, Và điều đó đã làm đổi thay tất cả. Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽn nào? (Trịnh Lữ dịch, https://thivien.net) Bản dịch 2 Hai lối rẽ trong rừng vàng rục lá, Buồn thay biết làm sao chọn cả Là kẻ lữ hành, tôi đúng đó hồi lâu Dõi mút tầm lối nọ về đâu Tới tận khúc quanh giữa bụi bờ chìm khuất Rồi tôi chọn lối này, như chẳng khác, Nhung xem chùng theo thôi thúc mạnh hơn, Vì cỏ rậm muốn mời chân bước; Dù qua đây đi về phía trước Hai lối như nhau đều có vệt mòn, Hai nẻo đường sáng ấy trải ra Trên thảm lá chưa chân ai hằn dấu thẫm. Sẽ đi lối đầu tiên, một ngày nào, muốn lắm! Nhung đường nối đường, lòng thao thức mai đây, Chắc gì tôi được trở lại chốn này. Rồi với tiếng thở dài tôi sẽ nói Ngày nào kia trong tháng năm vời vợi: Hai lối xuyên rừng, đúng đó một tôi – Tôi đã chọn lối đi ít dấu chân người, Và điều đó làm nên bao khác biệt. (Phan Huy Dũng dịch, tạp chí Sông Lam, số 11, tháng 3/2021, tr. 96) |