Soạn bài Một chuyện đùa nho nhỏ SGK Ngữ Văn 10 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiếtCâu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính? Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Tóm tắt Câu chuyện được kể bằng ngôi thứ nhất, kể về một câu chuyện đùa nho nhỏ của nhân vật “tôi” với cô nàng Na-đi-a. Nhân vật tôi trong một buổi trưa mùa đông đã rủ Na-đi-a chơi trượt tuyết và khi trượt xuống dốc, anh đã nói đùa “Na-đi-a, anh yêu em”. Na-đi-a băn khoăn không biết ai đã nói câu nói ấy và nàng đã cố gom góp tất cả sự can đảm để trượt tuyết từ trên đỉnh dốc, hết lần này đến lần khác, một việc mà lúc bình thường có các vàng cô cũng chẳng làm, chỉ để được nghe câu: “Na-đi-a, anh yêu em”. Nàng không biết câu nói ấy là gió nói hay nhân vật tôi nói, sự nữ tính đã khiến nàng ngại ngùng không dám hỏi và rồi nàng đắm chìm trong sự ngọt ngào của câu nói ấy, nàng sống mà không thể thiếu nó. Cuối cùng, nàng vẫn không biết ai là người nói và cũng không còn được nghe câu nói ấy sau khi nhân vật tôi đi Petersburg nhưng điều ấy đã trở thành kỷ niệm hạnh phúc nhất, xúc động nhất, đẹp đẽ nhất trong đời nàng. Trước khi đọc Video hướng dẫn giải Đôi khi hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé trong quá khứ lại khiến ta phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai. Hãy kể lại kỉ niệm ấy với bạn bè. Phương pháp giải: Nhớ lại những kỉ niệm đẹp trong quá khứ và kể lại kỉ niệm ấy với bạn bè. Lời giải chi tiết: Cách 1 Học sinh tự nhớ và kể lại những kỉ niệm nhỏ bé nhưng lại khiến mình phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai cho bạn bè nghe. Gợi ý: Đó có thể là những kỉ niệm liên quan đến sở thích, liên quan đến gia đình, người thân, …
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Ngày bé, ông gọi tôi về ông ăn cơm. Nhà tôi cách quê ba tiếng đi xe, tôi lại mải chơi để ông đợi cơm thật lâu. Tối đó, ông quạt cho tôi ngủ. Ông bảo, ông năm nay đã bảy mươi tuổi tuổi rồi, nếu mỗi tháng cháu về thăm ông một lần, cả năm ông gặp cháu được mười hai lần, nếu ông sống thông mười năm nữa, sẽ được gặp cháu hơn một trăm lần. Sau này lớn lên, mỗi lần nghĩ đến ông, tôi đều ước giá như ngày đó tôi trở về thăm ông nhiều hơn. Đôi khi hồi ức về một kỉ niệm nhỏ bé trong quá khứ lại khiến ta phải suy ngẫm nhiều về cuộc sống của mình trong hiện tại và tương lai. Kỉ niệm tôi muốn chia sẻ với các bạn ở đây đó là ngày tôi học lớp 1, bài tập khá nhiều. Tôi phải thức khuya để hoàn thành bài tập. Mẹ đã nấu cho tôi một bát canh trứng. Mỗi lần nhớ đến kỉ niệm đó, tôi lại cảm thấy mình cần phải cố gắng học tập và làm việc thật tốt để xứng đáng với bát canh trứng đêm hôm đó
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 1 Video hướng dẫn giải Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 53 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Lưu ý về ngôi kể. Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó” hay “bây giờ”? Phương pháp giải: - Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Chú ý ngôi kể và lời kể của người kể chuyện để chỉ ra điểm nhìn của người kể là “lúc đó” hay “bây giờ”. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Ngôi kể là ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. - Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn “lúc đó”, tại thời điểm khi mà nhân vật “tôi” bắt đầu trò đùa của mình, nói “tôi yêu em” với Na-đi-a mỗi khi đi trượt tuyết.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. - Lời kể chủ yếu xuất phát từ điểm nhìn “lúc đó” Lời kể xuất phát chủ yếu từ điểm nhìn "lúc đó".
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 2 Video hướng dẫn giải Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 53 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Lưu ý sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a. Phương pháp giải: - Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Chú ý lời của người kể chuyện để chỉ ra sự đồng cảm của người kể chuyện với Na-đi-a. Lời giải chi tiết: Cách 1 Người kể chuyện thấy đồng cảm với Na-đi-a về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết, nỗi sợ độ cao khi đứng trên quả đồi nhìn xuống giống như nhìn một vực sâu vô hạn vậy. Nó là cái cảm giác ghê sợ, sợ cái cảm giác bị lao xuống dốc không phanh.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Người kể chuyện đồng cảm với nỗi sợ của Na-đi-a. Người kể chuyện miêu tả khung cảnh bên ngoài bằng ánh nhìn của Na-đi-a và nói thay nỗi sợ của nàng: “Nàng sẽ chết mất, sẽ phát điên mất.” Người kể chuyện thấy đồng cảm với Na-đi-a về nỗi sợ của nàng mỗi khi nhắc đến trượt tuyết, nỗi sợ độ cao khi đứng trên quả đồi nhìn xuống giống như nhìn một vực sâu vô hạn vậy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 3 Video hướng dẫn giải Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 54 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Lưu ý câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”. Phương pháp giải: - Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Chú ý đoạn văn trang 54 để tìm ra câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi”. Lời giải chi tiết: Cách 1 Câu văn hé lộ ý đùa cợt của nhân vật “tôi” là câu “Ôi gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!”.
Xem thêm
Cách 2
Câu văn: “Ôi, gương mặt đáng yêu của nàng mới ngộ nghĩnh làm sao!”
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 55 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Vì sao Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”. Phương pháp giải: - Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Lưu ý những câu văn miêu tả tâm trạng của Na-đi-a để giải thích lý do nàng “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy”. Lời giải chi tiết: Cách 1 Na-đi-a “không muốn tin rằng gió đã nói điều ấy” vì gió không biết nói, không thể nói được những điều ấy và nàng không biết ai là người nói nhưng trong tâm nàng nghĩ rằng “tôi” nói điều ấy và không muốn tin gió nói điều ấy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Bởi nàng hy vọng nhân vật “tôi” đã nói ra những lời đó. Na-đi-a không muốn tin rằng gió đã nói những lời ấy muốn tin đó là lời nói của nhân vật "tôi"
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Trong khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Trong khi đọc trang 56 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Lưu ý “độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a. Phương pháp giải: - Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Đọc kĩ những chi tiết viết về hành động tiếp theo của Na-đi-a ở trang 56 để chỉ ra “độ vênh” so với suy đoán của người kể chuyện. Lời giải chi tiết: Cách 1 “Độ vênh” giữa suy đoán của người kể chuyện với hành động tiếp theo của Na-đi-a là: - Người kể chuyện suy đoán rằng một người sợ độ cao và nhát gan như Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình vì mặt nàng nhìn trắng bệch, chân thì run rẩy khi đứng nhìn đỉnh đồi. - Hành động của Na-đi-a là nàng run rẩy, sợ hãi nhưng vẫn xăm xăm đi bước lên bậc thang lên đỉnh đồi và quyết định một mình trượt xuống dưới để xem có còn nghe thấy câu nói ấy không. → Suy đoán của người kể chuyện đã có “độ vênh” khi nghĩ Na-đi-a sẽ không trượt tuyết một mình nhưng hành động của nàng lại khác với suy đoán ấy.
Xem thêm
Cách 2
Người kể chuyện đoán rằng Na-đi-a sợ hãi độ cao, sợ phải trượt xe một mình, nhưng Na-đi-a vẫn “xăm xăm đi, đầu không ngoảnh lại”.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Trong khi đọc trang 56 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Lưu ý hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”. Phương pháp giải: - Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Tập trung vào đoạn cuối trang 56 để chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”. Lời giải chi tiết: Cách 1 Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” ngăn cách hai nhân vật và hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi”: - Hình ảnh “hàng rào cao có đinh nhọn” như một bức tường mỏng ngăn cách hai nhân vật, dù hai người chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng lại như cách nhau bởi mấy ngôi nhà. - Hành động “ghé nhìn qua khe hở” của nhân vật “tôi” mang theo sự tò mò không biết Na-đi-a đang làm gì, nghĩ gì và nhân vật “tôi” có một tâm trạng phức tạp khi nhìn thấy khuôn mặt rầu rĩ của Na-đi-a. → Hai chi tiết này đều thể hiện nỗi niềm u sầu, một tâm trạng phức tạp của nhân vật “tôi”, hai nhân vật chỉ cách nhau bởi một hàng rào nhưng họ như bị ngăn cách ở hai thế giới, khó có thể chạm đến nhau.
Xem thêm
Cách 2
- “Hàng rào” biểu tượng cho sự ngăn cách, vật cản giữa hai con người. - Hành động của nhân vật “tôi” đã xé bỏ sự ngăn cách, vượt qua vật cản đó.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 7 Trả lời Câu hỏi 7 Trong khi đọc trang 57 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Xác định tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ”. Phương pháp giải: - Đọc kĩ tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Chú ý chi tiết viết về tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ” trong đoạn cuối tác phẩm để chỉ ra đó là tâm trạng gì. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi chuyển về thời điểm kể “bây giờ” là tâm trạng của sự hoài niệm, một tâm trạng phức tạp. Na-đi-a đã có cuộc sống riêng, có hạnh phúc riêng và câu nói hồi xưa đã trở thành một kỉ niệm của nàng còn nhân vật “tôi” vẫn không biết vì sao hồi ấy lại nói những lời ấy với Na-đi-a, tại sao phải đùa như vậy.
Xem thêm
Cách 2
Nhân vật “tôi” vẫn nhớ mãi kỷ niệm ngày ấy, nhớ mãi nàng Na-đi-a, và day dứt vì không hiểu sao mình từng đùa như thế.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 58 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Câu chuyện trong Một chuyện đùa nho nhỏ được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là nhân vật phụ chứng kiến, người được nghe kể lại hay nhân vật tham gia hành động chính? Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Dựa vào cách xưng hô và quá trình kể chuyện để chỉ ra ngôi kể và nhân vật của người kể chuyện. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Người kể chuyện kể bằng ngôi thứ nhất, xưng “tôi”. - Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính, là nhân vật “tôi” trong câu chuyện.
Xem thêm
Cách 2
- Câu chuyện trong “Một chuyện đùa nho nhỏ” được kể bằng lời người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng “tôi”. - Người kể chuyện là nhân vật tham gia hành động chính.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 58 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định truyện ngắn gồm mấy phần? Tóm lược nội dung từng phần. Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Dựa vào sự thay đổi thời gian, địa điểm, thành phần nhân vật trong mạch truyện kể, có thể xác định bố cục của tác phẩm và nêu nội dung của từng phần. Lời giải chi tiết: Cách 1 Truyện ngắn gồm 5 phần: - Phần một: từ đầu đến “…chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình”: lần đầu tiên trượt tuyết và khởi đầu của trò đùa câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” của nhân vật “tôi”. - Phần hai: tiếp theo đến “…sợ hãi như những lần trước”: lần thứ hai trượt tuyết và sự thắc mắc, tò mò ai là người nói câu đó với Na-đi-a. - Phần ba: tiếp theo đến “…cốt sao say là được”: những lần trượt tuyết tiếp theo của hai nhân vật và sự say mê câu nói ngọt ngào ấy của Na-đi-a. - Phần bốn: tiếp theo đến “…trở vào nhà xếp đồ đạc”: lần trượt tuyết một mình của Na-đi-a và tâm trạng của hai nhân vật khi trò đùa kết thúc bởi câu nói “tôi yêu em” cuối cùng. - Phần cuối: còn lại: tâm trạng của nhân vật “tôi” khi kể về cuộc sống hiện tại của Na-đi-a và của mình.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Truyện ngắn gồm hai phần lớn: + Phần 1: từ đầu đến “Còn tôi trở vào nhà thu xếp đồ đạc” - kể lại câu chuyện của “lúc đó”, kỷ niệm trượt tuyết giữa “tôi” và Na-đi-a cùng bí ẩn trong lời đùa “Na-đi-a, anh yêu em!”. + Phần 2: còn lại - chuyện của “bây giờ”, khi Na-đi-a đã lấy chồng, còn “tôi” không hiểu sao ngày trước từng đùa như thế. - Phần thứ nhất có thể được chia nhỏ hơn theo các sự kiện: + Lần đầu tiên “tôi” và Na-đi-a cùng trượt tuyết - lần đầu tiên “tôi” nói câu đùa “Na-đi-a, anh yêu em!” + Lần thứ hai, thứ ba và “ngày nào tôi và Na-đi-a cũng lên đồi” trượt tuyết - lần thứ hai, thứ ba và lần nào “tôi” cũng nói câu đùa “Na-đi-a, anh yêu em!” + Lần đầu tiên Na-đi-a trượt tuyết một mình - lần duy nhất Na-đi-a không nghe thấy câu “Na-đi-a, anh yêu em!” + Lần cuối cùng Na-đi-a nghe thấy câu “Na-đi-a, anh yêu em!” Truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ gồm bốn phần: - Phần một: Từ đầu... chăm chú nhìn chiếc găng tay của mình: lần trượt tuyết thứ nhất giữa nhân vật "tôi" và Na-đi-a. - Phần hai: Tiếp... cốt sao say là được: những lần trượt tuyết tiếp theo của hai nhân vật. - Phần ba: Tiếp... trở vào nhà xếp đồ đạc: Na-đi-a tự trượt tuyết một mình và câu nói "Na-đi-a, anh yêu em!" cuối cùng.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 58 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên, hãy đoán định tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a. Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật “tôi” về lần trượt tuyết đầu tiên để suy nghĩ tình cảm thực sự của nhân vật với Na-đi-a. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tìm cảm thật sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a có thể là thứ tình cảm thầm mến, yêu quý. Nhân vật “tôi” quý mến Na-đi-a và có lẽ để thử lòng nàng mà anh chàng đã bày ra trò đùa với câu nói “Na-đi-a, tôi yêu em!” đó.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Tình cảm thực sự của nhân vật “tôi” với Na-đi-a không phải là tình yêu như lời “tôi” nói trong tiếng gió. “Tôi” vẫn còn quan sát được cảnh vật xung quanh, và lời nói thì chỉ thì thào trong tiếng gió vun vút. Căn cứ vào những gì được biểu hiện trong lời tả và kể của nhân vật "tôi" về lần trượt tuyết đầu tiên, có thể thấy nhân vật không có tình cảm với Na-đi-a. Lời nói "Na-đi-a, anh yêu em!" chỉ là một trò đùa. Có chăng tình cảm của nhân vật với Na-đi-a là cảm giác thấy Na-đi-a ngộ nghĩnh, đáng yêu trong tình cảnh khổ sở.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 58 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói nào của nhân vật “tôi” cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa? Vì sao có thể nói nhân vật “tôi” cũng chính là người mất mát sau “một chuyện đùa nho nhỏ” của mình? Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Chú ý những chi tiết viết về hai nhân vật sau lần trượt tuyết đầu tiên để chỉ ra những hành động, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn đồng cảm với Na-đi-a nữa. - Từ đó giải thích vì sao nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Những hành động, cử chỉ, lời nói cho thấy nhân vật “tôi” không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là: + Hành động thờ ơ đứng nhìn Na-đi-a tự leo lên những bậc thang và trượt tuyết một mình trong nỗi sợ hãi. + Những cử chỉ xa cách, đứng nhìn nàng từ xa và lời nói thì lãnh đạm, không còn sự nồng nhiệt, đắm say như xưa nữa. - Nhân vật “tôi” cũng là người mất mát sau trò đùa của mình vì tuy anh bày ra trò đùa nhưng nó lại không mang đến kết quả tốt đẹp gì. Na-đi-a vẫn không biết ai là người nói câu nói ấy và anh vẫn chưa thật sự bày tỏ tấm lòng mình với nàng để rồi phải đi xa trong sự u sầu.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật “tôi" cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa là: + Lần thứ hai, “tôi” thấy Na-đi-a tái nhợt mặt, toàn thân run run, nhưng anh không vòng tay giữ lấy nàng như lần đầu nữa. + Những lần sau, “tôi” không còn quan sát khuôn mặt sợ hãi của Na-đi-a, mà chỉ chú tâm đến tiếng gió và quá trình trượt tuyệt để nắm chắc thời gian nói ra câu đùa. - Nhân vật “tôi” đã đánh mất khả năng đồng cảm sau những câu nói đùa. Và nhiều năm sau khi nhớ lại, nhân vật “tôi” đã đánh mất một tình yêu trong sáng. - Sau lần trượt tuyết đầu tiên, từ khi nảy sinh ý đùa với Na-đi-a, những hành động, cử chỉ, lời nói của nhân vật "tôi" cho thấy anh không còn khả năng đồng cảm với Na-đi-a nữa: +Thấy thú vị với trò đùa của mình và thấy sự bối rối, day dứt của Na-đi-a là một sự đáng yêu, ngộ nghĩnh. +Nhân vật "tôi" nghĩ rằng lời yêu đương đó là của anh hay gió cũng như nhau mà không hề ngờ rằng Na-đi-a đã tự đi trượt một mình để kiểm chứng. - Có thể nói nhân vật "tôi" cũng chính là người mất mát sau "một chuyện đùa nho nhỏ" vì trò đùa của anh đã làm cho Na-đi-a dằn vặt, đau khổ một cách vô ý. Sự mất mát của nhân vật "tôi" ở đây là sự mất mát về việc đồng cảm với người khác và vô tình làm người khác đau khổ.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 58 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa thế nào với Na-đi-a? Vì sao bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không”? Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Chú ý tâm trạng của Na-đi-a mỗi khi nghe câu nói ấy để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” có ý nghĩa quan trọng với Na-đi-a, câu nói có sự mê hoặc to lớn khiến nàng say đắm đến nỗi không thể sống thiếu nó được, nàng thường xuyên đi trượt tuyết chỉ để có thể nghe câu nói ấy. - Na-đi-a bất chấp nỗi sợ, quyết định ngồi vào xe trượt xuống “một mình” để “thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không” vì nàng muốn tìm kiếm câu trả lời rằng liệu gió có phải là người nói câu ấy với mình không hay nhân vật “tôi” mới là chủ nhân câu nói.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Với Na-đi-a, đó là một câu tỏ tình mà bất kỳ người con gái nào cũng muốn được lắng nghe. Đồng thời, đó còn là câu nàng được nghe trong khoảnh khắc sợ hãi tột cùng, khi tưởng rằng “chỉ một giây lát nữa thôi có lẽ chúng tôi sẽ chết!”. - Na-đi-a vẫn muốn trượt tuyết một mình, để kiểm nghiệm xem nàng còn nghe thấy những lời nói đó không, để được say mê những điều ngọt ngào dù cái giá của nó là một hành động khiến nàng cực kỳ sợ hãi. - Câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” với Na-đi-a là một câu nói hệ trọng, và là một câu nói đem lại cho Na-đi-a hạnh phúc cũng như sự đau khổ. - Bất chấp nỗi sợ, cô quyết định ngồi vào xe trượt xuống "một mình" để "thử xem có còn nghe thấy những lời ngọt ngào say đắm ấy nữa không" vì cô muốn xác nhận lời nói đó có phải là của nhân vật "tôi" hay không.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Sau khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 58 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên cho bạn những cảm nghĩ gì về các nhân vật và cuộc đời? Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn ứng xử ra sao? Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Chú ý đoạn văn viết về sự chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Cảnh chia tay của hai nhân vật lúc xuân sang gợi lên một suy nghĩ sâu sắc về các nhân vật và cuộc đời. Mỗi nhân vật rồi sẽ có lúc phải chia xa nhau, cuộc đời dù muốn hay không vẫn sẽ có những cuộc chia ly khiến ta thấy đau buồn. - Nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự, có lẽ tôi sẽ tiến đến và nói lời chia tay với Na-đi-a, thú nhận về tình cảm cũng như trò đùa với nàng, trải lòng để biểu đạt tâm trạng của mình.
Xem thêm
Cách 2
- Cảnh chia tay gợi liên tưởng về một tương lai tươi sáng của các nhân vật. Hai nhân vật không hề gặp nhau trong lần sau cuối đó, nhưng một người đã được lắng nghe điều mình mong muốn, một người đã hoàn thành trọn vẹn câu chuyện đùa của mình để thành toàn mong muốn của người khác. Có lẽ, cả hai sẽ bước tiếp trong cuộc đời với niềm vui, cùng một ký ức đẹp được lưu lại. - Nếu tôi là Na-đi-a, có lẽ tôi cũng sẽ bất chấp nỗi sợ hãi để được lắng nghe những điều ngọt ngào. Nhưng nếu tôi là nhân vật “tôi” trong câu chuyện đó, tôi sẽ không đùa giỡn bất kỳ ai.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 7 Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 58 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng thế nào? Hãy nêu nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn. Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Đọc kĩ phần kết kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của nhân vật “tôi” để nêu tâm trạng của người kể chuyện. - Nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng phức tạp, một sự băn khoăn và hơi chút hoài niệm. Nhiều năm sau, Na-đi-a đã có hạnh phúc của riêng mình và câu nói ấy đã trở thành một kỉ niệm đẹp với nàng, còn nhân vật “tôi” vẫn chưa hiểu được lý do bản thân bày ra trò đùa đó. - Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là cảm hứng yêu thương, nhớ lại những sự việc trong quá khứ nay đã trở thành một kỉ niệm. Truyện ngắn lấy cảm hứng từ một kỉ niệm của tác giả, gợi nhớ lại trò đùa về câu nói “tôi yêu em” như một cách gửi gắm tình cảm của mình đến người con gái ấy.
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
- Người kể chuyện mang theo tâm trạng hoài niệm, bâng khuâng khi kể về Na-đi-a và về mình. Câu chuyện đó có lẽ đã đi theo “tôi” hơn nửa đời người. - Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn là sự hồi tưởng bâng khuâng về một kỷ niệm đẹp trong quá khứ, trong dòng hồi tưởng đó còn thấp thoáng nụ cười ý nhị về một chuyện đùa. - Trong phần kết, khi kể về tình trạng cuộc sống của Na-đi-a và của mình nhiều năm sau, người kể chuyện có tâm trạng hoài niệm. - Nhận xét về cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn: tình cảm yêu mến và đồng cảm với sự day dứt của Na-đi-a, đồng thời phê phán trò đùa của nhân vật "tôi".
Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Kết nối đọc - viết Trả lời Câu hỏi Kết nối đọc - viết trang 58 SGK Văn 10 Kết nối tri thức Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích hình ảnh “hàng rào” trong truyện ngắn Một truyện đùa nho nhỏ. Phương pháp giải: - Đọc tác phẩm Một chuyện đùa nho nhỏ. - Đọc kĩ đoạn văn viết về chi tiết hình ảnh “hàng rào” để viết đoạn văn phân tích. Lời giải chi tiết: Cách 1 An-tôn Sê-khốp là một trong những nhà văn lớn nhất của văn học Nga, những tác phẩm truyện ngắn của ông là những “truyện không có chuyện” và truyện ngắn Một chuyện đùa nho nhỏ cũng vậy, là một câu chuyện kể về một trò đùa của tác giả với câu nói “Na-đi-a, anh yêu em!” như một cách để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a. Hình ảnh “hàng rào” trong câu chuyện là một mấu chốt quan trọng, là một hình ảnh biểu tượng ngăn cách tâm hồn hai nhân vật. Sau khi bày ra trò đùa nói câu “Na-đi-a, anh yêu em!” mỗi khi đi trượt tuyết, nhân vật “tôi” trước khi phải đi Pê-téc-bua đã đứng nhìn Na-đi-a qua khe hở của hàng rào cao có đinh nhọn, anh chàng đã bày ra trò đùa nho nhỏ ấy như một cách để anh bày tỏ tình cảm của mình đến nàng Na-đi-a, câu nói theo gió bay đến với nàng Na-đi-a thế nhưng chính nhân vật “tôi” cũng bị thiệt thòi bởi trò đùa đó. Hình ảnh “hàng rào” ngăn cách khu vườn nhà nhân vật “tôi” với sân nhà nơi Na-đi-a đang đứng nhìn trời với tâm trạng u sầu như một hình ảnh ẩn dụ về bức tường ngăn cách hai nhân vật. Hai con người, hai tâm hồn dù ở cùng một không gian địa lý nhưng lại không chạm được đến nhau, bị ngăn cách bởi một hàng rào mỏng manh. Cũng qua hàng rào ấy mà nhân vật “tôi” đã nhờ gió gửi đến nàng Na-đi-a câu nói “anh yêu em” như một câu nói chào tạm biệt nàng vậy. Người đọc có thể cảm nhận được khi nhân vật “tôi” đứng nhìn Na-đi-a qua hàng rào đã có một tâm trạng đau buồn, khiến ta thấy thương cảm cho số phận hai nhân vật ấy. Hình ảnh “hàng rào” tuy chỉ là một chi tiết nhỏ bé nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong câu chuyện như một mắt xích để người đọc thấy được sự chuyển biến tâm trạng của hai nhân vật sau trò đùa ấy.
Xem thêm
Cách 2
Hình ảnh hàng rào xuất hiện trong cảnh chia tay giữa nhân vật “tôi” và Na-đi-a. Đó là hàng rào ngăn cách khu vườn nhỏ của nhà “tôi” và sân nhà Na-đia, ngăn cách thế giới của “tôi” và thế giới của nàng. Sê-khốp miêu tả đó là một “hàng rào cao có đinh nhọn”, biểu tượng cho một sự ngăn cách tuyệt đối, như một lời cảnh báo cho những kẻ dám xâm phạm đến. Nhưng giữa những “hàng rào” đó vẫn có những khe hở, và “tôi” đã trông thấy Na-đi-a, trông thấy nỗi buồn và khát khao của nàng qua khe hở đó. Chỉ hai lần hiện lên trong tác phẩm, hình ảnh “hàng rào” như một vách chia giữa hai con người, đến phút cuối cùng họ vẫn không hề vượt qua hàng rào đó, nhân vật “tôi” chỉ “đứng bên hàng rào” và thì thào trong gió lời Na-đi-a muốn nghe. Hình ảnh “hàng rào” đã gợi nhắc đến tính “đùa” của lời tỏ tình, hé mở kết cục chia đôi ngả của hai nhân vật.
Xem thêm
Cách 2
|