Văn bản Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng LưTừng có câu: “Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người”. Có thể còn ai đó hoài nghi cái chân lí này của người xưa. Nhưng nếu một lần đọc những bài như Tiếng thu của Lưu Trọng Lư thì nỗi hoài nghi vẩn vơ kia dễ dàng tan biến. “Hồn thơ và "hồn thu” ở đây đã đồng vọng mà thành Tiếng thu: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Bản hòa âm ngôn từ trong Tiếng thu của Lưu Trọng Lư Chu Văn Sơn Từng có câu: “Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người”. Có thể còn ai đó hoài nghi cái chân lí này của người xưa. Nhưng nếu một lần đọc những bài như Tiếng thu của Lưu Trọng Lư thì nỗi hoài nghi vẩn vơ kia dễ dàng tan biến. “Hồn thơ và "hồn thu” ở đây đã đồng vọng mà thành Tiếng thu: Tiếng thu Em không nghe mùa thu dưới trăng mở thổn thức? Em không nghe rạo rực hình ảnh kẻ chinh phu trong lòng người cô phụ
Em không nghe rừng thu lá thu kêu xào xạc, con nai vàng ngơ ngác đạp trên lá vàng khô? Con người cổ điển vốn xem tĩnh là gốc của động, là gốc của sự vận động trong tạo vật. Cho nên người ta đã có cả một quan niệm triết học và mĩ học về cái tĩnh. Tĩnh được xem là trạng thái vĩnh viễn, là nét đẹp vĩnh hằng của tạo vật thiên nhiên trường cửu không di dịch này. Vì thế, bước vào thơ thiên nhiên xưa là bước vào một thiên nhiên tĩnh lặng, miên viễn. Yên bình, thanh vắng trở thành một đặc tính của vẻ đẹp thiên nhiên trong nghệ thuật cổ điển. Ấy là cái tĩnh đầy an nhiên minh triết của thi nhân xưa. Thơ mới không thế! Nếu như gom toàn bộ Thơ mới lại để mà lắng nghe, thì cái âm hưởng đặc trưng nhất vang lên từ đáy hồn Thơ mới chính là tiếng XÔN XAO. Các thi sĩ Thơ mới ít nhìn thiên nhiên bằng cái nhìn chiêm nghiệm. Họ muốn vào dò la cái sự sống tiềm tàng chất chứa bên trong lòng tạo vật. Bằng mối liên hệ tương ứng vi diệu giữa tâm hồn cá nhân và tâm hồn tạo vật, họ đã khám phá ra sự sống bí mật đầy xôn xao trong lòng thiên nhiên. Bên trong mỗi tạo vật kia chất chứa bao biến thái tinh vi và bí mật. Bên trong mỗi tạo vật là cả một thế giới riêng vừa mơ hồ vừa hiển hiện mà người ta chỉ nắm bắt được bằng thi cảm: thế giới huyền diệu! Nó là cái cựa mình của nụ hoa, là tiếng thở dài của lá, là nỗi rạo rực của nhuỵ phấn, tiếng đập cánh của những giấc mơ, tiếng rung của những đường trăng, là tiếng ngân của những lần ánh sáng, là sự hổn hển nước mây, là sự run rẩy bâng khuâng của thứ nắng lỡ thì,... Thế giới Thơ mới là vạn vật lên men say, là tạo vật ở trạng thái thăng hoa. Vì thế mà XÔN XAO đã thành điệu hồn riêng của Thơ mới. Tiếng thu không phải là một âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là một tập hợp giản đơn nôm na của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xạc xào của lá rừng. Tiếng thu là một điệu huyền. Tiếng thu là cả một bản hoà âm vừa mơ hồ vừa hiển hiện của bao nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hoà điệu với nỗi xôn xao huyền diệu của hồn thi nhân. [...] Có lẽ bởi sự cộng hưởng ấy mà “bản hoà âm mùa thu” đã tìm thấy cho mình một “bản hoà âm ngôn từ để cất lên thành Tiếng thu. Vâng, ta đang nói đến một trong những nét đặc sắc nhất của thi phẩm này: âm điệu. Tiếng thu đã được kí thác vào một cấu trúc ngôn từ chứa chan tính nhạc. Nghe trong tổng thể, thậm chí còn thấy bài thơ từa tựa một ca khúc. Sao lại né tránh, lại xem nhẹ việc cảm thụ phương diện âm nhạc của Tiếng thu? Bên cạnh câu “Thi trung hữu hoạ”, người xưa chẳng đã từng nói “Thi trung hữu nhạc” đó thôi! Vả chăng áng thơ ca chân chính nào cũng xâm chiếm tâm hồn người đọc trước hết bằng âm điệu của nó. Âm điệu thơ bao giờ cũng là sự cất cánh, sự hiển hiện của cái ta gọi là hồn thơ. Nghe được âm điệu riêng thì xem như đã cảm nhập được cái hồn, cái thần của thơ rồi vậy. Mà ở đây, dường như nhạc lại là cái hình thức của Tiếng thu, là cái chân dung của thi phẩm. Xem nhẹ điều này chẳng phải là bỏ qua phần hồn mà chỉ chú trọng đến phần thân xác của thơ hay sao? Điều cốt yếu là cảm nhận nhạc tính trong sự hoà điệu giữa TIẾNG THU và TIẾNG THƠ thế nào thôi! Có thể khi in, bài thơ được sắp xếp thành khổ, cũng có thể in liền không chia khổ. Nhưng điều này không có ý nghĩa quyết định, nó chỉ thuần tuý là sự trình bày bề ngoài. Cấu trúc ngôn từ tự nó đã chia bài thơ thành ba phần nội dung tương ứng với ba câu hỏi. Và như thế, dù muốn hay không, tự nó cũng hình thành ba khổ, bất chấp sự tán đồng hay phản bác của người phân tích. Ba phần nội dung hợp thành một chỉnh thể theo kết cấu rất âm nhạc. Chúng ta đều biết “lặp lại” và “phát triển” là một quy luật rất thông thường của âm nhạc. Âm nhạc của ngôn từ cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Tiếng thu quả là một chỉnh thể chặt chẽ và nhuần nhuyễn, đẹp như một giai điệu thu. Có thể ví với một giai điệu, bởi sự hoà nhập tự nhiên hài hoà giữa “vẫn” và “nhịp”. Tiếng thu hiệp vẫn bằng cả hai hệ thống: vần bằng (mùa thu – trăng mờ – chinh phu – rừng thu – vàng khô) và vẫn trắc (thổn thức – rạo rực – xào xạc – ngơ ngác),... Vẫn điệu nhờ vậy vừa giàu có vừa nhất quán Bởi “bằng" cũng chỉ một vẫn (vẫn u), "trắc" cũng chỉ một vẫn (vẫn ưc – ac). Sức quyến rũ của bài thơ, trước hết, nằm ở sự quyện hoà của hai chuỗi vần bằng và vẫn trắc này. Còn nhịp điệu có lẽ được tạo ra trước hết bởi thể loại. Bài thơ thuộc thể ngũ ngôn, gồm chín câu, mỗi câu năm chữ, tạo ra bước nhịp lớn đều đặn, êm đềm suốt toàn bài. Ba khổ thơ, khổ nào cũng mở đầu bằng cụm từ Em không nghe, tạo nên điệp khúc rõ rệt. Đúng hơn là như một khúc thúc gồm ba lời. Khúc thúc không chỉ lặp lại mà còn phát triển. Ba khổ thì khổ một: 2 dòng, khổ hai: 3 dòng, và khổ ba: 4 dòng. Sự gia tăng tương ứng với từng mảng nội dung, từng bước đẩy cảm xúc lên cao trào. Người viết vừa phân tách, mô tả cấu trúc ngôn từ mang tính nhạc của thi phẩm này. Nhưng điều đó phỏng có ích gì nếu như không làm vang lên được cái “tiếng thu”? Có phải mùa thu là mùa nhạy cảm nhất trong năm? Có phải vào mùa thu ngay cả những người vô tâm nhất cũng có thể nghe thấy những rung động tinh vi của trời đất? Lưu Trọng Lư đang muốn chia sẻ, muốn tìm kiếm sự đồng điệu, hay đang muốn phô bày những cảm nhận huyền diệu mình mới nghe được trong hư hoảng qua một thoảng nghiêng tại thi sĩ? Ba khổ thơ nói đến ba thứ tiếng của mùa thu. Chẳng biết là ngẫu nhiên hay được sắp đặt một cách tinh vi, nhuần nhị mà ba “tiếng” ấy lần lượt cất lên theo một trật tự phát triển: từ tiếng thổn thúc của mùa thu dưới ánh trăng mờ, đến tiếng rạo rục của lòng người cô phụ, đến tiếng lá thu kêu xào xạc – nghĩa là từ xa đến gần, từ mơ hồ đến cụ thể, từ toàn thể đến cá thể, từ cảnh vật đến nhân vật, từ hình sắc đến thanh âm, từ bề sâu đến bề ngoài, từ kín khuất đến phát lộ. Nhưng lắng kĩ mà xem, thực ra thổn thức và rạo rực chưa thực là âm thanh. Những tiếng ấy hiện hữu mà mơ hồ. Toàn bài chỉ có duy nhất một từ tượng thanh: xào xạc. Vậy Tiếng thu là bao gồm cả những tiếng có thể nghe được một cách trục quan cả những tiếng chỉ nhận được bằng linh cảm, thi cảm. Nhưng trong ba tiếng trên dường như chứa đựng một tương quan khác. Thổn thức và rạo rực là những âm nền còn xào xạc là âm nổi: Phải chăng nỗi thổn thức của tạo vật, nỗi rạo rực của lòng người đã cộng hưởng thành nỗi xôn xao mênh mang đang rung lên bên trong lòng trời đất này. Còn tiếng xào xạc kia chỉ là sự phát lộ thành tiếng ra bên ngoài của nỗi xôn xao ngấm ngầm đó thôi? Hồn thu bàng bạc trong toàn bài nhưng nó hiện hình sống động nhất là ở cái tiếng xào xạc ấy. Nghe cái tiếng thu này, ta dễ nhớ đến một tiếng thu khác của Nguyễn Đình Thi về sau này: Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may. (Đất nước) Xao xác và xào xạc thục chỉ là một âm thôi, khác nào như một nốt nhạc chơi ở hai cung khác nhau. Ấy thế mà không thể thay thế được. Xao xác đanh và cao, gợi được tiếng lá quét mình trên đường phố, nó là cái hơi thu phố phường. Còn xào xạc lại trầm và đục, trong không khí này, đã gợi được vẻ âm u và huyền bí của rừng già: Em không nghe rừng thu lá thu kêu xào xạc, Tiếng thổn thức của đất trời còn mơ hồ, tiếng rạo rực của lòng người cô phụ có phần rõ rệt hơn! Có thể em không nghe! Nhưng còn tiếng xào xạc gần gũi thế, lẽ nào em không nghe? Cấu trúc lời thơ vừa lặp lại vừa phát triển như thế khiến cho tiếng thu ngày một xốn xang hơn và lòng thi nhân (người cất lên tiếng hỏi tìm sự đồng điệu) cũng ngày một khắc khoải hơn! Sự hoà điệu giữa TIẾNG THU và TIẾNG THƠ còn tỏ ra tinh tế hơn trong âm hưởng của nó. Toàn bài có thể ngắt thành 18 tiết tấu, thì số tiết tấu bằng là 11, còn tiết tấu trắc là 7. Bằng chiếm ưu thế. Toàn bài có 45 âm thì có tới 33 âm bằng âm trắc chỉ có 12. Bằng cũng chiếm ưu thế! Lại nữa, toàn bài có những câu hoàn toàn viết bởi âm bằng: “Em không nghe mùa thư”, “Em không nghe rừng thu”. Vậy là âm điệu chung đã nghiêng hẳn về bằng. Bởi thế chúng ta thấy Tiếng thu có một điệu êm đềm, thanh thoát mà tiêu tạo. Cái nền bằng của âm hưởng dường như mang trong nó cái không khí âm u bàng bạc, mơ màng cãi nhịp rung trầm trong lòng cõi thu mênh mông. Nhưng điều độc đáo chưa phải ở phần bằng, mà ở phần trắc. Đáng kể nhất là những vẫn chân thuộc về âm trắc. Chúng đều là những từ láy. Bản thân từ láy đã gợi được sự điệp âm, sự nhấn nhá, luyến láy. Chúng lại đi liền thành chuỗi càng làm cho sắc thái ngân luyến vang vọng hơn, lên cao hơn. Khác nào trên cái nền bằng thanh tĩnh mơ màng của đất trời chợt ngân lên những Tiếng thu. Khác nào trên cái nền mơ hồ những thổn thúc rạo rực xốn xang vô hình thấy động lên một tiếng xạc xào của lá! Sự tương phản bằng trắc ấy lại chính là sự hài hoà, sự hài thanh để cho Tiếng thu thành một bản hoà âm đó vậy? Tôi cứ nghĩ, Lưu Trọng Lư chính là chú nai kia, bởi cái nghiêng tại ngơ ngác thi sĩ của nó. Nó ngơ ngác vì không nghe ra hay vì tiếng thu quả đỗi lạ lùng. Nó chỉ nghe có một tiếng lá thu kêu xào xạc thôi, mà đằng sau tiếng xào xạc kia là biết bao rạo rực, thổn thức của đất trời. Chỉ có một tín hiệu duy nhất là tiếng xào xạc nhưng cái âm thanh của lá rừng thực đã là vị sứ giả của cái vương - quốc - thu huyền bí, là phát ngôn chính thức và hàm súc của Tiếng thu. Ẩn sau tiếng xào xạc là cả một giao hưởng vô hình của những nỗi xôn xao huyền diệu. Đó vừa là trạng thái của thiên nhiên tạo vật, vừa là điệu hồn của thi sĩ và của thời đại cộng hưởng trong một cấu trúc ngôn từ thi ca tinh vi và đẹp đẽ. (Theo Chu Văn Sơn, Thơ – điệu hồn và cấu trúc, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007, tr. 45 – 53) |