Trắc nghiệm Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 2 Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    .... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu 
        Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy 
        Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy 
        Bầy chim non bơi lội trên sông 
        Tôi giơ tay ôm nước vào lòng 
        Sông mở nước ôm tôi vào dạ ...”  

                                  (“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh)

Câu 1.1

Thể thơ của đoạn thơ trên là gì?

  • A.
    Bảy chữ
  • B.
    Tám chữ
  • C.
    Chín chữ
  • D.
    Tự do
Câu 1.2

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • B.
    Miêu tả, nghị luận
  • C.
    Miêu tả, biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh, biểu cảm, tự sự
Câu 1.3

Biện pháp tu từ nào không được sử dụng trong đoạn thơ trên? 

  • A.
    Điệp ngữ
  • B.
    Đảo ngữ
  • C.
    Nhân hóa
  • D.
    Nói quá
Câu 1.4

Nội dung chính của đoạn thơ trên là? 

  • A.
    Tình cảm gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương
  • B.
    Sự biết ơn của tác giả đối với những người bạn
  • C.
    Nỗi nhớ, tình yêu của tác giả dành cho quê hương, bạn bè
  • D.
    Nỗi nhớ thương của tác giả dành cho cha mẹ mình
Câu 1.5

Văn bản nào dưới đây cũng là sáng tác của nhà thơ Tế Hanh?

  • A.
    Lượm
  • B.
    Sông núi nước Nam
  • C.
    Quê hương
  • D.

    Khi con tu hú

Câu 2 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Một người hỏi nhà hiền triết:

- Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?

    Nhà hiền triết trả lời:

- Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.

(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)

Câu 2.1

Xét theo mục đích nói, câu “Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?” thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu nghi vấn
  • B.
    Câu cầu khiến
  • C.
    Câu cảm thán
  • D.
    Câu trần thuật
Câu 2.2

Câu trả lời của nhà hiền triết thực hiện hành động nói gì?

  • A.
    Hỏi
  • B.
    Khuyên bảo
  • C.
    Hứa hẹn
  • D.
    Báo tin
Câu 2.3

Xét theo cấu tạo, câu văn “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ” thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt
Câu 2.4

Các từ “nhớ” và “quên” trong văn bản thuộc loại từ gì?

  • A.
    Danh từ
  • B.
    Tính từ
  • C.
    Động từ
  • D.
    Số từ
Câu 2.5

Bài học rút ra từ câu nói của nhà hiền triết là gì?

  • A.
    Khi nhận được sự giúp đỡ phải biết ơn, ghi nhớ; khi giúp đỡ người khác phải vô tư, trong sáng.
  • B.
    Khi giúp người khác phải ghi nhớ, khi nhận được sự giúp đỡ phải quên đi.
  • C.
    Không cần để tâm đến sự giúp đỡ của người khác với mình và sự giúp đỡ của mình với người khác.
  • D.
    Sống vô tư, biết tự lực và không cần sự giúp đỡ của mọi người.
Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

        Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

        Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.

        Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

Câu 3.1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 
Câu 3.2

Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già?

  • A.
    Chặt cây
  • B.
    Bứt lá
  • C.
    Khắc lên cây
  • D.
    Bẻ ngọn cây 
Câu 3.3

Biện pháp tu từ nào được sử dụng khi khắc họa cây si già? 

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Hoán dụ
Câu 3.4

Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ

  • A.
    Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc
  • B.
    Câu cảm thán dùng để hỏi
  • C.
    Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc
  • D.
    Câu nghi vấn dùng để hỏi
Câu 3.5

Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về?

  • A.
    Giá trị của sự đợi chờ trong cuộc sống
  • B.
    Tình yêu thương của mỗi con người
  • C.
    Sự cống hiến
  • D.
    Sự vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay
Câu 4 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                            “...Thời gian chạy qua tóc mẹ

                           Một màu trắng đến nôn nao

                           Lưng mẹ cứ còng dần xuống

                           Cho con ngày một thêm cao

                           Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

                           Có cả cuộc đời hiện ra

                           Lời ru chắp con đôi cánh

                           Lớn rồi con sẽ bay xa.”

                                                             (“Lời ru của mẹ” - Trương Nam Hương)

Câu 4.1

Thể thơ của đoạn thơ trên là gì?

  • A.
    Bảy chữ
  • B.
    Sáu chữ
  • C.
    Chín chữ
  • D.
    Tự do
Câu 4.2

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự, miêu tả
  • B.
    Miêu tả, nghị luận
  • C.
    Miêu tả, biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh, biểu cảm
Câu 4.3

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”? 

  • A.
    Điệp ngữ
  • B.
    Đảo ngữ
  • C.
    Nhân hóa
  • D.
    Nói quá
Câu 4.4

Từ “bay xa” trong câu thơ “Lớn rồi con sẽ bay xa” ẩn dụ cho điều gì? 

  • A.
    Sức khỏe của người con, người con trở nên khỏe mạnh, cứng cáp nhờ sự chăm sóc của mẹ
  • B.
    Ước mơ và khát khao mà người con vươn tới khi trưởng thành
  • C.
    Nỗi nhớ, tình yêu của người con dành cho đất nước
  • D.
    Nỗi nhớ thương của tác giả dành cho mẹ mình
Câu 4.5

Nội dung chính của đoạn thơ trên là? 

  • A.
    Tình cảm gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương
  • B.
    Sự biết ơn của tác giả đối với những người bạn
  • C.
    Suy ngẫm và lòng biết ơn của người con dành cho mẹ
  • D.
    Nỗi nhớ thương xen lẫn ân hận của tác giả dành cho cha mẹ mình

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    .... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu 
        Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy 
        Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy 
        Bầy chim non bơi lội trên sông 
        Tôi giơ tay ôm nước vào lòng 
        Sông mở nước ôm tôi vào dạ ...”  

                                  (“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh)

Câu 1.1

Thể thơ của đoạn thơ trên là gì?

  • A.
    Bảy chữ
  • B.
    Tám chữ
  • C.
    Chín chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 1.2

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • B.
    Miêu tả, nghị luận
  • C.
    Miêu tả, biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh, biểu cảm, tự sự

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 1.3

Biện pháp tu từ nào không được sử dụng trong đoạn thơ trên? 

  • A.
    Điệp ngữ
  • B.
    Đảo ngữ
  • C.
    Nhân hóa
  • D.
    Nói quá

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

- Đảo ngữ:  Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu/ Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

- Điệp  ngữ: Khi, tụm, ôm, vào.

- Nhân hóa: Sông mở, ôm.

=> Biện pháp nói quá không được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 1.4

Nội dung chính của đoạn thơ trên là? 

  • A.
    Tình cảm gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương
  • B.
    Sự biết ơn của tác giả đối với những người bạn
  • C.
    Nỗi nhớ, tình yêu của tác giả dành cho quê hương, bạn bè
  • D.
    Nỗi nhớ thương của tác giả dành cho cha mẹ mình

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Văn bản thể hiện tình cảm xúc động, sâu nặng thiêng liêng với quê hương, bạn bè.

Câu 1.5

Văn bản nào dưới đây cũng là sáng tác của nhà thơ Tế Hanh?

  • A.
    Lượm
  • B.
    Sông núi nước Nam
  • C.
    Quê hương
  • D.

    Khi con tu hú

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Quê hương là sáng tác của Tế Hanh

Câu 2 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Một người hỏi nhà hiền triết:

- Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?

    Nhà hiền triết trả lời:

- Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.

(Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới)

Câu 2.1

Xét theo mục đích nói, câu “Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?” thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu nghi vấn
  • B.
    Câu cầu khiến
  • C.
    Câu cảm thán
  • D.
    Câu trần thuật

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Câu trên thuộc kiểu câu nghi vấn.

Câu 2.2

Câu trả lời của nhà hiền triết thực hiện hành động nói gì?

  • A.
    Hỏi
  • B.
    Khuyên bảo
  • C.
    Hứa hẹn
  • D.
    Báo tin

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Câu trả lời của nhà hiền triết “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.” thực hiện hành động nói khuyên bảo.

Câu 2.3

Xét theo cấu tạo, câu văn “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ” thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý đoạn cuối.

Lời giải chi tiết :

Xét theo cấu tạo, câu văn “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ” thuộc kiểu câu ghép.

Nếu mọi người / làm điều tốt cho anh thì anh / nên nhớ

             CN1                          VN1                     CN2        VN2

Câu 2.4

Các từ “nhớ” và “quên” trong văn bản thuộc loại từ gì?

  • A.
    Danh từ
  • B.
    Tính từ
  • C.
    Động từ
  • D.
    Số từ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các từ “nhớ” và “quên” trong văn bản thuộc động từ.

Câu 2.5

Bài học rút ra từ câu nói của nhà hiền triết là gì?

  • A.
    Khi nhận được sự giúp đỡ phải biết ơn, ghi nhớ; khi giúp đỡ người khác phải vô tư, trong sáng.
  • B.
    Khi giúp người khác phải ghi nhớ, khi nhận được sự giúp đỡ phải quên đi.
  • C.
    Không cần để tâm đến sự giúp đỡ của người khác với mình và sự giúp đỡ của mình với người khác.
  • D.
    Sống vô tư, biết tự lực và không cần sự giúp đỡ của mọi người.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lời nói của nhà hiền triết có hai ý: nhắc nhở về sự biết ơn, nhận điều tốt từ người khác không thể không ghi nhớ; nhắc nhở khi làm ơn, làm điều tốt cho người khác thì phải trong sáng, vô tư, không vụ lợi.

Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

        Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Cậu có cái tên mới đẹp làm sao!

        Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói:

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.

        Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

- Đau lắm cháu chịu thôi!

- Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

(Theo Trần Hồng Thắng)

Câu 3.1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự.

Câu 3.2

Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già?

  • A.
    Chặt cây
  • B.
    Bứt lá
  • C.
    Khắc lên cây
  • D.
    Bẻ ngọn cây 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Cậu bé trong văn bản đã có hành động: khắc tên mình trên cây si già.

Câu 3.3

Biện pháp tu từ nào được sử dụng khi khắc họa cây si già? 

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Hoán dụ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ nhân hóa cây si già.

Câu 3.4

Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ

  • A.
    Câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc
  • B.
    Câu cảm thán dùng để hỏi
  • C.
    Câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc
  • D.
    Câu nghi vấn dùng để hỏi

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tên cậu là gì nhỉ?

- Kiểu câu: câu nghi vấn.

- Chức năng: dùng để hỏi.

Câu 3.5

Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về?

  • A.
    Giá trị của sự đợi chờ trong cuộc sống
  • B.
    Tình yêu thương của mỗi con người
  • C.
    Sự cống hiến
  • D.
    Sự vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về sự vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Câu 4 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                            “...Thời gian chạy qua tóc mẹ

                           Một màu trắng đến nôn nao

                           Lưng mẹ cứ còng dần xuống

                           Cho con ngày một thêm cao

                           Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

                           Có cả cuộc đời hiện ra

                           Lời ru chắp con đôi cánh

                           Lớn rồi con sẽ bay xa.”

                                                             (“Lời ru của mẹ” - Trương Nam Hương)

Câu 4.1

Thể thơ của đoạn thơ trên là gì?

  • A.
    Bảy chữ
  • B.
    Sáu chữ
  • C.
    Chín chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên được viết theo thể thơ sáu chữ.

Câu 4.2

Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự, miêu tả
  • B.
    Miêu tả, nghị luận
  • C.
    Miêu tả, biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh, biểu cảm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm.

Câu 4.3

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”? 

  • A.
    Điệp ngữ
  • B.
    Đảo ngữ
  • C.
    Nhân hóa
  • D.
    Nói quá

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu thơ (thời gian chạy).

Câu 4.4

Từ “bay xa” trong câu thơ “Lớn rồi con sẽ bay xa” ẩn dụ cho điều gì? 

  • A.
    Sức khỏe của người con, người con trở nên khỏe mạnh, cứng cáp nhờ sự chăm sóc của mẹ
  • B.
    Ước mơ và khát khao mà người con vươn tới khi trưởng thành
  • C.
    Nỗi nhớ, tình yêu của người con dành cho đất nước
  • D.
    Nỗi nhớ thương của tác giả dành cho mẹ mình

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ “bay xa” trong câu thơ “Lớn rồi con sẽ bay xa” ẩn dụ cho ước mơ và khát khao mà người con vươn tới khi trưởng thành.

Câu 4.5

Nội dung chính của đoạn thơ trên là? 

  • A.
    Tình cảm gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương
  • B.
    Sự biết ơn của tác giả đối với những người bạn
  • C.
    Suy ngẫm và lòng biết ơn của người con dành cho mẹ
  • D.
    Nỗi nhớ thương xen lẫn ân hận của tác giả dành cho cha mẹ mình

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Văn bản bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của người con về mẹ. Đó là lòng biết ơn vô hạn  của con về công lao của mẹ.

close