Trắc nghiệm Phân tích chi tiết tác phẩm Ngắm trăng Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” mục đích dùng để làm gì?

  • A

    Dùng để trần thuật 

  • B

    Dùng để hỏi

  • C

    Dùng để sai khiến

  • D

    Dùng để bộc lộ cảm xúc

Câu 2 :

 "Minh nguyệt" có nghĩa là gì ?

  • A

    Trăng sáng

  • B

    Trăng đẹp

  • C

    Trăng soi

  • D

    Ngắm trăng

Câu 3 :

 Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng”?

  • A

    Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.

  • B

    Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.

  • C

    Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.

  • D

    Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.

Câu 4 :

Hai câu thơ “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    ẩn dụ 

  • B

    Hoán dụ 

  • C

    So sánh

  • D

    Đối xứng

Câu 5 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh đẹp ở bài thơ Ngắm trăng?

  • A

    Xao xuyến, bối rối  

  • B

    Mừng rỡ, niềm nở

  • C

    Buồn bã, chán nản

  • D

    Bất bình, giận dữ

Câu 6 :

Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngăm trăng?

  • A

    Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.

  • B

    Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.

  • C

    Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.

  • D

    Một con người giàu lòng yêu thương.

Câu 7 :

Câu thơ cuối Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    So sánh 

  • B

    Điệp từ

  • C

    Ẩn dụ

  • D

    Nhân hoá

Câu 8 :

Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì:

  • A

    Bác buồn khi bị giam cầm tù đày

  • B

    Bác không ngủ được

  • C

    Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng

  • D

    Cả A, B, C đều sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Câu “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” mục đích dùng để làm gì?

  • A

    Dùng để trần thuật 

  • B

    Dùng để hỏi

  • C

    Dùng để sai khiến

  • D

    Dùng để bộc lộ cảm xúc

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu câu đã học

Lời giải chi tiết :

Câu trên dù có dấu hỏi nhưng nó dùng để bộc lộ cảm xúc của nhân vật chứ không dùng để hỏi

Câu 2 :

 "Minh nguyệt" có nghĩa là gì ?

  • A

    Trăng sáng

  • B

    Trăng đẹp

  • C

    Trăng soi

  • D

    Ngắm trăng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nắm chắc phần phiên âm và dịch thơ để trả lời

Lời giải chi tiết :

Minh nguyệt nghĩa là trăng sáng

Câu 3 :

 Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng”?

  • A

    Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.

  • B

    Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.

  • C

    Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.

  • D

    Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

Bác ngắm trăng khi ở trong tù đầy những thiếu thốn

Câu 4 :

Hai câu thơ “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt – Nguyệt tòng song khích khán thi gia” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    ẩn dụ 

  • B

    Hoán dụ 

  • C

    So sánh

  • D

    Đối xứng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ 2 câu thơ đã cho

Lời giải chi tiết :

2 câu trên sử dụng biện pháp đối

Câu 5 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh đẹp ở bài thơ Ngắm trăng?

  • A

    Xao xuyến, bối rối  

  • B

    Mừng rỡ, niềm nở

  • C

    Buồn bã, chán nản

  • D

    Bất bình, giận dữ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng của Bác Hồ trước cảnh đẹp ở bài thơ Ngắm trăng là sự xao xuyến, bối rối

Câu 6 :

Nhận định nào nói đúng nhất hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ Ngăm trăng?

  • A

    Một con người có khả năng nhìn xa trông rộng.

  • B

    Một con người có bản lĩnh cách mạng kiên cường.

  • C

    Một con người yêu thiên nhiên và luôn lạc quan.

  • D

    Một con người giàu lòng yêu thương.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ làm hiện lên hình ảnh yêu thiên nhiên và luôn lạc quan của Bác

Câu 7 :

Câu thơ cuối Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    So sánh 

  • B

    Điệp từ

  • C

    Ẩn dụ

  • D

    Nhân hoá

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên sử dụng biện pháp nhân hóa

Câu 8 :

Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì:

  • A

    Bác buồn khi bị giam cầm tù đày

  • B

    Bác không ngủ được

  • C

    Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng

  • D

    Cả A, B, C đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại tinh thần, phong thái của Bác và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác "Ngắm trăng" chủ yếu vì Bác yêu thiên nhiên, yêu trăng

close