Trắc nghiệm Phân tích chi tiết văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung của hai câu thơ "Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu - Chạy mỏi chân thì hãy ở tù" trong bài thơ là?

  • A

    Biểu hiện niềm tự hào cao độ về tài năng của tác giả.

  • B

    Biểu hiện thái độ hài hước của tác giả trước hoàn cảnh thay đổi.

  • C

    Nói về cuộc đời bôn ba đầy gian khổ của tác giả.

  • D

    Biểu hiện thái độ coi thường hiểm nguy, tinh thần không hề nao núng của tác giả.

Câu 2 :

Giọng điệu của hai câu thơ trên là gì?

  • A

    Hai câu thơ có chút tự hào, đùa tếu

  • B

    Hai câu thơ có chút ngậm ngùi, thương cảm

  • C

    Hai câu thơ có chút mỉa mai, chua chát

  • D

    Cả A, B, C đều sai

Câu 3 :

Từ "phong lưu" trong câu thơ "Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu" trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác dùng để chỉ kiểu người như thế nào?

  • A

    Là người thường đi đây đi đó để làm những điều nhân nghĩa.

  • B

    Là người mưu cao chí lớn, làm những chuyện kinh thiên động địa.

  • C

    Là người tiếng tăm vang dội khắp nơi, khắp chốn.

  • D

    Là người có tư thế ung dung, đàng hoàng

Câu 4 :

Lời tâm sự của tác giả trong hai câu thơ 3,4 có ý nghĩa gì?

Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu

  • A

    Ông hổ thẹn vì chưa làm xong việc lớn.

  • B

    Ông thấy mình có tội với đất nước, với thế giới.

  • C

    Ông than cho số phận cá nhân của mình cũng chính là đau với nổi đau của một dân tộc mất nước

  • D

    Ông suy nghĩ về trách nhiệm của cá nhân với vận mệnh dân tộc.

Câu 5 :

Hai câu thơ 3,4 thể hiện cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu như thế nào?

Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu

  • A

    Đó là cuộc đời tranh đấu nhiều thắng lợi

  • B

    Đó là cuộc đời tranh đấu đầy thăng trầm và sóng gió

  • C

    Đó là cuộc đời phẳng lặng, yên bình

  • D

    Cả A, B, C đều sai

Câu 6 :

Hai câu thơ 3,4 sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu

  • A

    Nhân hóa 

  • B

    Ẩn dụ

  • C

    Hoán dụ

  • D

    Đối

Câu 7 :

Thái độ của Phan Bội Châu trong hai câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế/ Mở miệng cười tan cuộc oán thù” là gì?

  • A

    Thể hiện quyết tâm khôi phục đất nước

  • B

    Thể hiện sự xóa bỏ thù hận

  • C

    Lạc quan, tin tưởng và một lòng theo đuổi sự nghiệp

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 8 :

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Dòng nào nói đúng nhất tư tưởng của Phan Bội Châu trong hai câu thơ kết bài?

  • A

    Khẳng định tư thế hiên ngang của tác giả: coi thường cái chết

  • B

    Khẳng định ý chí sắt thép, kiên trì cách mạng

  • C

    Khẳng định sự tin tưởng vào tương lai, sự nghiệp

  • D

    Kết hợp cả 3 nội dung trên

Câu 9 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ “kinh tế” trong hai câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế/ Mở miệng cười tan cuộc oán thù” được hiểu là một lĩnh vực của đời sống, sản xuất và trao đổi hàng hóa, đúng hay sai?

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung của hai câu thơ "Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu - Chạy mỏi chân thì hãy ở tù" trong bài thơ là?

  • A

    Biểu hiện niềm tự hào cao độ về tài năng của tác giả.

  • B

    Biểu hiện thái độ hài hước của tác giả trước hoàn cảnh thay đổi.

  • C

    Nói về cuộc đời bôn ba đầy gian khổ của tác giả.

  • D

    Biểu hiện thái độ coi thường hiểm nguy, tinh thần không hề nao núng của tác giả.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ trên biểu hiện thái độ coi thường hiểm nguy, tinh thần không hề nao núng của tác giả.

Câu 2 :

Giọng điệu của hai câu thơ trên là gì?

  • A

    Hai câu thơ có chút tự hào, đùa tếu

  • B

    Hai câu thơ có chút ngậm ngùi, thương cảm

  • C

    Hai câu thơ có chút mỉa mai, chua chát

  • D

    Cả A, B, C đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cách nói khỏe khoắn, đùa tếu cho thấy sự lạc quan của tác giả

Câu 3 :

Từ "phong lưu" trong câu thơ "Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu" trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác dùng để chỉ kiểu người như thế nào?

  • A

    Là người thường đi đây đi đó để làm những điều nhân nghĩa.

  • B

    Là người mưu cao chí lớn, làm những chuyện kinh thiên động địa.

  • C

    Là người tiếng tăm vang dội khắp nơi, khắp chốn.

  • D

    Là người có tư thế ung dung, đàng hoàng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ "phong lưu" trong câu thơ "Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu" trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác dùng để chỉ kiểu người ung dung, đường hoàng.

Câu 4 :

Lời tâm sự của tác giả trong hai câu thơ 3,4 có ý nghĩa gì?

Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu

  • A

    Ông hổ thẹn vì chưa làm xong việc lớn.

  • B

    Ông thấy mình có tội với đất nước, với thế giới.

  • C

    Ông than cho số phận cá nhân của mình cũng chính là đau với nổi đau của một dân tộc mất nước

  • D

    Ông suy nghĩ về trách nhiệm của cá nhân với vận mệnh dân tộc.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ thể hiện nỗi đau của cá nhân và của đất nước

Câu 5 :

Hai câu thơ 3,4 thể hiện cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu như thế nào?

Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu

  • A

    Đó là cuộc đời tranh đấu nhiều thắng lợi

  • B

    Đó là cuộc đời tranh đấu đầy thăng trầm và sóng gió

  • C

    Đó là cuộc đời phẳng lặng, yên bình

  • D

    Cả A, B, C đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ 3,4 thể hiện cuộc đời hoạt động của Phan Bội Châu đầy thăng trầm và sóng gió

Câu 6 :

Hai câu thơ 3,4 sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu

  • A

    Nhân hóa 

  • B

    Ẩn dụ

  • C

    Hoán dụ

  • D

    Đối

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Hai câu thơ trên sử dụng nghệ thuật đối

Câu 7 :

Thái độ của Phan Bội Châu trong hai câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế/ Mở miệng cười tan cuộc oán thù” là gì?

  • A

    Thể hiện quyết tâm khôi phục đất nước

  • B

    Thể hiện sự xóa bỏ thù hận

  • C

    Lạc quan, tin tưởng và một lòng theo đuổi sự nghiệp

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cả A, B, C đều đúng

Câu 8 :

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Dòng nào nói đúng nhất tư tưởng của Phan Bội Châu trong hai câu thơ kết bài?

  • A

    Khẳng định tư thế hiên ngang của tác giả: coi thường cái chết

  • B

    Khẳng định ý chí sắt thép, kiên trì cách mạng

  • C

    Khẳng định sự tin tưởng vào tương lai, sự nghiệp

  • D

    Kết hợp cả 3 nội dung trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khí phách anh hùng thể hiện ở niềm tin bất diệt vào sự nghiệp bản thân đang theo đuổi, đó cũng là ý chí theo đuổi đến cùng sự nghiệp.

Câu 9 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Từ “kinh tế” trong hai câu thơ “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế/ Mở miệng cười tan cuộc oán thù” được hiểu là một lĩnh vực của đời sống, sản xuất và trao đổi hàng hóa, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Từ “kinh tế” trong bài thơ có nghĩa là trị nước cứu đời

close