Trắc nghiệm Lý thuyết về Trợ từ, thán từ Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Trợ từ là gì?

  • A

    Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

  • B

    Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

  • C

    Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.

  • D

    Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ.

Câu 2 :

Thán từ là gì?

  • A

    Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

  • B

    Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp

  • C

    Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.

  • D

    Là những từ dùng để nối các vế câu trong một câu ghép.

Câu 3 :

Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?

  • A

    Đối tượng giao tiếp

  • B

    Ngữ điệu

  • C

    Cả A và B đúng

  • D

    Cả A và B sai

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Thán từ có thể tách ra thành một câu đặc biệt, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 5 :

Đâu là đáp án chứa thán từ gọi đáp?

  • A

     a, ái, ơ, ô hay, than ôi

  • B

     này, ơi, vâng, dạ, ừ

  • C

    đích, chính, những, có

  • D

    a, ái, ơ, đích, chính

Câu 6 :

Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?

  • A

    Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

  • B

    Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

  • C

    Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút!

  • D

    Lần này em được những 2 điểm 10.

Câu 7 :

Các từ in đậm trong những câu sau, từ nào là trợ từ?

  • A

    Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi ...

  • B

    Hỡi ơi Lão Hạc!

  • C

    Nó vợ con chưa .

  • D

    Tôi chỉ ốm một trận đấy thôi.

Câu 8 :

Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?

  • A

    Trời ơi!

  • B

    Ngày mai con chơi với ai?

  • C

    Khốn nạn thân con thế này?

  • D

    Con ngủ với ai?

Câu 9 :

Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?

  • A

    Biểu lộ sự than thở vì bất lực.

  • B

    Biểu lộ sự ngạc nhiên.

  • C

    Biểu lộ sự nghi ngờ.

  • D

    Biểu lộ sự chua chát.

Câu 10 :

Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?

  • A

    Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

  • B

    Không, ông giáo ạ!

  • C

    Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.

  • D

    Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trợ từ là gì?

  • A

    Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

  • B

    Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

  • C

    Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.

  • D

    Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh, hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Câu 2 :

Thán từ là gì?

  • A

    Là những từ dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

  • B

    Là những từ làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp

  • C

    Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau.

  • D

    Là những từ dùng để nối các vế câu trong một câu ghép.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

Câu 3 :

Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đến những điểm gì?

  • A

    Đối tượng giao tiếp

  • B

    Ngữ điệu

  • C

    Cả A và B đúng

  • D

    Cả A và B sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi sử dụng thán từ gọi đáp, cần chú ý đối tượng giao tiếp và ngữ điệu để dùng cho chuẩn mực.

Câu 4 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Thán từ có thể tách ra thành một câu đặc biệt, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.

Câu 5 :

Đâu là đáp án chứa thán từ gọi đáp?

  • A

     a, ái, ơ, ô hay, than ôi

  • B

     này, ơi, vâng, dạ, ừ

  • C

    đích, chính, những, có

  • D

    a, ái, ơ, đích, chính

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ… 

Câu 6 :

Trong những từ in đậm ở các câu sau, từ nào không phải là trợ từ?

  • A

    Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

  • B

    Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

  • C

    Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút!

  • D

    Lần này em được những 2 điểm 10.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các từ in đậm

Lời giải chi tiết :

Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút! Là câu chứa thán từ gọi đáp.

Câu 7 :

Các từ in đậm trong những câu sau, từ nào là trợ từ?

  • A

    Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi ...

  • B

    Hỡi ơi Lão Hạc!

  • C

    Nó vợ con chưa .

  • D

    Tôi chỉ ốm một trận đấy thôi.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ, chú ý từ in đậm để chọn đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Tôi chỉ ốm một trận đấy thôi. là câu chứa trợ từ.

Câu 8 :

Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Câu văn nào trong đoạn văn trên có chứa thán từ?

  • A

    Trời ơi!

  • B

    Ngày mai con chơi với ai?

  • C

    Khốn nạn thân con thế này?

  • D

    Con ngủ với ai?

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức thán từ

Lời giải chi tiết :

Trời ơi! là câu văn chứa thán từ.

Câu 9 :

Đọc đoạn văn sau:

Chừng như lúc nãy thấy bắt cả chó lớn, chó con, cái Tí vẫn tưởng những con vật ấy sẽ đi thế mạng cho mình, cho nên nó đã vững dạ ngồi im. Bây giờ nghe mẹ nó giục nó phải đi, nó lại nhếch nhác, mếu khóc:

- U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ cảm xúc gì của cái Tí?

  • A

    Biểu lộ sự than thở vì bất lực.

  • B

    Biểu lộ sự ngạc nhiên.

  • C

    Biểu lộ sự nghi ngờ.

  • D

    Biểu lộ sự chua chát.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và chú ý cảm xúc của nhân vật

Lời giải chi tiết :

Thán từ trong đoạn văn trên dùng để bộc lộ sự than thở của nhân vật.

Câu 10 :

Trong những từ ngữ in đậm ở các câu sau, từ nào là thán từ?

  • A

    Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?

  • B

    Không, ông giáo ạ!

  • C

    Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ.

  • D

    Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức thán từ

Lời giải chi tiết :

Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. là câu chứa thán từ gọi đáp.

close