Trắc nghiệm Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 1 Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

   Thời gian là vàng

     Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng”. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian thì vô giá.

     Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chữa chạy thì sống, để chậm thì chết.

     Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất cơ hội là thất bại.

     Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

     Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

     Thế mới biết, tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối cũng không kịp.

                                                                                                                   ﴾Theo Phương Liên﴿

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Nghị luận
  • C.
    Miêu tả
  • D.
    Biểu cảm
Câu 1.2

Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?

  • A.
    Nghị luận về hiện tượng đời sống
  • B.
    Nghị luận về tư tưởng đạo lý
  • C.
    Nghị luận về một bài thơ
  • D.
    Nghị luận về một nhân vật văn học
Câu 1.3

Xét theo cấu tạo, câu văn “Thật vậy, thời gian là sự sống” thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt
Câu 1.4

Câu nào dưới đây là câu phủ định?

  • A.
    Thời gian là thắng lợi.
  • B.
    Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
  • C.
    Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.
  • D.
    Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.
Câu 1.5

Văn bản trên gửi đến thông điệp gì?

  • A.
    Thành công là những nỗ lực không ngừng nghỉ
  • B.
    Thời gian là vô cùng quý giá, vì vậy phải biết trân trọng thời gian
  • C.
    Tình yêu thương là món quà quý giá nhất của mỗi người
  • D.
    Giản dị là một lối sống đẹp
Câu 2 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

        ... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta

        Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

        Chỉ biết quên mình cho hết thảy

        Như dòng sông chảy, nặng phù sa".

                                    (Theo chân Bác- Tố Hữu)

Câu 2.1

Đoạn trên được viết theo thể thơ gì?  

  • A.
    Tám chữ
  • B.
    Bảy chữ
  • C.
    Năm chữ
  • D.
    Tự do
Câu 2.2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?

  • A.
    Biểu cảm
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 
Câu 2.3

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là? 

  • A.
    So sánh, điệp ngữ
  • B.
    Nhân hóa, phóng đại
  • C.
    Liệt kê, đảo ngữ
  • D.
    Hoán dụ, ẩn dụ
Câu 2.4

Nội dung của câu thơ cuối cùng? 

  • A.
    Nhấn mạnh đối tượng quan tâm đặc biệt của Bác
  • B.
    Bác chỉ nghĩ cho mọi người mà quên cả bản thân
  • C.
    Ngợi ca sự cao cả, vĩ đại của Bác
  • D.
    Sự ngưỡng mộ của tác giả dành cho Bác
Câu 2.5

Văn bản nào dưới đây nói về sự quan tâm, tình yêu của Bác dành cho thiên nhiên?

  • A.
    Tức cảnh Pác Bó
  • B.
    Ngắm trăng
  • C.
    Đi đường
  • D.
    Thuế máu
Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

     Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

     Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)

Câu 3.1

Các từ vi trùng, miễn dịch, kháng sinh, virus thuộc trường từ vựng nào?

  • A.
    Nhà trường
  • B.
    Ngôi nhà
  • C.
    Văn học
  • D.
    Y học
Câu 3.2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 
Câu 3.3

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta.”? 

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Hoán dụ
Câu 3.4

Câu: “Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch.” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu nghi vấn
  • B.
    Câu cầu khiến
  • C.
    Câu cảm thán
  • D.
    Câu trần thuật
Câu 3.5

Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì?

  • A.
    Cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin.
  • B.
    Tập luyện thể thao.
  • C.
    Sống vui vẻ, lạc quan.
  • D.
    Tất cả các phương án trên.
Câu 4 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cái cò sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”….

                                                       (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)

Câu 4.1

Đoạn thơ trên cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây trong chương trình Ngữ văn 8?

  • A.
    Nhớ rừng
  • B.
    Ông đồ
  • C.
    Đi đường
  • D.
    Khi con tu hú
Câu 4.2

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh
Câu 4.3

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”? 

  • A.
    So sánh
  • B.
    Đảo ngữ
  • C.
    Nhân hóa
  • D.
    Nói quá
Câu 4.4

Nội dung chính của đoạn thơ trên là? 

  • A.
    Sự tiếc nuối của tác giả về một thời tuổi thơ đã xa và không quay trở lại
  • B.
    Nỗi day dứt của tác giả về những lỗi lầm trong quá khứ
  • C.
    Lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ và lời ru
  • D.
    Cả ba phương án trên
Câu 4.5

Văn bản nào dưới đây trong chương trình Ngữ văn 8 cũng viết về tình mẫu tử?

  • A.
    Nhớ rừng
  • B.
    Cô bé bán diêm
  • C.
    Lão Hạc
  • D.
    Trong lòng mẹ

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

   Thời gian là vàng

     Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng”. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian thì vô giá.

     Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chữa chạy thì sống, để chậm thì chết.

     Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất cơ hội là thất bại.

     Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

     Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

     Thế mới biết, tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối cũng không kịp.

                                                                                                                   ﴾Theo Phương Liên﴿

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Nghị luận
  • C.
    Miêu tả
  • D.
    Biểu cảm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản trên

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?

  • A.
    Nghị luận về hiện tượng đời sống
  • B.
    Nghị luận về tư tưởng đạo lý
  • C.
    Nghị luận về một bài thơ
  • D.
    Nghị luận về một nhân vật văn học

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

Câu 1.3

Xét theo cấu tạo, câu văn “Thật vậy, thời gian là sự sống” thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản, chú ý đoạn cuối.

Lời giải chi tiết :

Xét theo cấu tạo, câu văn “Thật vậy, thời gian là sự sống” thuộc kiểu câu đơn.

Thật vậy, thời gian // là sự sống

                  CN               VN

Câu 1.4

Câu nào dưới đây là câu phủ định?

  • A.
    Thời gian là thắng lợi.
  • B.
    Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
  • C.
    Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi.
  • D.
    Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu phủ định: Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

Câu 1.5

Văn bản trên gửi đến thông điệp gì?

  • A.
    Thành công là những nỗ lực không ngừng nghỉ
  • B.
    Thời gian là vô cùng quý giá, vì vậy phải biết trân trọng thời gian
  • C.
    Tình yêu thương là món quà quý giá nhất của mỗi người
  • D.
    Giản dị là một lối sống đẹp

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thông điệp: Thời gian là vô cùng quý giá, vì vậy phải biết trân trọng thời gian.

Câu 2 :

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

        ... " Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta

        Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

        Chỉ biết quên mình cho hết thảy

        Như dòng sông chảy, nặng phù sa".

                                    (Theo chân Bác- Tố Hữu)

Câu 2.1

Đoạn trên được viết theo thể thơ gì?  

  • A.
    Tám chữ
  • B.
    Bảy chữ
  • C.
    Năm chữ
  • D.
    Tự do

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên được viết theo thể thơ 7 chữ.

Câu 2.2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là?

  • A.
    Biểu cảm
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.

Câu 2.3

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là? 

  • A.
    So sánh, điệp ngữ
  • B.
    Nhân hóa, phóng đại
  • C.
    Liệt kê, đảo ngữ
  • D.
    Hoán dụ, ẩn dụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ so sánh và điệp ngữ:

- Điệp ngữ: Thương được nhắc lại 3 lần thể hiện tình yêu thương bao la rộng lon của Bác Hồ đối với con người và vạn vật.

- So sánh: Sự hi sinh của Bác như dòng sông chảy nặng phù sa. Đó là sự hi sinh cao cả, lớn lao, thầm lặng.

Câu 2.4

Nội dung của câu thơ cuối cùng? 

  • A.
    Nhấn mạnh đối tượng quan tâm đặc biệt của Bác
  • B.
    Bác chỉ nghĩ cho mọi người mà quên cả bản thân
  • C.
    Ngợi ca sự cao cả, vĩ đại của Bác
  • D.
    Sự ngưỡng mộ của tác giả dành cho Bác

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu thơ ngợi ca sự cao cả, vĩ đại của Bác. Bác giống như dòng sông cứ hiền hòa chảy trôi, cống hiến cho cuộc đời.

Câu 2.5

Văn bản nào dưới đây nói về sự quan tâm, tình yêu của Bác dành cho thiên nhiên?

  • A.
    Tức cảnh Pác Bó
  • B.
    Ngắm trăng
  • C.
    Đi đường
  • D.
    Thuế máu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngắm trăng nói về tình yêu của Bác dành cho thiên nhiên.

Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch. Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn còn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.

     Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng ta.

     Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet, 5/2/2020)

Câu 3.1

Các từ vi trùng, miễn dịch, kháng sinh, virus thuộc trường từ vựng nào?

  • A.
    Nhà trường
  • B.
    Ngôi nhà
  • C.
    Văn học
  • D.
    Y học

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các từ vi trùng, miễn dịch, kháng sinh, virus thuộc trường từ vựng y học.

Câu 3.2

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

Câu 3.3

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta.”? 

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Hoán dụ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ liệt kê: mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc...

Câu 3.4

Câu: “Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch.” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu nghi vấn
  • B.
    Câu cầu khiến
  • C.
    Câu cảm thán
  • D.
    Câu trần thuật

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu trên thuộc kiểu câu trần thuật.

Câu 3.5

Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì?

  • A.
    Cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin.
  • B.
    Tập luyện thể thao.
  • C.
    Sống vui vẻ, lạc quan.
  • D.
    Tất cả các phương án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh:

- Cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin.

- Tập luyện thể thao.

- Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.

Câu 4 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cái cò sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”….

                                                       (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)

Câu 4.1

Đoạn thơ trên cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây trong chương trình Ngữ văn 8?

  • A.
    Nhớ rừng
  • B.
    Ông đồ
  • C.
    Đi đường
  • D.
    Khi con tu hú

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên được viết theo thể thơ lục bát, cùng thể thơ với bài Khi con tu hú (Tố Hữu).

Câu 4.2

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.

Câu 4.3

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ “Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”? 

  • A.
    So sánh
  • B.
    Đảo ngữ
  • C.
    Nhân hóa
  • D.
    Nói quá

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ: so sánh không ngang bằng “ta đi trọn kiếp con người” với “mấy lời mẹ ru”.

Câu 4.4

Nội dung chính của đoạn thơ trên là? 

  • A.
    Sự tiếc nuối của tác giả về một thời tuổi thơ đã xa và không quay trở lại
  • B.
    Nỗi day dứt của tác giả về những lỗi lầm trong quá khứ
  • C.
    Lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ và lời ru
  • D.
    Cả ba phương án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thể hiện tầm quan trọng của lời ru đối với mỗi con người, tình mẹ thương con; lòng biết ơn, kính yêu của người con đối với mẹ.

Câu 4.5

Văn bản nào dưới đây trong chương trình Ngữ văn 8 cũng viết về tình mẫu tử?

  • A.
    Nhớ rừng
  • B.
    Cô bé bán diêm
  • C.
    Lão Hạc
  • D.
    Trong lòng mẹ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong lòng mẹ cũng viết về tình mẫu tử.

close