Trắc nghiệm Bài 3: Phép trừ và phép chia Toán 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Phép tính \(x - 5\) thực hiện được khi

  • A

    \(x < 5\)   

  • B

    \(x \ge 5\)          

  • C

    \(x < 4\)      

  • D

    \(x = 3\)

Câu 2 :

Cho phép tính \(231 - 87\). Chọn câu đúng.

  • A

    \(231\) là số trừ 

  • B

    \(87\) là số bị trừ      

  • C

    \(231\) là số bị trừ   

  • D

    \(87\) là hiệu

Câu 3 :

Cho phép tính \(x:3 = 6\), khi đó thương của phép chia là

  • A

    \(x\)   

  • B

    \(6\)          

  • C

    \(3\)      

  • D

    \(18\)

Câu 4 :

Tính 1 454-997

  • A

    575

  • B

    567

  • C

    457

  • D

    754

Câu 5 :

Trong phép chia có dư \(a\) chia cho \(b,\) trong đó \(b \ne 0,\) ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên \(q\)\(r\)  duy nhất sao cho:

\(a = b.q + r\)

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    \(r \ge b\)

  • B

    \(0 < b < r\)

  • C

    \(0 < r < b\)

  • D

    \(0 \le r < b\)

Câu 6 :

Biểu diễn phép chia \(445:13\) dưới dạng \(a = b.q + r\)  trong đó  \(0 \le r < b\)

  • A

    \(445 = 13.34 + 3\)

  • B

    \(445 = 13.3 + 34\)

  • C

    \(445 = 34.3 + 13\)

  • D

    \(445 = 13.34\)

Câu 7 :

Trong các phép chia sau, có bao nhiêu phép chia có dư?

144:3

144:13

144:33

144:30

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 8 :

Hình ảnh sau minh họa cho phép toán nào?

  • A

    Phép cộng của 1 và 2

  • B

    Phép trừ của 3 và 2

  • C

    Phép cộng của 1 và 3

  • D

    Phép trừ của 3 và 1

Câu 9 :

Dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho \(3\) là:

  • A

    \(3k\,\left( {k \in N} \right)\)   

  • B

    \(5k + 3\,\left( {k \in N} \right)\)          

  • C

    \(3k + 1\,\left( {k \in N} \right)\)      

  • D

    \(3k + 2\,\left( {k \in N} \right)\)

Câu 10 :

Dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho \(5\) dư \(2\) là

  • A

    \(2k + 5\,\left( {k \in N} \right)\)   

  • B

    \(5k + 2\,\left( {k \in N} \right)\)          

  • C

    \(2k\,\left( {k \in N} \right)\)      

  • D

    \(5k + 4\,\left( {k \in N} \right)\)

Câu 11 :

Tình nhanh \(49.15 - 49.5\) ta được kết quả là

  • A

    \(490\)   

  • B

    \(49\)          

  • C

    \(59\)      

  • D

    \(4900\)

Câu 12 :

Kết quả của phép tính $12.100 + 100.36 - 100.19$ là

  • A

    \(29000\)             

  • B

    \(3800\)          

  • C

    \(290\)      

  • D

    \(2900\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phép tính \(x - 5\) thực hiện được khi

  • A

    \(x < 5\)   

  • B

    \(x \ge 5\)          

  • C

    \(x < 4\)      

  • D

    \(x = 3\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phép tính \(a - b\) thực hiện được khi \(a \ge b.\)

Lời giải chi tiết :

Phép tính \(x - 5\) thực hiện được khi \(x \ge 5.\)

Câu 2 :

Cho phép tính \(231 - 87\). Chọn câu đúng.

  • A

    \(231\) là số trừ 

  • B

    \(87\) là số bị trừ      

  • C

    \(231\) là số bị trừ   

  • D

    \(87\) là hiệu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Trong phép trừ $a - b = x$  thì  \(a\) là số bị trừ; \(b\) là số trừ và \(x\) là hiệu.

Lời giải chi tiết :

Trong phép trừ \(231 - 87\) thì \(231\) là số bị trừ và \(87\) là số trừ nên C đúng.

Câu 3 :

Cho phép tính \(x:3 = 6\), khi đó thương của phép chia là

  • A

    \(x\)   

  • B

    \(6\)          

  • C

    \(3\)      

  • D

    \(18\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ta sử dụng (số bị chia) : (số chia) = (thương) để xác định thương của phép chia

Lời giải chi tiết :

Phép chia \(x:3 = 6\) có \(x\) là số bị chia; \(3\) là số chia và \(6\) là thương.

Nên thương của phép chia là \(6.\)

Câu 4 :

Tính 1 454-997

  • A

    575

  • B

    567

  • C

    457

  • D

    754

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Thêm vào số bị trừ và số trừ cùng một số sao cho số trừ mới là số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn.

- Tính: (số bị trừ mới) – (số trừ mới).

Lời giải chi tiết :

1 454-997 = (1 454+3)-(997+3)

= 1 457-1 000=457

Câu 5 :

Trong phép chia có dư \(a\) chia cho \(b,\) trong đó \(b \ne 0,\) ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên \(q\)\(r\)  duy nhất sao cho:

\(a = b.q + r\)

Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A

    \(r \ge b\)

  • B

    \(0 < b < r\)

  • C

    \(0 < r < b\)

  • D

    \(0 \le r < b\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Định nghĩa về phép chia hết và phép chia có dư.

Lời giải chi tiết :

Khi chia a cho b, trong đó \(b \ne 0,\) ta luôn tìm được đúng hai số tự nhiên \(q\)\(r\)  duy nhất sao cho:

\(a = b.q + r\)       trong đó  \(0 \le r < b\)

Phép chia a cho b là phép chia có dư nên \(r \ne 0\)

Vậy \(0 < r < b\).

Câu 6 :

Biểu diễn phép chia \(445:13\) dưới dạng \(a = b.q + r\)  trong đó  \(0 \le r < b\)

  • A

    \(445 = 13.34 + 3\)

  • B

    \(445 = 13.3 + 34\)

  • C

    \(445 = 34.3 + 13\)

  • D

    \(445 = 13.34\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặt tính rồi tính.

Xác định a,b,q,r trong phép chia vừa nhận được.

Lời giải chi tiết :

Số bị chia là \(b = 445\), số chia là \(b = 13\) thương \(q = 34\), số dư là \(r = 3\). Ta biểu diễn phép chia như sau: \(445 = 13.34 + 3\)

Câu 7 :

Trong các phép chia sau, có bao nhiêu phép chia có dư?

144:3

144:13

144:33

144:30

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đặt tính rồi tính.

Đếm số các phép chia có dư.

Lời giải chi tiết :

         

      

Vậy có 3 phép chia có dư

Câu 8 :

Hình ảnh sau minh họa cho phép toán nào?

  • A

    Phép cộng của 1 và 2

  • B

    Phép trừ của 3 và 2

  • C

    Phép cộng của 1 và 3

  • D

    Phép trừ của 3 và 1

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Số 3 và số 1 cùng chiều từ trái sang phải, số 2 ngược chiều với hai số này. Mà ta có 3-2=1 nên hình ảnh trên minh họa cho phép trừ 3-2.

Câu 9 :

Dạng tổng quát của số tự nhiên chia hết cho \(3\) là:

  • A

    \(3k\,\left( {k \in N} \right)\)   

  • B

    \(5k + 3\,\left( {k \in N} \right)\)          

  • C

    \(3k + 1\,\left( {k \in N} \right)\)      

  • D

    \(3k + 2\,\left( {k \in N} \right)\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng các số hạng chia hết cho \(a\) có dạng $x = a.k\,\left( {k \in N} \right)$

Lời giải chi tiết :

Các số hạng chia hết cho \(3\) có dạng tổng quát là \(x = 3k\,\left( {k \in N} \right)\)

Câu 10 :

Dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho \(5\) dư \(2\) là

  • A

    \(2k + 5\,\left( {k \in N} \right)\)   

  • B

    \(5k + 2\,\left( {k \in N} \right)\)          

  • C

    \(2k\,\left( {k \in N} \right)\)      

  • D

    \(5k + 4\,\left( {k \in N} \right)\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Số tự nhiên \(a\) chia cho \(b\) được thương \(q\) và  dư $r$ có dạng \(a = b.q + r.\)

Lời giải chi tiết :

Dạng tổng quát của số tự nhiên chia cho \(5\) dư \(2\) là \(a = 5k + 2\,\left( {k \in N} \right).\)

Câu 11 :

Tình nhanh \(49.15 - 49.5\) ta được kết quả là

  • A

    \(490\)   

  • B

    \(49\)          

  • C

    \(59\)      

  • D

    \(4900\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng  tính chất phân phối của phép nhân với phép trừ \(ab - ac = a\left( {b - c} \right).\)

Lời giải chi tiết :

Ta có \(49.15 - 49.5\)\( = 49.\left( {15 - 5} \right) = 49.10 = 490.\)

Câu 12 :

Kết quả của phép tính $12.100 + 100.36 - 100.19$ là

  • A

    \(29000\)             

  • B

    \(3800\)          

  • C

    \(290\)      

  • D

    \(2900\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng; phép trừ \(ab + ac - ad = a\left( {b + d - c} \right).\)

Lời giải chi tiết :

Ta có $12.100 + 100.36 - 100.19$\( = 100.\left( {12 + 36 - 19} \right) = 100.29 = 2900.\)

close