Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi)

Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bố cục

2 đoạn:

- Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên Côn Sơn.

- Đoạn 2 (4 câu thơ cuối): Con người trong thiên nhiên Côn Sơn

Giọng đọc

Tha thiết, truyền cảm

Nội dung chính

Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

- “Bài ca Côn Sơn” (Côn Sơn ca) có nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn.

- Trong nguyên văn chữ Hán, bài thơ được viết theo thể thơ khác nhưng ở đây được dịch bằng thể thơ lục bát.

2. Đề tài

Thiên nhiên và con người Côn Sơn

3. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm

4. Thể loại

Thơ lục bát

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close