Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thứcChọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn tả một người bạn đã gắn bó với em trong những năm học qua. Đề 2: Viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong sách Tiếng Việt 5, trong đó có những chi tiết sáng tạo. Đề bài Trả lời câu hỏi trang 157 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Chọn 1 trong 2 đề dưới đây: Đề 1: Viết bài văn tả một người bạn đã gắn bó với em trong những năm học qua. Đề 2: Viết bài văn kể lại một câu chuyện em yêu thích trong sách Tiếng Việt 5, trong đó có những chi tiết sáng tạo. Phương pháp giải - Xem chi tiết Em chọn 1 trong 2 đề, dự vào kiến thức đã học để viết bài văn. Lời giải chi tiết Đề 1: Năm trước, gia đình em chuyển đến sống ở một khu chung cư mới. Căn hộ đối diện nhà em tình cờ có một cậu bạn trạc tuổi em tên là Quân. Chẳng mấy chốc mà chúng em trở thành một đôi bạn thân thiết. Lúc đầu nếu không nghe lời giới thiệu của mẹ thì em không thể tin được rằng Quân bằng tuổi em. Vì cậu ấy trông cao lớn, phổng phao hơn hẳn các bạn cùng tuổi. Bây giờ, mới là học sinh lớp 5, cậu ấy đã cao 1m67 rồi. Cậu ấy không chỉ cao mà còn rất săn chắc, vạm vỡ nhờ niềm đam mê cháy bỏng dành cho bóng rổ. Nếu không mặc đồng phục đi học, thì hầu như em luôn thấy cậu ấy mặc áo quần bóng rổ. Phải nói là cậu ấy rất hợp với kiểu trang phục đó. Ngay cả mái tóc húi cua cũng phù hợp đến lạ. Bởi cậu ấy có một khuôn mặt góc cạnh, điển trai vô cùng. Sau khi gặp bố Quân, thì em chắc chắn rằng, sau này cậu ấy sẽ còn cao lớn và đẹp trai nữa. Bởi cậu ấy được di truyền đôi mắt sâu và chiếc mũi cao thẳng của bố. Còn cả chiếc cằm chữ V và đôi môi chúm chím của mẹ nữa chứ. Đã vậy, Quân còn rất hay cười. Cười vô tư và hào sảng, cười híp cả đôi mắt lại thành hai đường kẻ cong cong. Đi chơi với Quân thì chẳng bao giờ em thấy chán. Vì cậu ấy luôn có rất nhiều chủ đề thú vị để chia sẻ với em. Từ chuyện con chó, con mèo nhà này đến chuyện chậu cây nhà kia. Từ chuyện cuộc thi bóng chuyền đến cửa hàng tô tượng. Cậu ấy cứ như một trạm tình báo thông tin thu nhỏ vậy. Tuy đam mê vui chơi là thế, nhưng Quân cũng là một học sinh chăm ngoan. Dù thành tích không quá xuất sắc, nhưng cậu ấy vẫn được thầy cô quý mến vì sự nghiêm túc và chăm chỉ của mình. Từ sau khi chơi với Quân, em dần có thói quen tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày. Mỗi lần em muốn lười biếng, cậu ấy sẽ đốc thúc em ngay. Thật vui và tự hào khi em có một người bạn thân tuyệt vời như cậu ấy. Đề 2: “Những con hạc giấy” là một câu chuyện cảm động về những nỗi đau mà chiến tranh mang lại, và đó cũng là câu chuyện để lại cho em nhiều ấn tượng và nhiều suy ngẫm nhất. Sự việc bắt nguồn từ ngày 16/7/1945, nước Mỹ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mỹ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản, lần lượt ở hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki. Việc này đã cướp đi mạng sống của hàng trăm nghìn người. Tổng số người chết vì hai quả bom này và bị nhiễm phóng xạ lên tới nửa triệu, còn thành phố đã hoang tàn, không còn dấu hiệu của sự sống. Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-ki Xa-đa-kô mới hai tuổi đã may mắn thoát khỏi bàn tay của Thần Chết tại thời điểm đó, nhưng em lại nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, hậu quả của nó càng trở nên rõ nét: Sức khoẻ của em suy giảm rất nhanh, phải nằm viện liên tục để điều trị. Mỗi ngày với Xa-đa-kô là một ngày khó khăn bởi sự hành hạ mà nỗi đau thể xác mang lại. Cô bé không thể đi lại, ăn uống, sinh hoạt như người bình thường, bởi bất cứ hành động nào cũng đều mang lại sự đau đớn. Ngày ngày ngồi trên giường bệnh càng lúc càng khiến Xa-đa-kô thấy mệt mỏi và tuyệt vọng. Bỗng nhiên, một tia hy vọng xuất hiện trong cô bé khi Xa-xa-ki Xa-đa-kô nghe được một truyền thuyết truyền miệng từ xa xưa: Nếu gấp đủ một nghìn con hạc bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khoẻ mạnh trở lại. Cô bé mười hai tuổi ngây thơ đã đặt niềm tin vào đó hoàn toàn, và đã cố nén nỗi đau thể xác, miệt mài ngồi gấp hạc. Mỗi con hạc hoàn thành là một nụ cười lại xuất hiện trên gương mặt đã sớm mệt mỏi vì bệnh tật, cũng là một tia hy vọng cho em được hoàn thành. Câu chuyện của Xa-xa-ki Xa-đa-kô đã nhanh chóng được mọi người biết tới. Trẻ em ở khắp Nhật Bản đã gửi tặng cô thật nhiều con hạc giấy. Thế nhưng, Xa-đa-kô đã vĩnh viễn không tỉnh dậy nữa khi cô bé mới gấp được 644 con. Xúc động trước sự ra đi của Xa-đa-kô, học sinh ở thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền để xây một tượng đài tưởng niệm những nạn nhân qua đời vì tội ác của bom nguyên tử, của chiến tranh. Sau này, bức tượng đó được dựng lên ở Công viên Hoà bình của thành phố. Trên đỉnh tượng đài là tượng một bé gái – mô phỏng lại hình ảnh Xa-đa-kô – giơ cao hai tay nâng một con hạc lớn đang dang cánh bay, ánh mắt tràn ngập nỗi thiết tha và hy vọng. Dưới tượng đài khắc dòng chữ “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”. Khi nghe câu chuyện về cô bé Xa-xa-cô, em nghĩ hẳn ai ai cũng xúc động trước lòng yêu chuộng hòa bình của cô bé. Sẽ chẳng có phép màu nào gìn giữ được cuộc sống hòa bình mà mỗi con người, mỗi quốc gia cần phải nỗ lực chung tay để gìn bảo vệ nền hòa bình vốn có và đẩy lùi chiến tranh phi nghĩa.
|