Bài 9: Liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ trang 45 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. (1) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. (2) Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thể. (3) Choắt họ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. (4) Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. (Tô Hoài)

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 45 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

(1) Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. (2) Dế Choắt là tên tôi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thể.  (3) Choắt họ có lẽ cũng trạc tuổi tôi. (4) Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm.

(Tô Hoài)

 

a. Từ nào được lặp lại ở các câu trong đoạn văn trên?

b. Việc lặp lại từ đó có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Từ được lặp lại ở các câu trong đoạn văn trên: Choắt.

b. Việc lặp lại từ choắt có tác dụng: cho biết đoạn văn miêu tả nhân vật Dế Choắt. Đồng thời, cho thấy sự quan tâm của Dế Mèn với người bạn này.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 45 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Chọn từ ngữ nào trong câu 1 của đoạn văn dưới đây thay cho bông hoa để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn?

(1) Hoa giấy đẹp một cách giản dị. (2) Mỗi cánh * giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. (3) Lớp lớp * rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

(Theo Trần Hoài Dương)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Từ ngữ thay thế: hoa

 

Ghi nhớ

Các câu trong một đoạn văn có thể liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ: câu sau lặp lại từ ngữ ở câu trước.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 45 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Tìm từ ngữ được lặp lại để liên kết câu trong mỗi đoạn văn sau:

a. (1) Một hôm, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối, đem đàn của vua Thuỷ Tề cho ra gảy. (2) Tiếng đàn vang lên như những lời trách oán, trách sự hững hờ của công chúa và oán sự độc ác của Lý Thông. (3) Tiếng đàn vẳng đến hoàng cung, lọt vào tai công chúa. (4) Vừa nghe tiếng đàn, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. (5) Nàng xin vua cha cho gọi người đánh đàn vào cung.

(Truyện Thạch Sanh)

 

b. (1) Trong rừng, những cây sau sau đã ra lá non. (2)  Những mầm lá mới nảy chưa có màu xanh, chúng mang màu nâu hồng trong suốt. (3) Những lá lớn hơn xanh mơn mởn. (4) Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm nhà lợp đầy những ngôi sao xanh. (5) Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu.

(Ngô Quân Miện)

 

c. (1) Chú sơn ca tiếp tục vỗ cánh bay lên cao vút. (2) Chú thấy cần phải làm một chuyến đi xa để thăm tất cả mảnh đất quê hương của chú. (3) Đôi cánh nhỏ chao chát trên không dẫn chú đi. (4) Cảnh vật loang loáng in vào đôi mắt tinh nhanh tuyệt diệu của chú. (5) Chú xiết bao kinh ngạc vì thấy quê hương của chú, ngoài dãy đồi đầy một màu xanh và ánh nắng, còn trải ra bao la!

(Nguyễn Kiên)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các đoạn văn để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a. Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu: đàn

b. Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu:

c. Từ ngữ được lặp lại để liên kết câu: chú

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 46 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Viết 2 – 3 câu về một lễ hội, trong đó các câu liên kết với nhau bằng cách lặp từ ngữ.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và viết câu phù hợp.

Lời giải chi tiết:

Chọi trâu Đồ Sơn, Hải Phòng là một lễ hội truyền thống để lại nhiều ấn tượng trong lòng nhiều du khách thập phương. Chọi trâu không chỉ là lễ hội văn hoá lâu đời, quan trọng của người dân vạn chài mà còn là dịp thưởng thức những trận chọi trâu hấp dẫn. Cho tới ngày nay, chọi trâu trở thành biểu tượng, nét đẹp riêng mà Hải Phòng có được.

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close