Bài 32: Sự tích chú Tễu trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thứcNêu nhận xét của em về gương mặt nhân vật chú Tễu trong các tiết mục múa rối nước.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Khởi động Trả lời câu hỏi khởi động trang 153 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Nêu nhận xét của em về gương mặt nhân vật chú Tễu trong các tiết mục múa rối nước. Phương pháp giải: Em quan sát hình ảnh gương mặt nhân vật chú Tễu và đưa ra nhận xét. Lời giải chi tiết: Gương mặt nhân vật chú Tễu trong các tiết mục múa rối nước trông rất ngộ nghĩnh, vui tươi, miệng luôn cười và hai má hồng hào, mặt trắng sáng. Nội dung bài đọc
Bài đọc 1 Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 155 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức SỰ TÍCH CHÚ TỄU Nhân vật: 1. Ông quản phường rối nước 2. Tễu — anh trai làng Cảnh 1: Tại xưởng mộc phường rối nước.
Ông quản: - Anh tìm ai? Anh Tễu: – Dạ thưa, con tìm ông quản phường rối nước ạ. Ông quản: – Là ta đây! Anh Tễu: – Dạ, con tên Tễu. Đến xin học nghề. Ông quản: – Tễu có nghĩa là cười. Tên đẹp đấy! Vì sao con muốn học nghề rối nước? Anh Tễu: – Con thích ca hát mà tướng mạo khó coi, “bụng trống chầu, đầu cá trê", vào phường ta mới mong được giấu mặt mình, trình mặt rối mà hát sau bức mành ạ. Ông quản: - Ta thấy con ngộ nghĩnh, hoạt bát đấy chứ! Ai mách con tới đây? Anh Tễu: – Mẹ con ạ. Mẹ con bảo tới đây “không đẹp nay thì đẹp mai, học cười má phấn có hai đồng tiền”. Ông quản: - Ha ha! Phường ta đưa tiếng cười mua vui cho làng xóm. “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ!”. Để ta dạy con diễn mấy quân hề. Tha hồ mà cười! Nào ta sang thuỷ đình ao làng để tập. Cảnh 2: Ba năm sau, ở thuỷ đình phường rối nước. Ông quản: - Con đã được hát ca thoả thích, vì sao sau các buổi diễn, ta thấy con đăm chiêu như vậy? Anh Tễu: – Thưa ông quản! Gần đây, con thường mơ thấy một nơi có nhà thuỷ đình rộng mênh mông, thoả sức ngân nga cho tròn vành rõ chữ. Ở đó có nhiều người đẹp như tiên đang múa ca, vẫy gọi con... Ông quản: – Ta nghĩ đó chính là mong ước tìm cho nghề rối nước những tích trò hay hơn, những quân rối đẹp hơn! Con cứ đi theo tâm nguyện của mình. Chỉ xin con cho phường rối làng ta lấy chính con làm hình mẫu khắc tạc một quân rối mới, thay con ở lại múa ca với bạn nghề. Anh Tễu: – Xin vâng. Quân rối chú Tễu sẽ thay con ca hát với mọi người. Con xin cảm ơn! (Ngày tiễn chân anh Tễu, cả phường rồi cùng hát “Hãy vui...i.... a... là vui như chú Tễu…”.) (Theo Trần Quốc Toàn) Từ ngữ - (Ông) quản phường: (người) quản lí, điều hành một tổ chức gồm những người cùng làm một nghề, một công việc (trong xã hội xưa). - Thuỷ đình: nhà biểu diễn múa rối nước. - Quân hề: nhân vật rối nước được làm bằng gỗ, đóng vai gây cười trong các vở diễn.
Ở cảnh 1, lí do anh Tễu tìm gặp ông quản là gì? Phương pháp giải: Em đọc lời thoại ở anh Tễu ở cảnh 1 để tìm câu trả lời. Lời giải chi tiết: Anh Tễu tìm gặp ông quản để học nghề rối nước. Bài đọc 2 Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 155 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Qua lời chào hỏi, giới thiệu, trò chuyện với ông quản, em thấy anh Tễu là người thế nào? Phương pháp giải: Em đọc lời chào hỏi, giới thiệu, trò chuyện với ông quản để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Qua lời chào hỏi, giới thiệu, trò chuyện với ông quản, em thấy anh Tễu là người thật thà, hoạt bát, ngộ nghĩnh. Bài đọc 3 Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 155 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Theo em, vì sao ông quản dạy cho anh Tễu diễn những quân rối hề? - Vì thấy anh Tễu muốn “học cười”. - Vì thấy anh Tễu hoạt bát, ngộ nghĩnh. - * Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Ông quản dạy cho anh Tễu diễn những quan rối hề vì: - Vì thấy anh Tễu muốn “học cười”. - Vì thấy anh Tễu hoạt bát, ngộ nghĩnh. - Vì đưa tiếng cười mua vui cho cả làng. Bài đọc 4 Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 155 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Ở cảnh 2, điều gì khiến anh Tễu có những xáo trộn trong tâm tư? Vì sao ông quản khích lệ anh Tễu đi theo tâm nguyện của mình? Phương pháp giải: Em đọc cảnh 2 để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Anh Tễu có những xáo trộn trong tâm tư vì mơ thấy một nơi có nhà thuỷ đình rộng mênh mông, thoả sức ngân nga cho tròn vành rõ chữ. Ở đó có nhiều người đẹp như tiên đang múa ca, vẫy gọi anh Tễu. - Ông quản khích lệ anh Tễu đi theo tâm nguyện của mình vì ông nghĩ đó chính là mong ước tìm cho nghề rối nước những tích trò hay hơn, những quân rối đẹp hơn. Bài đọc 5 Trả lời câu hỏi 5 bài đọc trang 155 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Vở kịch giải thích thế nào về sự xuất hiện nhân vật chú Tễu trong các vở rối nước? Phương pháp giải: Em dựa vào vở kịch, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Vở kịch giải thích sự xuất hiện nhân vật chú Tễu trong các vở rối nước là: Sau khi anh Tễu rời phường rối nước, ông quản phường xin anh lấy chính hình mẫu anh khắc tạc thành một quân rối mới, thay anh Tễu ở lại múa cá với bạn nghề trong phường. Do vậy đây là một nhân vật được hình tượng hóa từ một con người có thật, mang nhiều ý nghĩa. Vận dụng 1 Trả lời câu hỏi 1 vận dụng trang 155 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Xếp các từ có tiếng tâm dưới đây vào nhóm thích hợp. - Tâm có nghĩa là điểm chính giữa: - Tâm có nghĩa là tình cảm, ý chí: Phương pháp giải: Em giải nghĩa các từ để sắp xếp vào nhóm phù hợp. Lời giải chi tiết: - Tâm có nghĩa là điểm chính giữa: tâm bão, tâm điểm, trung tâm - Tâm có nghĩa là tình cảm, ý chí: tâm tư, tâm nguyện, tâm huyết, lương tâm, tâm trạng Vận dụng 2 Trả lời câu hỏi 2 vận dụng trang 155 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Đặt câu với 1 – 2 từ trong mỗi nhóm ở bài tập 1. Phương pháp giải: Em suy nghĩ và đặt câu phù hợp. Lời giải chi tiết: - Ngày đầu tiên đi học, tâm trạng em rất bồi hồi. - Quận Hoàn Kiếm là trung tâm của thành phố Hà Nội.
|