Bài 18: Đọc mở rộng trang 97 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thứcĐọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 97 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh. G: - Ngày em tới trường – Lê Phương Liên “Hôm nay là một ngày đầu thu, nắng đẹp khắp bờ tre ngọn cỏ. Hương lúa chín bay lâng lâng vào các lớp học. Và, sáng nay là ngày cu Tí đứng dậy lễ phép nói với thầy giáo: – Thưa thầy, em tên là Nguyễn Văn Thắng chứ không phải là cu Tí ạ.” - Mái trường thân yêu – Lê Khắc Hoan “Trường của chúng tôi còn nghèo, mái lá tường đất, vách nứa, cửa tre. Nhưng thân thiết biết nhường nào, ở đấy có sân bóng đá, có tủ sách của liên đội, có vườn địa lí với lá cờ đỏ phấp phới bay trên đỉnh con quay gió,... Và hơn hết, ở đấy có những người tôi đã coi như ruột thịt. - Những tấm lòng cao cả - A-mi-xi: “Thầy hiệu trưởng của chúng tôi là một người ôn hoà, dễ mến,... Sáng nào thầy cũng là người đầu tiên đến trường. Thầy chờ học sinh đến lớp, chờ phụ huynh tìm gặp mình nói chuyện. Khi tan học, thầy là người cuối cùng rời khỏi trường. Bởi vì thầy phải đi kiểm tra ở quanh trường xem có học sinh nào đi trên đường mà không chú ý an toàn hay không, xem có học sinh nào mải chơi không về nhà hay không... Phương pháp giải: Em đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh dựa vào gợi ý hoặc sách báo, internet,… Lời giải chi tiết: Em đọc câu chuyện về nhà trường, thầy cô, học sinh dựa vào gợi ý hoặc sách báo, internet,… Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 87 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Phương pháp giải: Em dựa vào câu chuyện đã đọc ở bài tập 1 và phiếu phiếu đọc sách theo mẫu. Lời giải chi tiết:
Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 87 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Dựa vào những ghi chép trong phiếu đọc sách, trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện đã đọc. Phương pháp giải: Em dựa vào những ghi chép trong phiếu đọc sách, trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện đã đọc. Lời giải chi tiết: Cuốn sách "Những tấm lòng cao cả" không chỉ đơn thuần là một tập hợp các kỷ niệm thơ ấu, mà nó còn là một tác phẩm chứa đựng rất nhiều bài học quý giá về việc giáo dục con trẻ. Tác giả đã sử dụng lối viết dưới dạng nhật ký của một cậu bé để truyền đạt những thông điệp sâu sắc về cuộc sống. Trong từng câu chuyện, chúng ta không chỉ gặp gỡ những nhân vật và sự kiện đầy màu sắc của tuổi thơ, mà còn bắt gặp những bài học về tình người và lòng yêu thương. Mỗi câu chuyện là một bài học về nhân cách, về cách cư xử, và về việc bồi dưỡng tâm hồn với những đức tính tốt đẹp mà mỗi con người nên có. Tác giả đã thông qua câu chuyện của cậu bé Enricô để truyền đạt những giá trị và nguyên tắc sống quan trọng. Từ những trải nghiệm của Enricô và những người xung quanh, chúng ta học được về lòng nhân ái, sự tử tế, sự quan tâm và sự hy sinh. Đồng thời, cuốn sách cũng khích lệ chúng ta suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống và giá trị của mỗi mối quan hệ con người. Tóm lại, "Những tấm lòng cao cả" không chỉ là một cuốn sách giải trí mà còn là một nguồn cảm hứng và sự bổ ích về việc giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn cho cả trẻ em và người lớn. Vận dụng Trả lời câu hỏi vận dụng trang 87 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức Giới thiệu với bạn hoặc người thân về một người mà em khâm phục, ngưỡng mộ (có thể là một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc). Phương pháp giải: Em dựa vào kiến thức của bản thân về một người mà em khâm phục, ngưỡng mộ và giới thiệu với bạn hoặc người thân. Gợi ý: - Người mà em khâm phục, ngưỡng mộ là ai? - Vì sao em khâm phục, ngưỡng mộ người đó? Lời giải chi tiết: Trong chúng ta, hẳn ai cũng đã từng một lần được nghe về câu chuyện vượt khó học giỏi của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Thầy là một người có hoàn cảnh bất hạnh khi hai tay của thầy đều bị liệt, không thể cử động nhưng thầy lại có một tinh thần hiếu học mạnh mẽ. Chính nghị lực hơn người và sự nỗ lực không ngừng đã đưa thầy Nguyễn Ngọc Kí chạm đến đích của thành công. Câu chuyện về cậu bé ham học Nguyễn Ngọc Kí: Nguyễn Ngọc Kí là một cậu bé tật nguyền liệt cả hai tay, vì vậy nên cậu không thể đi học như những bạn bè cùng trang lứa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Kí lại có một tinh thần ham học mạnh mẽ, một ngày cậu đến lớp học để nghe cô giáo giảng bài. Cô giáo thấy có một cậu bé thập thò ngoài cửa thì đã ra và hỏi chuyện, Nguyễn Ngọc Kí đã nói với cô giáo về nguyện vọng của mình, cô giáo rất cảm động vì tinh thần hiếu học của cậu bé, nhưng khi cô chạm vào hai cánh tay của Kí thì thấy hai tay buông thong. Dù rất buồn nhưng cô đành phải nói lời xin lỗi với cậu bé, vì với đôi tay như vậy thì cậu bé không thể cầm bút mà học tập như những bạn bè cùng trang lứa. Nguyễn Ngọc Kí đã rất buồn nhưng thay vì chán nản thì cậu bé đã ngày ngày rèn luyện viết chữ bằng chính đôi chân của mình. Vì nhà nghèo không có giấy bút nên Nguyễn Ngọc Kí thường kẹp những viên gạch nhỏ và vẽ những nét ngoằn ngoèo lên nền nhà. Trong một lần đến thăm Kí, cô giáo đã bắt gặp cảnh Kí đang tập viết nên vô cùng xúc động, cô giáo đã mua tặng Kí chiếc bút và cuốn vở. Có được cuốn vở mới, Kí hăng say tập viết, ban đầu chỉ là những nét nguệch ngoạc không rõ hình thù nhưng vì chăm chỉ tập luyện mà Nguyễn Ngọc Kí không những viết được chữ mà còn viết vô cùng đẹp. Sự nỗ lực vươn lên không ngừng đã đưa Nguyễn Ngọc Kí từ một cậu bé tật nguyền thành một thầy giáo mẫu mực,một tấm gương vượt khó cho hàng triệu con người học tập và noi theo.
|