Toán lớp 5 Bài 88. Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất - SGK cánh diềuĐể biểu thị số cây do từng học sinh trong nhóm Sao Mai trồng ở vườn trường, người ta đã dùng biểu đồ dưới đây: a) Hoàn thành bảng dưới đây: Quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi: Khi thực hiện một trò chơi quay vòng quay ngẫu nhiên 18 lần, Hà ghi lại kết quả kim quay dừng lại như sau: a) Quan sát ba biểu đồ sau, thảo luận và đặt các câu hỏi: Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 98 SGK Toán 5 Cánh diều Để biểu thị số cây do từng học sinh trong nhóm Sao Mai trồng ở vườn trường, người ta đã dùng biểu đồ dưới đây: Số cây do học sinh nhóm Sao Mai trồng ở vườn trường Dựa vào biểu đồ, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Có mấy học sinh trong nhóm Sao Mai? Mỗi học sinh trồng được bao nhiêu cây? b) Bạn nào trồng được nhiều cây nhất? c) Bạn nào trồng được ít cây nhất? d) Những bạn nào trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng? e) Những bạn nào trồng được ít cây hơn bạn Liên? Phương pháp giải: Dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi. Lời giải chi tiết: a) - Có 5 học sinh trong nhóm Sao Mai. - Lan trồng được 3 cây. - Hòa trồng được 2 cây. - Liên trồng được 5 cây. - Mai trồng được 8 cây. - Dũng trồng được 4 cây. b) Bạn Mai trồng được nhiều cây nhất. c) Bạn Hòa trồng được ít cây nhất. d) Bạn Liên, Mai trồng được nhiều cây hơn bạn Dũng. e) Bạn Lan, Hòa trồng được ít cây hơn bạn Liên. Câu 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 98 SGK Toán 5 Cánh diều a) Hoàn thành bảng dưới đây: Kết quả điều tra về sở thích ăn các loại hoa quả của học sinh lớp 5A b) Dựa vào kết quả ở câu a hoàn thành biểu đồ dưới đây: Phương pháp giải: a) Hoàn thành bảng. b) Dựa vào kết quả ở câu a hoàn thành biểu đồ. Lời giải chi tiết: a) b) Câu 3 Trả lời câu hỏi 3 trang 99 SGK Toán 5 Cánh diều Quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi: a) Bao nhiêu phần trăm sản phẩm làm từ thuỷ tinh được tái chế? b) Bao nhiêu phần trăm sản phẩm làm từ nhôm được tái chế? c) Sản phẩm làm từ chất liệu gì được tái chế nhiều nhất? Sản phẩm làm từ chất liệu gì được tái chế ít nhất? Phương pháp giải: Quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi. Lời giải chi tiết: a) Có 25% sản phẩm làm từ thuỷ tinh được tái chế. b) Số phần trăm sản phẩm làm từ nhôm được tái chế là: 100% – 25% – 20% – 10% = 45% c) - Sản phẩm làm từ nhôm được tái chế nhiều nhất. - Sản phẩm làm từ nhựa được tái chế ít nhất. Câu 4 Trả lời câu hỏi 4 trang 99 SGK Toán 5 Cánh diều Khi thực hiện một trò chơi quay vòng quay ngẫu nhiên 18 lần, Hà ghi lại kết quả kim quay dừng lại như sau: a) Hãy hoàn thành bảng dưới đây và cho biết số lần kim quay dùng lại ở phần màu vàng, màu đỏ, màu xanh: b) Viết tỉ số để mô tả khả năng kim quay chỉ vào phần màu vàng trong tổng số 18 lần quay. Phương pháp giải: a) Hoàn thành bảng dựa vào kết quả Hà ghi lại. b) Tỉ số để mô tả khả năng kim quay chỉ vào phần màu vàng trong tổng số 18 lần quay có tử số là số lần kim quay chỉ vào phần màu vàng, mẫu số là tổng số 18 lần quay. Lời giải chi tiết: a) b) Tỉ số để mô tả khả năng kim quay chỉ vào phần màu vàng trong tổng số 18 lần quay là $\frac{7}{{18}}$ Câu 5 Trả lời câu hỏi 5 trang 100 SGK Toán 5 Cánh diều a) Quan sát ba biểu đồ sau, thảo luận và đặt các câu hỏi: b) Theo em, khi sử dụng các loại biểu đồ khác nhau để biểu diễn số liệu cần lưu ý những gì? Phương pháp giải: a) Quan sát ba biểu đồ, thảo luận và đặt các câu hỏi. b) Trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a) - Có mấy học sinh mượn sách ở thư viện? Mỗi học sinh mượn bao nhiêu quyển sách ở thư viện? - Bạn nào mượn nhiều sách ở thư viện nhất? - Bạn nào mượn ít sách ở thư viện nhất? - Các bạn học sinh lớp 5A có những sở thích gì? - Bao nhiêu học sinh thích bơi? Bao nhiêu học sinh thích xem phim? - Các bạn học sinh lớp 5A thích làm gì nhất? - Bao nhiêu phần trăm học sinh đến trường bằng ô tô? - Bao nhiêu phần trăm học sinh đến trường bằng xe buýt? - Số học sinh đến trường bằng xe đạp gấp bao nhiêu lần số học sinh đến trường bằng xe buýt? - Học sinh đến trường bằng phương tiện gì nhiều nhất? Học sinh đến trường bằng phương tiện gì ít nhất? b) Tùy thuộc vào đặc điểm số liệu mà ta biểu diễn bằng các loại biểu đồ khác nhau. - Khi số liệu đơn giản, ta có thể biểu diễn bằng biểu đồ tranh. - Khi số lượng thời điểm quan sát ít, ta có thể biểu diễn bằng biểu đồ cột. - Khi muốn biểu diễn tỉ lệ phần trăm, ta dùng biểu đồ hình quạt tròn.
|