Toán lớp Bài 65. Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương - SGK cánh diều

Tính thể tích các hình sau: a) Tính thể tích mỗi đồ vật sau: b) Trong hai hộp sau, hộp nào cần dùng nhiều giấy gói hơn? Quan sát hình vẽ: a) Tính thể tích thùng hàng. b) Tính diện tích toàn phần của thùng hàng. Ước lượng rồi lựa chọn số đo thể tích phù hợp:

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 44 SGK Toán 5 Cánh diều

Tính thể tích các hình sau:

Phương pháp giải:

Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

$V = a \times b \times c$

Muốn tính thể tích hình lập phương, ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh (cùng một đơn vị đo).

$V = a \times a \times a$

Lời giải chi tiết:

a) Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:

$5 \times 8 \times 5 = 200$(cm3)

Đáp số:  200 cm3

b) Thể tích hình lập phương đó là:

$4 \times 4 \times 4 = 64$(dm3)

Đáp số: 64 dm3

c) Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:

$20 \times 4 \times 5 = 400$(m3)

Đáp số: 400 m3.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 45 SGK Toán 5 Cánh diều

a) Tính thể tích mỗi đồ vật sau:

b) Trong hai hộp sau, hộp nào cần dùng nhiều giấy gói hơn?

Phương pháp giải:

a) Thể tích hình hộp chữ nhật: $V = a \times b \times c$

Thể tích hình lập phương: $V = a \times a \times a$

b) Tính thể tích hai hộp rồi so sánh thể tích hộp nào lớn hơn thì cần dùng nhiều giấy gói hơn.

Lời giải chi tiết:

a) Thể tích cái két sắt là:

$0,4 \times 0,4 \times 0,4 = 0,064$(m3)

Đổi: 125 cm = 1,25 m; 80 cm = 0,8 m.

Thể tích cái tủ gỗ là:

$1,25 \times 0,8 \times 2 = 2$(m3)

b) Diện tích xung quanh của hộp A là:

(10 + 8) x 2 x 3 = 108 (cm2)

Diện tích toàn phần của hộp A là:

10 x 8 x 2 + 108 = 268 (cm2)

Diện tích toàn phần của hộp B là:

7 x 7 x 6 = 294 (cm2)

Vì 294 cm2 > 268 cm2  

Nên hộp B cần dùng nhiều giấy gói hơn.

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 45 SGK Toán 5 Cánh diều

Quan sát hình vẽ:

 

a) Tính thể tích thùng hàng.

b) Tính diện tích toàn phần của thùng hàng.

Phương pháp giải:

a) Tính thể tích thùng hàng bằng chiều dài $ \times $chiều rộng $ \times $chiều cao.

b) Tính diện tích toàn phần của thùng hàng = diện tích xung quanh + 2 $ \times $diện tích đáy

- Diện tích đáy = chiều dài $ \times $chiều rộng

- Diện tích xung quanh = chu vi đáy $ \times $chiều cao

Lời giải chi tiết:

a) Thể tích thùng hàng đó là:

$2,4 \times 6 \times 2,6 = 37,44$(m3)

b) Diện tích đáy của thùng hàng là:

$2,4 \times 6 = 14,4$(m2)

Diện tích xung quanh của thùng hàng là:

$\left( {2,4 + 6} \right) \times 2 \times 2,6 = 43,68$(m2)

Diện tích toàn phần của thùng hàng là:

$43,68 + 14,4 \times 2 = 72,48$(m2)

Đáp số: a) 37,44 m3;

b) 72,48 m2.

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 45 SGK Toán 5 Cánh diều

Ước lượng rồi lựa chọn số đo thể tích phù hợp:

Phương pháp giải:

Ước lượng rồi lựa chọn số đo thể tích phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a) Căn phòng có thể tích là 160 m3.

Chọn A.

b) Tủ lạnh có thể tích là 530 dm3.

Chọn B.

  • Toán lớp 5 Bài 66. Luyện tập - SGK cánh diều

    Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c: Mỗi hình hộp sau đều có thể tích 280 cm3. Tìm độ dài cạnh còn lại: Một khối đá có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 2,5 m, chiều rộng 1,6m và chiều cao 1,2 m. Tính thể tích của mỗi hình sau: Quan sát hình vẽ. a) Tính thể tích viên đá: b) Tính thể tích củ khoai tây: Thùng xăng của một ô tô tải có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 7 dm, chiều rộng 4 dm và chiều cao 2 dm.

  • Toán lớp 5 Bài 67. Luyện tập chung - SGK cánh diều

    a) Tính diện tích mỗi hình sau: b) Tính chu vi và diện tích mỗi mảnh đất có kích thước như sau: Chọn hình khai triển thích hợp với mỗi hình khối: Một bể kính có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 1,2 m; chiều rộng 60 cm và chiều cao 80 cm. Người ta đổ cát vào một cái hố có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 50 dm, chiều rộng 30 dm và chiều sâu 50 cm. Hãy tính xem phải đổ bao nhiêu khối cát thì đầy cái hố đó (1 m3 gọi tắt là một khối). a) Các hình A và B trong hình vẽ bên là các hình hộp

  • Toán lớp 5 Bài 68. Ôn tập về các đơn vị đo thời gian - SGK cánh diều

    Số? a) 1 tuần lễ = ? ngày 1 ngày = ? giờ 1 giờ = ? phút 1 phút = ? giây a) Đọc các ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian sau rồi lấy ví dụ tương tự: b) Đổi các đơn vị đo thời gian Trò chơi “Đổi đơn vị đo thời gian” Anh Tuấn đặt mục tiêu đạp xe tập thể dục ít nhất 5 giờ mỗi tuần.

  • Toán lớp 5 Bài 69. Cộng số đo thời gian. Trừ số đo thời gian - SGK cánh diều

    Tính: a) 16 giờ 20 phút + 9 giờ 5 phút 7 phút 38 giây + 9 phút 27 giây Số? a) Bộ phim bắt đầu lúc 7 giờ 30 phút tối và kết thúc lúc 9 giờ 55 phút tối, bộ phim kéo dài ? giờ ? phút. An và Bình ghi lại thời gian chạy bộ 10 vòng sân chơi, An chạy hết 30 phút 36 giây, Bình chạy hết 1 950 giây. Hỏi ai chạy nhanh hơn và nhanh hơn bao nhiêu giây? Một trận đấu bóng đá được phát sóng trên truyền hình lúc 20 giờ 25 phút gồm 2 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 45 phút, thời gian giải lao giữa hai hiệp là 15 ph

  • Toán lớp 5 Bài 70. Nhân số đo thời gian với một số. Chia số đo thời gian cho một số - SGK cánh diều

    Tính: a) 4 giờ 13 phút x 4 Số? a) Chú Thịnh sơn một bộ bàn ghế trung bình hết 1 giờ 15 phút. Vậy chú sơn 5 bộ bàn ghế như thế hết khoảng ? giờ ? phút. b) Bác Vượng đóng 3 chiếc giường hết 42 giờ 30 phút. Vậy trung bình bác đóng một chiếc giường hết khoảng ? giờ ? phút. Một kênh truyền hình trung bình mỗi giờ quảng cáo 4 phút 30 giây. Hỏi trong 4 giờ kênh truyền hình đó quảng co khoảng bao nhiêu phút? Hà dự kiến thời gian tham quan Bảo tàng Hải dương học là 2 giờ 40 phút (không kể thời gia

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close