Toán lớp 5 Bài 60. Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương - SGK cánh diều

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của mỗi hình sau: Số? a) Tính diện tích bìa cứng để làm một chiếc túi dạng hình hộp chữ nhật có kích thước như hình bên. Biết rằng các mép dán là không đáng kể. b) Người ta phun sơn mặt ngoài của một cái hộp không nắp, làm bằng mây tre có dạng hình lập phương với cạnh là 0,5 m. Hỏi diện tích phun sơn là bao nhiêu mét vuông? Theo em, tờ giấy sau có đủ diện tích để gói chiếc hộp có kích thước như hình vẽ dưới đây không?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 32 SGK Toán 5 Cánh diều

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của mỗi hình sau: 

Phương pháp giải:

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

- Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.

- Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

- Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6. 

Lời giải chi tiết:

 a) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:

$\left( {3 + 1} \right) \times 2 \times 2 = 16$ (dm2)

Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:

$3 \times 1 = 3$(dm2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:

$16 + 3 \times 2 = 22$(dm2)

b) Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:

$5 \times 5 \times 4 = 100$ (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là:

$5 \times 5 \times 6 = 150$(cm2)

c) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó là:

$\left( {0,4 + 0,7} \right) \times 2 \times 0,5 = 1,1$ (m2)

Diện tích một mặt đáy của hình hộp chữ nhật đó là:

$0,4 \times 0,7 = 0,28$(m2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó là:

$1,1 + 0,28 \times 2 = 1,66$(m2)

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 32 SGK Toán 5 Cánh diều

Số?

 

Phương pháp giải:

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

- Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với diện tích hai đáy.

Lời giải chi tiết:

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 32 SGK Toán 5 Cánh diều

a) Tính diện tích bìa cứng để làm một chiếc túi dạng hình hộp chữ nhật có kích thước như hình bên. Biết rằng các mép dán là không đáng kể.

 

b) Người ta phun sơn mặt ngoài của một cái hộp không nắp, làm bằng mây tre có dạng hình lập phương với cạnh là 0,5 m. Hỏi diện tích phun sơn là bao nhiêu mét vuông?

Phương pháp giải:

a) Túi không có nắp nên diện tích bìa cứng để làm một chiếc túi dạng hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh của chiếc túi và diện tích đáy của chiếc túi.

b) Hộp không nắp nên diện tích phun sơn mặt ngoài là tổng của diện tích xung quanh của cái hộp và diện tích đáy của cái hộp.

Lời giải chi tiết:

a) Diện tích xung quanh của chiếc túi là:

$\left( {30 + 10} \right) \times 2 \times 40 = 3200$(cm2)

Diện tích đáy của thùng tôn là:

$30 \times 10 = 300$(cm2)

Diện tích bìa cứng dùng để làm túi là:

3200 + 300 = 3500 (cm2)

b) Diện tích đáy của cái hộp là:

$0,5 \times 0,5 = 0,25$(m2)

Diện tích xung quanh của cái hộp là:

$0,5 \times 0,5 \times 4 = 1$(m2)

Diện tích phun sơn mặt ngoài của một cái hộp là:

1 + 0,25 = 1,25 (m2)

Đáp số: a) 3500 cm2;

b)1,25 m2.

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 32 SGK Toán 5 Cánh diều

Theo em, tờ giấy sau có đủ diện tích để gói chiếc hộp có kích thước như hình vẽ dưới đây không?

 

Phương pháp giải:

- Tính diện tích tờ giấy gói quà.

- Tính diện tích toàn phần chiếc hộp

- So sánh 2 diện tích.

Lời giải chi tiết:

Diện tích tờ giấy gói quà là:

$30 \times 9 = 270$(cm2)

Diện tích xung quanh của chiếc hộp đó là:

$\left( {10 + 8} \right) \times 2 \times 2 = 72$ (cm2)

Diện tích một mặt đáy của chiếc hộp đó là:

$10 \times 8 = 80$(cm2)

Diện tích toàn phần của chiếc hộp đó là:

$72 + 80 \times 2 = 232$(cm2)

Ta thấy: 270 > 232 hay Diện tích tờ giấy gói quà > Diện tích toàn phần của chiếc hộp

Vậy tờ giấy đủ diện tích để gói chiếc hộp có kích thước như hình vẽ.

  • Toán lớp 5 Bài 61. Luyện tập chung - SGK cánh diều

    a) Quan sát hình vẽ, nêu số đo thích hợp: b) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của mỗi hình ở câu a. Số? a) Một ngăn kéo làm bằng gỗ có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình bên. Tính diện tích phần gỗ của ngăn kéo đó. Quan sát các hình sau và cho biết mảnh bìa nào có thể gấp thành hình lập phương, hình hộp chữ nhật. Một công ty sản xuất hai loại hộp bằng bìa cứng có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như bảng dưới đây:

  • Toán lớp 5 Bài 32. Thể tích của một hình - SGK cánh diều

    Mỗi hình được ghép bởi mấy hình lập phương nhỏ như nhau? Các hình dưới đây được ghép từ các hình lập phương như nhau: Trả lời các câu hỏi: a) Những hình nào có thể tích bằng nhau? b) Hình nào có thể tích lớn hơn thể tích hình C? So sánh thể tích của hình A với tổng thể tích của các hình B, C và D dưới đây: Quan sát hình vẽ và cho biết quả lê hay quả xoài có thể tích lớn hơn. Thực hành: - Lấy ra một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật. - Xếp các hình lập phương như nhau lấp đầy chiếc hộp

  • Toán lớp 5 Bài 63. Xăng-ti-mét khối. Đề-xi-mét khối - SGK cánh diều

    a) Đọc các số đo thể tích sau: 26 cm3; 105 dm3; 82,1 cm3; $frac{3}{4}$dm3. b) Viết các số đo thể tích sau: Mỗi hình dưới đây đều được ghép từ các khối lập phương cạnh 1 cm. a) Nêu thể tích của mỗi hình sau: a) Tính: 125 cm3 + 30,5 cm3 42,6 dm3 – 28 dm3 Một chiếc hộp có dạng hình hộp chữ nhật với kích thước như hình sau. Theo em, chiếc hộp này chứa được bao nhiêu hình lập phương 1 cm3? a) Kể một số đồ vật có thể tích khoảng 1 cm3. b) Thực hành: Tạo 1 dm3 bằng cách sử dụng ống hút, que

  • Toán lớp 5 Bài 64. Mét khối - SGK cánh diều

    a) Đọc các số đo thể tích sau: 33 m3; 18,5 m3; 0,05 m3; $frac{1}{2}$m3. b) Viết các số đo thể tích sau: a) Tính: b) Số? a) Quan sát hình vẽ, nêu nhận xét: b) Đổi các đơn vị đo (theo mẫu): Ước lượng thể tích của mỗi vât sau rồi chọn đơn vị đo (cm3; dm3; m3) phù hợp cho ô trống ?: a) Nói về thể tích của một số vật với các đơn vị đo (cm3; dm3; m3) b) Thực hành: Tạo 1 m3 bằng cách sử dụng dây, bìa cứng,...

  • Toán lớp Bài 65. Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương - SGK cánh diều

    Tính thể tích các hình sau: a) Tính thể tích mỗi đồ vật sau: b) Trong hai hộp sau, hộp nào cần dùng nhiều giấy gói hơn? Quan sát hình vẽ: a) Tính thể tích thùng hàng. b) Tính diện tích toàn phần của thùng hàng. Ước lượng rồi lựa chọn số đo thể tích phù hợp:

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close