Giải Đọc hiểu trang 47 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5Đọc bài Rừng gỗ quý. Ông lão ước mong điều gì. Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì. Những chi tiết nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện. Em hãy cho biết từ “lụp xụp” thuộc từ loại nào. Gạch dưới từ viết sai chính tả trong mỗi nhóm từ sau.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài đọc Đọc bài Rừng gỗ quý và thực hiện các yêu cầu bên dưới: RỪNG GỖ QUÝ Xưa kia ở vùng đất toàn đồi, toàn cỏ tranh và tre nứa, một gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội. Một hôm, vừa chợp mắt, ông bố đã mơ thấy một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi: - Ông lão đến đây có việc gì? - Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá! - Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được mở ra! Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp toả ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé ra thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn: - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra! Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn... Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Ông lão cần mẫn gieo trồng, chăm bón. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa. (Truyện cổ Tày – Nùng) Khoanh vào chữ cái trước ý đúng hoặc thực hiện các yêu cầu ở dưới Câu 1 Ông lão ước mong điều gì? A. Vùng mình ở có nhiều gỗ quý để làm nhà. B. Những cây gỗ quý tự nhiên mọc lên. C. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc. Phương pháp giải: Em đọc câu văn thứ ba trong bài đọc Rừng gỗ quý để chọn đáp án đúng. “Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”.” Lời giải chi tiết: Ông lão ước mong vùng mình ở có nhiều gỗ quý để làm nhà. Chọn A. Câu 2 Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng những gì? A. Hoa quả chín thơm ngào ngạt. B. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ. C. Rất nhiều hạt cây gỗ quý. D. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý. Phương pháp giải: Em đọc câu văn thứ tư của đoạn ba trong bài đọc Rừng gỗ quý để chọn đáp án đúng. “Nào ngờ, nắp hộp vừa hé ra thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất.” Lời giải chi tiết: Cô tiên cho ông lão chiếc hộp thứ nhất đựng rất nhiều cột kèo, ván gỗ. Chọn B Câu 3 Những chi tiết nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý? A. Toả mùi thơm ngào ngạt, có giá trị gấp trăm lần chiếc hộp trước. B. Toả mùi thơm nhẹ, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. C. Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. D. Nhẹ, không thơm, lắc không kêu, có giá trị gấp trăm lần hộp trước. Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn: “- Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra! Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn...” Lời giải chi tiết: Những chi tiết nào cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý: Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc, quý gấp trăm lần hộp trước. Chọn C. Câu 4 Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện? A. Muốn có rừng gỗ quý, phải làm đúng lời cô tiên dặn dò trong mơ. B. Muốn có rừng gỗ quý, phải cải tạo những đồi cỏ tranh, tre nứa. C. Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc. D. Muốn có rừng gỗ quý, phải đi thật xa để tìm cây giống thật tốt. Phương pháp giải: Em suy nghĩ về ý nghĩa câu chuyện và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Ý nghĩa câu chuyện: Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc. Chọn C. Câu 5 Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ “bền chắc”? A. bền chí B. bền vững C. bền bỉ D. bền chặt Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Từ đồng nghĩa với từ “bền chắc”: bền vững Chọn B. Câu 6 Em hãy cho biết từ “lụp xụp” thuộc từ loại nào? Phương pháp giải: Em cần hiểu nghĩa của từ “lụp xụp”: thấp bé, tồi tàn và xấu xí. Lời giải chi tiết: Từ “lụp xụp” thuộc từ loại tính từ. Câu 7 Dòng nào dưới đây có các từ in đậm không phải là từ đồng âm? A. gian lều cỏ tranh / ăn gian nói dối B. cánh rừng gỗ quý / cánh cửa hé mở C. hạt đỗ nảy mầm / xe đỗ dọc đường Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Dòng có các từ in đậm không phải là từ đồng âm: cánh rừng gỗ quý / cánh cửa hé mở Chọn B. Câu 8 Gạch dưới từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại: a) sâu hoắm; hoăm hoắm; thăm thẳm; vời vợi b) đánh nhau; đánh răng; đánh cờ; đánh rơi c) đỗ đầu; đầu sông; đau đầu; đầu năm d) mũi đất; mũi kéo; mũi tàu; mũi tẹt Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a) sâu hoắm; hoăm hoắm; thăm thẳm; vời vợi b) đánh nhau; đánh răng; đánh cờ; đánh rơi c) đỗ đầu; đầu sông; đau đầu; đầu năm d) mũi đất; mũi kéo; mũi tàu; mũi tẹt Câu 9 Gạch dưới từ viết sai chính tả trong mỗi nhóm từ sau: a) lúng liếng; núng liếng; long lanh; nôn nao b) buông lỏng; buông tay; buôn làng; buông làng c) lan man; lan mang; man mát; mang vách Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a) lúng liếng; núng liếng; long lanh; nôn nao b) buông lỏng; buông tay; buôn làng; buông làng c) lan man; lan mang; man mát; mang vách Câu 10 Xếp các từ cho trong ngoặc vào nhóm thích hợp (cánh tay, dòng người, sơn ăn mặt, dòng tộc, ăn thịt, ăn no, nước ăn chân, dòng chữ, ăn hàng, bàn tay, khuỷu tay, tay vịn, ăn hoa hồng) - Nghĩa gốc từ “tay”:............................................................................................... - Nghĩa chuyển từ “ăn”:.......................................................................................... - Nghĩa chuyển từ “dòng”:...................................................................................... Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Nghĩa gốc từ “tay”: cánh tay, bàn tay, khuỷu tay. - Nghĩa chuyển từ “ăn”: sơn ăn mặt, nước ăn chân, ăn hoa hồng. - Nghĩa chuyển từ “dòng”: dòng tộc. Câu 11 Ghi nghĩa của từ in đậm trong các câu sau: Đồng hồ chạy:......................................................................................................... Bài toán này tớ giải ngon ơ:................................................................................... Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Đồng hồ chạy: sự di chuyển, hoạt động của máy móc. Bài toán này tớ giải ngon ơ: một việc được giải quyết một cách dễ dàng. Câu 12 Điền vần iêt hay uyêt vào chỗ trống? - Da trắng như t......´....... - Màu đỏ điểm x.....´...... trên bức tranh. - Em yêu mến th.....´..... tha quê hương mình. Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Da trắng như tuyết. - Màu đỏ điểm xuyết trên bức tranh. - Em yêu mến thiết tha quê hương mình. Câu 13 Em hãy chọn một trong những câu mở đầu sau để viết đoạn văn: (1) Mưa đến với tất cả niềm hân hoan của cỏ cây, của sông ngòi, của vạn vật... (2) Mùa hè vừa đến, mọi vật đã bừng sáng lên trong nắng... (3) Bầu trời dường như xanh hơn/ Khi nắng vừa lên lấp lánh... (4) Một mầm cây vừa ngỡ ngàng nhô lên khỏi mặt đất. Phương pháp giải: Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Mùa hè vừa đến, mọi văật đã bừng sáng lên trong nắng. Tán lá cây cũng vui mừng nhảy nhót khắp sân nhà. Hoa, đá, cỏ cũng chi chít, đan xen nhau dành chỗ nở, chỗ đứng. Xung quanh ta, những giọt sương còn đọng lại, tiếc nuối trên những đóa hoa hồng đỏ chót. Mặt trời lên cao dần, bình minh đã qua. Bầu không khí oi bức của mùa hè, mọi vật đều cần chút gì đó để đỡ khát. Cơn mưa ào xuống, xóa sạch những cơn nóng bức, mệt mỏi thì hay biết mấy. Mùa hè, cây phượng đã đến lúc thể hiện trình độ của bản thân sau bao tháng nghỉ ngơi. Lúc này, học sinh gấp sách vở, tạm biệt mái trường thân thuộc và các thầy cô, bạn bè, kết thúc một học kì và trở lại những tuổi thơ, cùng gia đình đi chơi.
|