Giải Đọc hiểu trang 36 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5

Đọc bài Kì diệu rừng xanh. Tại sao tác giả lại gọi nấm trong rừng là “một thành phố nấm”. Tác giả đã miêu tả cảnh rừng rào rào chuyển động khi nắng trưa rọi xuống đỉnh đầu qua những chi tiết nào. Ghi lại những từ chỉ màu sắc trong rừng khộp.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc bài Kì diệu rừng xanh (SGK Tiếng Việt 5, tập một, trang 75 – 76) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Câu 1:

Tại sao tác giả lại gọi nấm trong rừng là “một thành phố nấm”? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng)

A. Vì trong rừng có rất nhiều loại nấm 

B. Vì các loại nấm có hình thù và màu sắc rất đa dạng

C. Vì các cây nấm đều chuyển động

Phương pháp giải:

Em đọc câu văn đầu tiên trong bài đọc Kì diệu rừng xanh để chọn đáp án đúng.

“Loanh quanh trong rừng, chúng tôi đi vào một lối đầy nấm dại, một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa.”

Lời giải chi tiết:

Tác giả lại gọi nấm trong rừng là “một thành phố nấm” vì trong rừng có rất nhiều loại nấm

Chọn A

Câu 2

Để thể hiện cảm giác của mình khi đi vào “kinh đô của vương quốc nấm”, tác giả đã dùng những hình ảnh so sánh rất tài tình. Em hãy viết câu có hình ảnh so sánh đó dưới mỗi bức hình sau: 

Việc so sánh như vậy giúp em hình dung ra điều gì về các cây nấm? 

Phương pháp giải:

Học sinh quan sát tranh và đọc kĩ đoạn một của bài đọc để tìm ra các câu có hình ảnh so sánh phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

- Hình 1: Mỗi chiếc nấm là một lâu dài kiến trúc tân kì.

- Hình 2: Tôi có cảm giác mình là một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon.

=> Việc so sánh như vậy giúp em hình dung ra các cây nấm có kích thước rất bé và có hình thù rất đặc sắc.

Câu 3

Tác giả đã miêu tả cảnh rừng rào rào chuyển động khi nắng trưa rọi xuống đỉnh đầu qua những chi tiết nào? 

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kĩ đoạn hai của bài đọc để tìm ra những chi tiết miêu tả cảnh rừng rào rào chuyển động khi nắng trưa rọi xuống đỉnh đầu phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

- Ánh nắng lọt qua lá trong xanh.

- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp.

- Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. 

Câu 4

Ghi lại những từ chỉ màu sắc trong rừng khộp.

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kĩ đoạn ba của bài đọc để tìm ra những từ chỉ màu sắc trong rừng khộp. 

Lời giải chi tiết:

- Lá trong rừng úa vàng.

- Mấy con mang vàng.

- Vạt cỏ xanh biếc. 

Câu 5

Câu “Những sắc vàng động đậy.” có nghĩa là gì?

A. Chỉ màu vàng biết chuyển động.

B. Chỉ màu vàng của con mang đang ăn cỏ non giống hệt như chuyển động của màu vàng lá khộp.

C. Chỉ màu vàng của những chiếc chân con mang giẫm trên thảm cỏ vàng.

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kĩ đoạn ba của bài đọc để tìm ra ý nghĩa của câu “Những sắc vàng động đậy.” 

Lời giải chi tiết:

Câu “Những sắc vàng động đậy.” có nghĩa là chỉ màu vàng của con mang đang ăn cỏ non giống hệt như chuyển động của màu vàng lá khộp. 

Chọn B 

Câu 6

Đọc đoạn trích sau:

Thông thường khi nói đến ăn uống hoặc cảm giác về ăn uống, ta nghĩ đến bụng. Ta vẫn thường nói: Đói bụng, no bụng, ăn cho chắc bụng, con mắt to hơn cái bụng. Bụng được dùng với nghĩa “bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, dạ dày”.

Những cụm từ nghĩ bụng, trong bụng mừng thầm, bụng bảo dạ, định bụng... thì sao? Và hàng loạt cụm từ như thế nữa: Suy bụng ta ra bụng người, đi guốc trong bụng, sống để bụng chết mang theo. Trong những trường hợp này, từ bụng được hiểu theo cách khác: bụng là biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ ra ngoài, đối với người, với việc nói chung. 

(Theo Hoàng Dĩ Đình)

Đoạn trích nêu nghĩa chính và nghĩa chuyển của từ “bụng”. Em hãy viết về nghĩa chính và nghĩa chuyển của từ “lòng”.

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kĩ đoạn trích để hiểu về nghĩa chính và nghĩa chuyển của từ “bụng”. Từ đó nêu được nghĩa chính và nghĩa chuyển của từ “lòng”. 

Lời giải chi tiết:

Nghĩa chính: lòng lợn

=> Là một bộ phận trong bụng của con vật bị giết thịt để làm thức ăn.

Nghĩa chuyển: lòng dạ, đồng lòng, tấm lòng

=> Bụng của con người, được coi là biểu tượng về mặt tâm lý, tình cảm, ý chí và tinh thần.

Câu 7

Em hãy ghi lại nghĩa của từ in đậm trong đoạn sau:

Hương rừng tưởng chỉ thoang thoảng vậy mà lại nồng đậm ngọt như mật. Có cảm giác nếu đưa lưỡi ra thì hương rừng sẽ cùng với gió đậu trên đầu lưỡi như một miếng kẹo.

Phía chân trời, mặt trời mới bắt đầu dụi mắt thức dậy.

Nhưng hương rừng thì đã đi suốt cả khu rừng mà không cần chờ có nắng lên.

a) Nghĩa của từ “ngọt” trong “hương rừng ngọt”:........................................................................

b) Nghĩa của từ “đầu” trong “đầu lưỡi”:......................................................................................

c) Nghĩa của từ “chân” trong “chân trời”:....................................................................................

Hãy tìm thêm những nghĩa khác của từ in đậm trong các kết hợp khác.

M: ngọt trong nói ngọt

Phương pháp giải:

Học sinh đọc kĩ đoạn văn để hiểu được ý nghĩa của các từ in đậm. 

Lời giải chi tiết:

a) Nghĩa của từ “ngọt” trong “hương rừng ngọt”: Mùi hương cuốn hút, dễ chịu.

b) Nghĩa của từ “đầu” trong “đầu lưỡi”: phần đầu của lưỡi, dùng để liếm, nếm hương vị.

c) Nghĩa của từ “chân” trong “chân trời”: phần đường có thể nhìn thấy rõ ràng phân cách của mặt đất và bầu trời.

- Tìm thêm những nghĩa khác của từ in đậm trong các kết hợp khác:

+ Ngọt trong ngọt ngào

+ Đầu trong đầu tiên

+ Chân trong chân thành

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close