Giải Đọc hiểu trang 22 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5Đọc bài Ngày hòa bình đầu tiên và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Nhân vật xưng “anh” trong bài thơ là ai. Hình ảnh sau đây tương ứng với câu thơ nào trong bài. Hãy điền những điều anh lính cảm nhận được trong ngày hòa bình đầu tiên ở ngôi nhà của mẹ. Ghi lại các từ đồng âm với các từ in đậm trong những câu dưới đây.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài đọc Đọc bài Ngày hòa bình đầu tiên và thực hiện các yêu cầu bên dưới: NGÀY HÒA BÌNH ĐẦU TIÊN I. Anh về lại nhà mình Sau mười năm chiến tranh. Mẹ đón anh buổi bình minh nhập nhoạng, Mẹ đã đợi anh ròng rã những năm qua Cơn mưa đón anh buổi hừng đông chạng vạng, Mưa… Mưa… Mưa… Mưa ngoài trời Khắp nơi, Mưa ngoài sân, Nhưng cũng mưa cả trong nhà… Lời mẹ là lời mưa reo ca… II. Con trở về giản dị, Cái ngõ nhỏ, mái nhà quê biến thành cổng trời, thành lâu đài trong mắt mẹ đón con. Buổi sớm Nắng xiên nghiêng Mẹ vẫn lên nhà xuống bếp một mình, Chiến thắng của mẹ là anh Niềm vui của mẹ là anh. Nỗi buồn của anh không phải trong chiến tranh…. …Mẹ giục: - Ăn cơm, con! Hòa bình trong canh cua, mồng tơi, cà Và Mùi ổ rơm. (Theo Phùng Khắc Bắc) Câu 1 Nhân vật xưng “anh” trong bài thơ là ai? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng) A, Là anh bộ đội B, Là tác giả C, là người quan sát và ghi lại câu chuyện Phương pháp giải: Em đọc kĩ bài đọc để chọn đáp án đúng. Lời giải chi tiết: Chọn A: là anh bộ đội. Câu 2 Hình ảnh sau đây tương ứng với câu thơ nào trong bài? Phương pháp giải: Em đọc bài thơ và quan sát bức tranh trang 23. Lời giải chi tiết: Mẹ đón anh buổi bình minh nhập nhoạng Mẹ đã đợi anh ròng rã những năm qua. Câu 3 Vì sao “lời mẹ là lời mưa reo ca”? A, Vì tiếng mẹ lẫn vào tiếng mưa B, Vì mưa át cả tiếng mẹ C, Vì niềm vui của mẹ cũng âm vang như mưa Phương pháp giải: Em đọc bài thơ và nêu suy nghĩ của mình. Lời giải chi tiết: Chọn C: Vì niềm vui của mẹ cũng âm vàng như mưa Câu 4 Hãy điền những điều anh lính cảm nhận được trong ngày hòa bình đầu tiên ở ngôi nhà của mẹ: - Cái ngõ nhỏ, mái nhà quê biến thành …………………… - Mẹ …………………………… Phương pháp giải: Em suy nghĩ và đọc bài thơ để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: - Cái ngõ nhỏ, mái nhà quê biến thành cổng trời, thành lâu đài trong mắt mẹ đón con. - Mẹ vẫn lên nhà xuống bếp một mình Câu 5 Hãy nối những ý thơ ở cột B thể hiện nhận định nêu ở cột A.
Phương pháp giải: Em đọc và nối đúng. Lời giải chi tiết:
Câu 6 a, Hãy tìm những ý thơ trong bài để thấy, hòa bình ẩn chứa trong những điều giản đơn, bình dị. b, Đối với em, hòa bình là gì? Phương pháp giải: Em đọc đoạn hai của bài thơ để trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: a, Những ý thơ thể hiện hòa bình ẩn chứa trong những điều giản dị là: Mẹ giục: - Ăn cơm, con! Hòa bình trong canh cua, mồng tơi, cà Và Mùi ổ rơm. b, Đối với em, hòa bình là những ngày tháng chúng em được vui chơi, được cắp sách đến trường, không còn chiến tranh, không còn những nỗi đau, mất mát. Câu 7 Chỉ ra cặp từ đồng âm và ghi lại nghĩa của cặp từ đó trong đoạn văn dưới đây: Hòa bình mang đến niềm vui cho mọi người. Ai cũng yêu thiết tha hình ảnh cánh diều bay trên đồng quê vào những buổi chiều gió lộng. Ai cũng yêu hình ảnh những đứa trẻ cởi trần đá bóng la hét vang trời. Ai cũng yêu những ngọn núi, những dòng sông, những hàng cây, những khu rừng, những biển cả, những hồ nước và cả những hòn đá vô tri nơi dốc cao, đèo sâu của non sông mình. Vì thế mọi người đều mong muốn chiến tranh sẽ lùi xa trên nước mình. Cặp từ đồng nghĩa: Nghĩa của từ…………. là …………………………………… Nghĩa của từ ………… là…………………………………… Phương pháp giải: Em đọc kĩ đoạn văn và tìm những từ có nghĩa trái ngược nhau. Lời giải chi tiết: Nghĩa của từ sông trong “dòng sông” là chỉ dòng nước chảy ổn định trên bề mặt lục địa, đổ ra biển. Nghĩa của từ sông trong “non sông” là chỉ đất nước, tổ quốc, lãnh thổ của một quốc gia. Câu 8 Ghi lại các từ đồng âm với các từ in đậm trong những câu dưới đây: a, Bọn trẻ say sưa đá bóng: b, Hòa bình trong canh cua, mồng tơi, cà: Phương pháp giải: Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: a, Bọn trẻ say sưa đá bóng: viên đá, sỏi đá, đanh đá. b, Hòa bình trong canh cua, mồng tơi, cà: cà phê, cà vạt, la cà. Câu 9 Em đoán xem từ thể hiện trong hình bên là gì? (Quan sát hình ảnh câu 9 trang 25) Tương tự, em hãy làm một bức tranh vui với từ “lạc” trong câu: “Lạc mất con mèo rồi.” Phương pháp giải: Em quan sát hình ảnh và suy nghĩ để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: Hình ảnh thể hiện cho câu: Cứ ỏm tỏi cả lên!
|