Giải Đọc hiểu trang 14 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2

Đọc bài Sự hồi sinh kì diệu. Điều ngạc nhiên mà những người lính cứu hộ ở Nhật Bản nghe thấy là gì. Chi tiết nào sau đây cho thấy những người lính cứu hộ rất vội vàng nhưng cũng rất cẩn thận để cứu em bé. Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau. Hãy tưởng tượng và viết lại việc làm cũng như tâm trạng của những người lính cứu hộ và gia đình em bé khi em bé được cứu sống.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài đọc

Đọc bài Sự hồi sinh kì diệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

SỰ HỒI SINH KÌ DIỆU

Ngày 14 tháng 3 năm 2011, ở Fu-ku-shi-ma – Nhật Bản đã xảy ra một cơn động đất và sóng thần dữ dội. Các ngôi làng ven biển đều bị tàn phá. Trong cảnh đổ nát ấy, các nhân viên cứu hộ đã không tin vào tai mình khi nghe thấy tiếng khóc của một bé sơ sinh. Tiếng khóc đó phát ra từ dưới những tầng gạch và ngói vụn nát.

Tất cả những người lính, bằng bàn tay trần và sự cố gắng nỗ lực của mình đã bới đồng gạch vụn để tìm em bé. Việc làm của họ vừa cần thật nhanh vừa cần thật cẩn thận để có thể cứu em bé khỏi bị ngạt. Trong giây phút hồi hộp ấy, mồ hôi nhỏ từng giọt tong tong trên má những người lính cứu hộ. Họ vừa làm vừa cất tiếng hát để giúp em bé nghe thấy yên lòng.

Và rồi, thật là kì diệu! Họ đã lôi ra từ trong đống đổ nát một em bé sơ sinh. Đó là một cô bé 4 tháng tuổi, bị cơn sóng thần hung dữ cướp từ tay cha mẹ mình ở ngôi làng I-shi-no-ma-ki.

Em đã mất tích ba ngày liền. Gia đình em tưởng chừng mất hết hi vọng. Vậy mà khi binh lính thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản tìm thấy và trao trả em bé cho gia đình thì dường như bé không hề bị một vết thương nào. Cả gia đình quá đỗi vui mừng. Nhưng đến thời điểm đó, ác mộng vẫn chưa kết thúc. Chỉ vài phút sau giây phút đoàn tụ cảm động, những người sống sót lại bị sốc khi nghe tin một trận sóng thần thứ hai đang trên đường hướng tới Nhật Bản. Người cha đã quá hoảng hốt và cầu xin các binh lính đưa em bé chạy lên chỗ cao hơn để được an toàn.

Ngay lập tức, các anh lính cứu hộ lại bế em bé chạy đua với cơn sóng thần. Bé nằm ấm áp trong bàn tay ôm chặt của các anh lính cứu hộ. 

Và rồi, dù trong cơn động đất và sóng thần khủng khiếp của nước Nhật, em bé và cả nhà vẫn được an toàn.

(Phỏng theo In-tơ-nét)

Câu 1

Điều ngạc nhiên mà những người lính cứu hộ ở Nhật Bản nghe thấy là gì? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng)

A. Tiếng gạch ngói rơi vỡ

B. Tiếng kêu của một em bé

C. Tiếng khóc của một em bé sơ sinh phát ra từ đống đổ nát

Phương pháp giải:

Em đọc câu văn thứ ba trong đoạn một của bài đọc Sự hồi sinh kì diệu để tìm đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

Điều ngạc nhiên mà những người lính cứu hộ ở Nhật Bản nghe thấy là tiếng khóc của một em bé sơ sinh phát ra từ đống đổ nát.

Chọn C.

Câu 2

Chi tiết nào sau đây cho thấy những người lính cứu hộ rất vội vàng nhưng cũng rất cẩn thận để cứu em bé?

A. Họ bởi đất bằng bàn tay trần, mồ hôi nhỏ tong tong trên má.

B. Họ dùng máy bởi đất lên để nhanh chóng cứu được em bé.

C. Họ vừa làm vừa cất tiếng hát.

Vì sao những người lính cứu hộ lại phải vừa nhanh tay, vừa cẩn thận để cứu em bé?

Phương pháp giải:

- Em đọc kĩ đoạn hai trong bài đọc Sự hồi sinh kì diệu để tìm đáp án đúng.

- Em đọc câu văn thứ hai trong đoạn hai của bài đọc Sự hồi sinh kì diệu, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Chi tiết cho thấy những người lính cứu hộ rất vội vàng nhưng cũng rất cẩn thận để cứu em bé: Họ bởi đất bằng bàn tay trần, mồ hôi nhỏ tong tong trên má.

Chọn A.

- Những người lính cứu hộ lại phải vừa nhanh tay, vừa cẩn thận để cứu em bé vì để cứu em bé khỏi bị ngạt.

Câu 3

Hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:

Những người lính cứu hộ mặc dù ………. nhưng vừa làm họ vừa cất …………. Điều đó cho thấy, những người lính cứu hộ rất ……………. trẻ em. Họ mong muốn khi nghe thấy thấy tiếng hát có thể yên tâm rằng, những người thân yêu của mình đang ở quanh đây.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn hai trong bài đọc Sự hồi sinh kì diệu, suy nghĩ và điền đáp án thích hợp.

Lời giải chi tiết:

Những người lính cứu hộ mặc dù rất mệt nhưng vừa làm họ vừa cất tiếng hát. Điều đó cho thấy, những người lính cứu hộ rất yêu trẻ em. Họ mong muốn khi nghe thấy thấy tiếng hát có thể yên tâm rằng, những người thân yêu của mình đang ở quanh đây.

Câu 4

Hãy tưởng tượng và viết lại việc làm cũng như tâm trạng của những người lính cứu hộ và gia đình em bé khi em bé được cứu sống. 

Hãy viết một câu thể hiện sự thán phục của em dành cho những người lính cứu hộ:

Phương pháp giải:

- Em tưởng tượng và viết lại.

- Em thể hiện sự thán phục của bản thân dành cho những người lính cứu hộ.

Lời giải chi tiết:

- Việc làm và tâm trạng của những người lính cứu hộ: Tâm trạng vui mừng khôn xiết vì cứu được một sinh mệnh. Việc làm: ôm bé thật chặt thể hiện sự yêu thương vỗ về, trấn an bé.

Việc làm và tâm trạng của gia đình em bé: Tâm trạng xúc động, biết ơn. Cúi đầu cảm ơn sự giúp đỡ của những người lính cứu hộ.

- Những người lính cứu hộ thật dũng cảm làm sao!

Câu 5

Hãy ghi lại những hiểu biết của em về công việc của những người lính cứu hộ.

Ước mơ về nghề nghiệp của em là gì?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

- Hiểu biết của em về công việc của những người lính cứu hộ: lao vào nguy hiểm để cứu người, không màng an toàn của bản thân, ở đâu có nguy hiểm, ở đó có những người lính cứu hộ....

- Ước mơ nghề nghiệp của em là trở thành một thầy giáo.

Câu 6

Nội dung của câu chuyện là gì?

A. Kể về trận động đất, sóng thần ở Nhật Bản.

B. Kể về sự dũng cảm và điều kì diệu mà những người lính cứu hộ đã mang đến cho em bé và gia đình em.

C. Kể về kỉ niệm tuyệt vời của những người lính cứu hộ.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc Sự hồi sinh kì diệu để tìm ra nội dung ý nghĩa câu chuyện.

Lời giải chi tiết:

Nội dung của câu chuyện là Kể về sự dũng cảm và điều kì diệu mà những người lính cứu hộ đã mang đến cho em bé và gia đình em.

Chọn B.

Câu 7

Đọc đoạn văn sau:

Ai cũng mong một cuộc sống bình an. Thật không gì tuyệt vời bằng cảm giác ngồi bên khung cửa sổ mơ màng nhìn cảnh vật êm đềm trôi qua. Vì trái tim vốn mong manh nên mỗi người đều cần những khoảnh khắc bình an đó. 

Chính vì thế, trước tình huống khẩn cấp, những người cứu hộ, cứu hoả luôn sẵn sàng có mặt để giúp đỡ mọi người.

Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng nụ cười luôn nở trên môi những người lính quả cảm. Thử thách càng lớn, họ càng quyết tâm.

Tất cả chúng ta đều biết ơn những người lính ấy. Họ đã góp phần mang lại cuộc sống bình an cho mọi người.

Em hãy:

a) Gạch dưới các câu ghép trong đoạn văn và dùng dấu gạch chéo (/) tách từng vế của mỗi câu.

b) Khoanh vào các cặp từ chỉ quan hệ dùng để nối các vế câu.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Ai cũng mong một cuộc sống bình an. Thật không gì tuyệt vời bằng cảm giác ngồi bên khung cửa sổ mơ màng nhìn cảnh vật êm đềm trôi qua. trái tim vốn mong manh/ nên mỗi người đều cần những khoảnh khắc bình an đó. 

Chính vì thế, trước tình huống khẩn cấp, những người cứu hộ, cứu hoả luôn sẵn sàng có mặt để giúp đỡ mọi người.

Tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả /nhưng nụ cười luôn nở trên môi những người lính quả cảm. Thử thách càng lớn, /họ càng quyết tâm.

Tất cả chúng ta đều biết ơn những người lính ấy. Họ đã góp phần mang lại cuộc sống bình an cho mọi người. 

Câu 8

Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống của các câu ghép trong truyện vui sau:

Một người đàn ông đứng bên bờ sông hỏi cậu bé chăn trâu gần đó:

– Sông này có sâu không cháu?

– Không ạ. – Cậu bé trả lời.

Người đàn ông liền lội sang sông. Ông vừa lội đến giữa dòng nước sông đã ngập đến ngang cổ. ............. ông sợ nước ngập qua đầu ............. ông vội vàng quay lại. Ông hỏi cậu bé:

– Sao cháu nói nước không sâu mà bác thấy sâu thế?

Cậu bé hồn nhiên trả lời:

- ………….. cháu thấy con vịt chân nó ngắn thế ………… nó vẫn lội được qua sông.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và điền quan hệ từ thích hợp. 

Lời giải chi tiết:

Một người đàn ông đứng bên bờ sông hỏi cậu bé chăn trâu gần đó:

- Sông này có sâu không cháu?

- Không ạ. - Cậu bé trả lời.

Người đàn ông liền lội sang sông. Ông vừa lội đến giữa dòng nước sông đã ngập đến ngang cổ. ông sợ nước ngập qua đầu nên ông vội vàng quay lại. Ông hỏi cậu bé:

- Sao cháu nói nước không sâu mà bác thấy sâu thế?

Cậu bé hồn nhiên trả lời:

- cháu thấy con vịt chân nó ngắn thế nó vẫn lội được qua sông.

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close