Giải Đọc hiểu trang 18 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2

Đọc bài Phân xử tài tình. Ý nào sau đây giới thiệu về vị quan án. Chi tiết nào sau đây cho thấy cả hai người đàn bà đều tỏ ra rất tiếc miếng vải. Những từ nào sau đây có thể thay thế được từ “ôn tồn”. Viết vào chỗ trống những chi tiết diễn tả lại câu chuyện quan án xử kiện vụ tìm lại số tiền bị mất tại chùa theo sơ đồ. Có thể chọn tên nào khác cho câu chuyện.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc bài Phân xử tài tình (SGK Tiếng Việt 5, tập hai, trang 46) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Câu 1:

Ý nào sau đây giới thiệu về vị quan án? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng)

A. Một vị quan tài giỏi, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và xử rất công bằng.

B. Ông thường dùng hình thức bắt trói để bắt kẻ có tội phải nhận tội.

C. Ông rất thông minh, mưu trí.

Phương pháp giải:

Em đọc hai câu đầu tiên của bài đọc Phân xử tài tình để chọn đáp án đúng.

“Xưa, có một vị quan rất tài. Vụ án nào, ông cũng tìm ra manh mối và phân xử công bằng.”

Lời giải chi tiết:

Ý giới thiệu về vị quan án: một vị quan tài giỏi, vụ án nào ông cũng tìm ra manh mối và xử rất công bằng.

Chọn A.

Câu 2

Chi tiết nào sau đây cho thấy cả hai người đàn bà đều tỏ ra rất tiếc miếng vải? 

A. Một người mếu máo, một người than khóc.

B. Một người mếu máo, một người rưng rưng nước mắt.

C. Cả hai người đều giằng lấy tấm vải.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn hai của bài đọc Phân xử tài tình để chọn đáp án đúng. 

“Một người mếu máo.”

“Người kia cũng rưng rưng nước mắt.”

Lời giải chi tiết:

Chi tiết cho thấy cả hai người đàn bà đều tỏ ra rất tiếc miếng vải: Một người mếu máo, một người rưng rưng nước mắt.

Chọn B.

Câu 3

Những từ nào sau đây có thể thay thế được từ “ôn tồn” trong câu: “Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo”?

A. nhẹ nhàng

B. rụt rè

C. nhỏ nhẹ

D. dịu dàng

Phương pháp giải:

Em giải nghĩa từ “ôn tồn” trong câu: “Ngẫm một lát, quan ôn tồn bảo” để chọn từ thay thế phù hợp:

Ôn tồn là điềm đạm, nhẹ nhàng, từ tốn.

Lời giải chi tiết:

Chọn A.

Câu 4

Vì sao quan lại biết tấm vải thuộc về người đàn bà bật khóc khi tấm vải bị xé?

Em có thích cách làm này của quan án không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Quan lại biết tấm vào thuộc về người đàn bà bật khóc khi tấm vải bị xé vì tấm vải là mồ hôi, công sức của người thợ dệt vì vậy khi tấm vải bị xé, người thợ làm ra sẽ rất đau lòng.

Em rất thích cách làm này của quan án. Vì cách làm này rất tài tình, xử lý nhanh chóng và đúng đắn.

Câu 5

Viết vào chỗ trống những chi tiết diễn tả lại câu chuyện quan án xử kiện vụ tìm lại số tiền bị mất tại chùa theo sơ đồ: 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn từ “Lần khác, quan tới vãn cảnh một ngôi chùa..... chú tiểu kia đành nhận tội.” Để ghi lại những chi tiết. 

Lời giải chi tiết:

Bối cảnh

Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc.

Diễn biến (cách quan sát 

tìm ra thủ phạm)

1. Ban đầu: Mỗi người cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm phật. Ai gian, Phật sẽ làm cho thóc trong tay kẻ đó nảy mầm.

2. Tiếp theo: Mới chạy vài vòng, một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem

Kết thúc

Chú tiểu đành nhận tội

Câu 6

Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây phù hợp với cách quan án dùng để tìm ra thủ phạm vụ mất tiền ở chùa?

A. Có tật giật mình.

B. Cái nết đánh chết cái đẹp.

C. Của đau con xót.

Phương pháp giải:

Em hiểu ý nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ sau đó so sánh với cách quan án tìm ra thủ phạm vụ mất tiền để chọn đáp án đúng. 

Lời giải chi tiết:

Thành ngữ, tục ngữ phù hợp với cách quan án dùng để tìm ra thủ phạm vụ mất tiền ở chùa: Có tật giật mình.

Chọn A.

Câu 7

Có thể chọn tên nào khác cho câu chuyện?

A. Quan án xử kiện này

B. Những vụ án thú vị

C. Thóc nảy mầm

Hoặc tên khác em nghĩ ra theo cảm nhận của mình.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ về nội dung câu chuyện để chọn đáp án đúng.

Lời giải chi tiết:

- Có thể chọn tên: Quan án xử kiện

Chọn A

- Tên khác: Vị quan án có tài

Câu 8

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Cảnh sát trưởng Mèo Đốm bước vào phòng xử án. Cả phòng im phăng phắc. 

Quan toà Dơi đang ngủ gật vội vàng choàng dậy. Bồi thẩm đoàn gồm Chim Sẻ, Gà Ri cũng nhanh chóng chỉnh lại tư trang cho nghiêm ngắn.

Ngay khi phiên toà vừa bắt đầu, cảnh sát Mèo đã lên tiếng: “Thưa quý toà, tôi vốn là người giữ trật tự cho cả căn nhà. Tôi mong muốn đem đến sự bình yên trong từng ngõ ngách. Cùng với anh Chó Khoang, tôi đã không ngủ cả đêm. Tôi đi tuần với một thái độ cực kì nghiêm túc. Thế nhưng gần đây, sự bất ổn ngày càng gia tăng. Đầu tiên là gian bếp. Các xoong nồi bị xô lệch. Thức ăn bị tha trộm.

Rất bất bình vì điều đó, tôi đã tiến hành điều tra và tìm ra thủ phạm không ai khác là lão Chuột Cống.

Tôi dẫn lão đến toà để vạch tội, bắt lão ta phải thú nhận. Tôi mong không khí yên ổn cho cả nhà.

Mèo Đốm vừa dứt lời, các cử toạ đã vỗ tay rầm rầm tán thưởng...

(Xuân Thảo)

Hãy tìm trong đoạn văn:

a) Những từ có liên quan đến trật tự – an ninh và việc bảo vệ trật tự – an ninh.

b) Những từ có liên quan đến toà án và quy trình xử án.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn để tìm ra các từ ngữ. 

Lời giải chi tiết:

a) Những từ có liên quan đến trật tự – an ninh và việc bảo vệ trật tự – an ninh: Cảnh sát trưởng, cảnh sát, người giữ trật tự, sự bình yên, đi tuần, sự bất ổn, trộm.

b) Những từ có liên quan đến toà án và quy trình xử án: phòng xử án, quan toà, bồi thẩm đoàn, phiên toà, điều tra, thủ phạm, vạch tội, thú nhận, các cử tọa.

Câu 9

Đặt câu ghép có dùng cặp từ chỉ quan hệ (Vì ... nên ..., không những ... mà còn...) để:

a) Chỉ tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự trị an.

b) Chỉ niềm vui của mọi người khi được sống một cuộc sống thanh bình.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và đặt câu sao cho phù hợp. 

Lời giải chi tiết:

a) Việc giữ gìn trật tự trị an không những giữ vững sự ổn định nước nhà mà còn mang lại cuộc sống bình yên cho người dân.

b) Vì được sống một cuộc sống thanh bình nên mọi người rất vui vẻ.

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close