Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 04

Đề bài

Câu 1 :

Số bội giác và tiêu cự ( đo bằng đơn vị xentimet ) của một kính lúp có hệ thức:

  • A

    \(G = 25f\)

  • B

    \(G = \frac{f}{{25}}\)

  • C

    $G = \frac{{25}}{f}$

  • D

    \(G = 25 - f\)

Câu 2 :

Có mấy dạng năng lượng:

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    6

  • D

    8

Câu 3 :

Pháp tuyến là đường thẳng:

  • A

    Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.

  • B

    Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới.

  • C

    Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.

  • D

    Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 4 :

Khoảng cách nào sau đây được coi là khoảng nhìn thấy rõ của mắt?

  • A

    Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

  • B

    Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn.

  • C

    Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận.

  • D

    Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

Câu 5 :

Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?

  • A

    Thấu kính phân kì có tiêu cự \(10{\rm{ }}cm\)

  • B

    Thấu kính phân kì có tiêu cự \(50cm\)

  • C

    Thấu kính hội tụ có tiêu cự \(50cm\)

  • D

    Thấu kính hội tụ có tiêu cự \(10cm\)

Câu 6 :

Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì

  • A

    Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

  • B

    Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.

  • C

    Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30°.

  • D

    Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.

Câu 7 :

Bộ phận quang học của máy ảnh là:

  • A

    Vật kính

  • B

    Phim

  • C

    Buồng tối

  • D

    Bộ phận đo độ sáng

Câu 8 :

Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

  • A

    góc tới bằng 0.

  • B

    góc tới bằng góc khúc xạ.

  • C

    góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

  • D

    góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 9 :

Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là:

  • A

    ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.

  • B

    ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.

  • C

    ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.

  • D

    ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.

Câu 10 :

Chọn phương án sai.

  • A

    Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác

  • B

    Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy ánh sáng trắng

  • C

    Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn

  • D

    Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh hòa bình thẫm.

Câu 11 :

Thấu kính phân kì là loại thấu kính

  • A

    có phần rìa dày hơn phần giữa.

  • B

    có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

  • C

    biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.

  • D

    có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.

Câu 12 :

Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành:

  • A

    Cơ năng

  • B

    Nhiệt năng

  • C

    Năng lượng hạt nhân

  • D

    A hoặc B

Câu 13 :

Các nguồn phát ánh sáng trắng là:

  • A

    mặt trời, đèn pha ôtô

  • B

    nguồn phát tia laze

  • C

    đèn LED

  • D

    đèn ống dùng trong trang trí.

Câu 14 :

Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí

  • A

    nằm sát vật kính.

  • B

    nằm trên vật kính.

  • C

    nằm trên phim.

  • D

    nằm sau phim.

Câu 15 :

Mắt của một người có khoảng cực viễn là 50cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính:

  • A

    hội tụ có tiêu cự 50cm

  • B

    hội tụ có tiêu cự 25cm

  • C

    phân kỳ có tiêu cự 50cm

  • D

    phân kỳ có tiêu cự 25cm.

Câu 16 :

Một tia sáng chiếu từ không khí tới mặt thoáng của một chất lỏng với góc tới bằng 45° thì cho tia phản xạ hợp với tia khúc xạ một góc 105°. Góc khúc xạ bằng

  • A
    45° 
  • B
    60°
  • C
    30°
  • D
    90°
Câu 17 :

Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì

  • A

    r < i

  • B

    r > i

  • C

    r = i

  • D

    2r = i

Câu 18 :

Đặt vật AB trước thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. Muốn thu được ảnh thật nhỏ hơn vật phải đặt vật cách thấu kính bao nhiêu?

  • A
     5 cm                       
  • B
    10 cm                                  
  • C
    20 cm                     
  • D
    lớn hơn 20 cm
Câu 19 :

Cho một thấu kính có tiêu cự là 20cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:

  • A

    20cm

  • B

    40cm

  • C

    10cm

  • D

    50cm

Câu 20 :

Một vật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. Ảnh cách vật 32cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu?

  • A

    24cm

  • B

    16cm

  • C

    48 cm

  • D

    29cm

Câu 21 :

Một thấu kính phân kì có tiêu cự \(25cm\). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm \(F\) và \(F'\)  là:

  • A

    \(12,5cm\)

  • B

    \(25cm\)

  • C

    \(37,5cm\)

  • D

    \(50cm\)

Câu 22 :

Bạn Anh quan sát một cột điện cao 8 m, cách chỗ đứng 25 m. Cho rằng màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 2 cm. Chiều cao của ảnh cột điện trong mắt là:

  • A
    0,64cm       
  • B
    64cm    
  • C
    6,4cm    
  • D
    46cm
Câu 23 :

Dưới ánh sáng đỏ, ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ đó chắc chắn không phải là chiếc áo màu:

  • A

    trắng

  • B

    đỏ

  • C

    hồng

  • D

    tím

Câu 24 :

Sau tấm kính lọc màu xanh ta thu được ánh sáng màu xanh. Chùm ánh sáng chiếu vào tấm lọc có thể là

  • A
    ánh sáng đỏ           
  • B
    ánh sáng vàng
  • C
    ánh sáng trắng
  • D
    ánh sáng tím
Câu 25 :

Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy gì?

  • A
    Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu đỏ.
  • B
    Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu lục
  • C
    Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu vàng.
  • D

    Ánh sáng đèn LED vẫn có màu lục, ánh sáng đèn quả nhót vẫn có màu đỏ.

Câu 26 :

Thiết bị nào biến đổi điện năng thành nhiệt năng

 

  • A
    Hình A
  • B
    Hình B
  • C
    Hình C
  • D
    Hình D
Câu 27 :

Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong một thời gian, nhiệt độ nước trong bình tăng từ 200C lên 800C. Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K

  • A
    504000 J
  • B
    840000J
  • C
    50400J
  • D
    84000J

     

Câu 28 :

Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?

  • A
     Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi
  • B
     Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
  • C
     Không đúng, vì động năng của xe giảm dần
  • D
     Không đúng vì khi tắt máy động năng của xe đã dần chuyển hóa thành thế năng
Câu 29 :

Thế năng của một vật có trọng lượng \(P\) được nâng lên độ cao \(h\) bằng công mà vật đó sinh ra khi rơi xuống đến đất: \(A = P.h\). Một lớp nước dày \(1m\) trên mặt một hồ chứa nước có diện tích \(1k{m^2}\) và độ cao \(200m\) so với cửa tuabin của nhà máy thủy điện có thể cung cấp một năng lượng điện là bao nhiêu?

  • A

    \({2.10^{10}}J\)

  • B

    \({2.10^{12}}J\)

  • C

    \({4.10^{10}}J\)

  • D

    \({4.10^{12}}J\)

Câu 30 :

Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ một vật gần nhất cách mắt 25cm. Khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

  • A

    \(25cm\)

  • B

    \( < 25cm\)

  • C

    \(50cm\)

  • D

    \( < 70cm\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Số bội giác và tiêu cự ( đo bằng đơn vị xentimet ) của một kính lúp có hệ thức:

  • A

    \(G = 25f\)

  • B

    \(G = \frac{f}{{25}}\)

  • C

    $G = \frac{{25}}{f}$

  • D

    \(G = 25 - f\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Giữa số bội giác và tiêu cự \(f\) (đo bằng cm) có hệ thức: \(G = \frac{{25}}{f}\)

Câu 2 :

Có mấy dạng năng lượng:

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    6

  • D

    8

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các dạng năng lượng: Cơ năng, nhiệt năng, hóa năng, quang năng, điện năng, năng lượng hạt nhân

Câu 3 :

Pháp tuyến là đường thẳng:

  • A

    Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.

  • B

    Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới.

  • C

    Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.

  • D

    Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Pháp tuyến NN’ là đường thẳng vuông góc với mặt phẳng phân cách giữa hai môi trường tại điểm tới.

Câu 4 :

Khoảng cách nào sau đây được coi là khoảng nhìn thấy rõ của mắt?

  • A

    Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

  • B

    Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn.

  • C

    Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận.

  • D

    Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khoảng cách từ điểm CC đến CV gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt

Câu 5 :

Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?

  • A

    Thấu kính phân kì có tiêu cự \(10{\rm{ }}cm\)

  • B

    Thấu kính phân kì có tiêu cự \(50cm\)

  • C

    Thấu kính hội tụ có tiêu cự \(50cm\)

  • D

    Thấu kính hội tụ có tiêu cự \(10cm\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có: Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

A, B - không phải vì: Kính lúp là một thấu kính hội tụ

C - không phải vì có tiêu cự dài

D - đúng

Câu 6 :

Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì

  • A

    Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

  • B

    Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.

  • C

    Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30°.

  • D

    Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có, khi tia sáng truyền từ nước ra không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

Câu 7 :

Bộ phận quang học của máy ảnh là:

  • A

    Vật kính

  • B

    Phim

  • C

    Buồng tối

  • D

    Bộ phận đo độ sáng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có, vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ

=> Bộ phận quang học của máy ảnh là vật kính

Câu 8 :

Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

  • A

    góc tới bằng 0.

  • B

    góc tới bằng góc khúc xạ.

  • C

    góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

  • D

    góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Khi góc tới bằng \({0^0}\) thì góc khúc xạ bằng \({0^0}\), tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

=> Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 00

Câu 9 :

Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là:

  • A

    ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.

  • B

    ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật.

  • C

    ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật.

  • D

    ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có ảnh của một vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

Câu 10 :

Chọn phương án sai.

  • A

    Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác

  • B

    Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy ánh sáng trắng

  • C

    Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn

  • D

    Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh hòa bình thẫm.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

A, C, D - đúng

B - sai vì: Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.

Câu 11 :

Thấu kính phân kì là loại thấu kính

  • A

    có phần rìa dày hơn phần giữa.

  • B

    có phần rìa mỏng hơn phần giữa.

  • C

    biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.

  • D

    có thể làm bằng chất rắn không trong suốt.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa

Câu 12 :

Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành:

  • A

    Cơ năng

  • B

    Nhiệt năng

  • C

    Năng lượng hạt nhân

  • D

    A hoặc B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Con người có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành cơ  năng hoặc nhiệt năng.

Câu 13 :

Các nguồn phát ánh sáng trắng là:

  • A

    mặt trời, đèn pha ôtô

  • B

    nguồn phát tia laze

  • C

    đèn LED

  • D

    đèn ống dùng trong trang trí.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: Nguồn sáng trắng:

+ Ánh sáng Mặt trời (trừ lúc bình minh và hoàng hôn)

+ Đèn dây tóc nóng sáng (đèn pin, đèn pha ô tô…)

Câu 14 :

Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí

  • A

    nằm sát vật kính.

  • B

    nằm trên vật kính.

  • C

    nằm trên phim.

  • D

    nằm sau phim.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ảnh của một vật trong máy ảnh nằm trên phim

Câu 15 :

Mắt của một người có khoảng cực viễn là 50cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính:

  • A

    hội tụ có tiêu cự 50cm

  • B

    hội tụ có tiêu cự 25cm

  • C

    phân kỳ có tiêu cự 50cm

  • D

    phân kỳ có tiêu cự 25cm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có, mắt có khoảng cực viễn là 50cm => người đó bị tật cận thị

=> Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính phân kỳ có tiêu cự 50cm

Câu 16 :

Một tia sáng chiếu từ không khí tới mặt thoáng của một chất lỏng với góc tới bằng 45° thì cho tia phản xạ hợp với tia khúc xạ một góc 105°. Góc khúc xạ bằng

  • A
    45° 
  • B
    60°
  • C
    30°
  • D
    90°

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương pháp:

Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ:  i = i’

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Ta có: i = i’ = 450

Từ hình vẽ: \(i' + 105 + r = 180 \Rightarrow r = {30^0}\)

Câu 17 :

Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì

  • A

    r < i

  • B

    r > i

  • C

    r = i

  • D

    2r = i

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng kết luận về thí nghiệm hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Lời giải chi tiết :

Ta có: Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

\( \leftrightarrow r < i\)

Câu 18 :

Đặt vật AB trước thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm. Muốn thu được ảnh thật nhỏ hơn vật phải đặt vật cách thấu kính bao nhiêu?

  • A
     5 cm                       
  • B
    10 cm                                  
  • C
    20 cm                     
  • D
    lớn hơn 20 cm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Các trường hợp tạo ảnh của thấu kính hội tụ:

Gọi d là khoảng cách từ vật đến kính

-  Nếu d < f : ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

- Nếu d = f : ảnh thật, ở rất xa

- Nếu d > f : ảnh thật, ngược chiều vật

  + f < d < 2f: ảnh lớn hơn vật

  + d = 2f : ảnh bằng vật

  + d > 2f : ảnh nhỏ hơn vật

Lời giải chi tiết :

Thấu kính hội tụ tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật khi khoảng cách từ vật đến kính thoả mãn điều kiện :

\(d > 2f \Leftrightarrow d > 2.10 = 20 \Leftrightarrow d > 20cm\)

Câu 19 :

Cho một thấu kính có tiêu cự là 20cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là:

  • A

    20cm

  • B

    40cm

  • C

    10cm

  • D

    50cm

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(OF = OF' = f\) - tiêu cự của thấu kính

Ta suy ra: \(FF' = 2f = 2.20 = 40cm\)

Câu 20 :

Một vật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. Ảnh cách vật 32cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu?

  • A

    24cm

  • B

    16cm

  • C

    48 cm

  • D

    29cm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức: Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\)

+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} \pm \frac{1}{{d'}}\)

Lời giải chi tiết :

+ ảnh ảo cao gấp 3 lần vật, ta suy ra: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{1}{3} = \frac{d}{{d'}} \to d' = 3{\rm{d}}\)

+ Lại có: d' - d =32 => 3d - d = 32 => d = 16 (cm)

+ Do ảnh là ảnh ảo, sử dụng công thức thấu kính, ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{{d'}}\\ \to f = \frac{{d'.d}}{{d' - d}} = \frac{{3{\rm{d}}.d}}{{3{\rm{d}} - d}} = \frac{3}{2}d = \frac{3}{2}.16 = 24cm\end{array}\)

Câu 21 :

Một thấu kính phân kì có tiêu cự \(25cm\). Khoảng cách giữa hai tiêu điểm \(F\) và \(F'\)  là:

  • A

    \(12,5cm\)

  • B

    \(25cm\)

  • C

    \(37,5cm\)

  • D

    \(50cm\)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(F,F'\) là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm

Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm \(OF = OF' = f\) gọi là tiêu cự của thấu kính

=> Khoảng cách: \(FF' = 2f = 2.25 = 50cm\)

Câu 22 :

Bạn Anh quan sát một cột điện cao 8 m, cách chỗ đứng 25 m. Cho rằng màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 2 cm. Chiều cao của ảnh cột điện trong mắt là:

  • A
    0,64cm       
  • B
    64cm    
  • C
    6,4cm    
  • D
    46cm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vẽ ảnh của cột điện tạo bởi TKHT.

Sử dụng tỉ số đồng dạng của cặp tam giác đồng dạng.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\Delta OAB \sim \Delta OA'B' \Rightarrow \dfrac{{AB}}{{A'B'}} = \dfrac{{OA}}{{OA'}} \Rightarrow A'B' = \dfrac{{AB.OA'}}{{OA}}\)

Thay số ta được: \(A'B' = \dfrac{{8.2}}{{25}} = 0,64cm\)

Câu 23 :

Dưới ánh sáng đỏ, ta thấy một người mặc áo đỏ. Dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đỏ đó chắc chắn không phải là chiếc áo màu:

  • A

    trắng

  • B

    đỏ

  • C

    hồng

  • D

    tím

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có: Dưới ánh sáng đỏ, ta thấy một người mặc áo đỏ tức là áo đó phải có màu tán xạ mạnh được màu đỏ.

Mà ta biết:

+ Áo màu đỏ thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đỏ

+ Áo màu trắng thì tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu

+ Áo màu hồng thì tán xạ một phần ánh sáng màu đỏ

+ Áo màu tím thì tán xạ mạnh ánh sáng màu tím và tán xạ kém ánh sáng màu đỏ

=> Do đó, dưới ánh sáng trắng thì chiếc áo đó chắc chắn không phải là chiếc áo màu tím

Câu 24 :

Sau tấm kính lọc màu xanh ta thu được ánh sáng màu xanh. Chùm ánh sáng chiếu vào tấm lọc có thể là

  • A
    ánh sáng đỏ           
  • B
    ánh sáng vàng
  • C
    ánh sáng trắng
  • D
    ánh sáng tím

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phương pháp:

- Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc

- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó.

Lời giải chi tiết :

Cách giải:

Sau tấm kính lọc màu xanh ta thu được ánh sáng màu xanh. Chùm ánh sáng chiếu vào tấm lọc có thể là ánh sáng trắng.

Câu 25 :

Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy gì?

  • A
    Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu đỏ.
  • B
    Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu lục
  • C
    Nhìn vào hai đèn ta thấy có màu vàng.
  • D

    Ánh sáng đèn LED vẫn có màu lục, ánh sáng đèn quả nhót vẫn có màu đỏ.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thắp sáng một đèn LED lục bên cạnh một đèn quả nhót đỏ đang sáng, ta sẽ thấy ánh sáng đèn LED vẫn có màu lục, ánh sáng đèn quả nhót vẫn có màu đỏ.

Câu 26 :

Thiết bị nào biến đổi điện năng thành nhiệt năng

 

  • A
    Hình A
  • B
    Hình B
  • C
    Hình C
  • D
    Hình D

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bếp từ là thiết bị biến đổi điện năng thành nhiệt năng

Câu 27 :

Ngâm một dây điện trở vào một bình cách nhiệt đựng 2 lít nước. Cho dòng điện chạy qua dây này trong một thời gian, nhiệt độ nước trong bình tăng từ 200C lên 800C. Tính phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K

  • A
    504000 J
  • B
    840000J
  • C
    50400J
  • D
    84000J

     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức tính nhiệt năng: Q = mc.(t2 – t1)

Lời giải chi tiết :

Nhiệt lượng mà nước nhận được làm cho nó nóng lên được tính theo công thức:

\(Q = cm\left( {{t_2}-{t_1}} \right) = 4200.2.\left( {80-20} \right) = 504000J\)

Nhiệt lượng này do dòng điện tạo ra và truyền cho nước, vậy có thể nói rằng, dòng điện có năng lượng, gọi là điện năng. Chính điện năng này đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nước nóng lên.

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng cho các hiện tượng nhiệt và điện, ta có thể nói phần điện năng mà dòng điện đã truyền cho nước là 504000J.

Câu 28 :

Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có đúng không?

  • A
     Đúng, vì thế năng của xe luôn không đổi
  • B
     Đúng, vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát
  • C
     Không đúng, vì động năng của xe giảm dần
  • D
     Không đúng vì khi tắt máy động năng của xe đã dần chuyển hóa thành thế năng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, hoặc truyền từ vật này sang vật khác

Lời giải chi tiết :

Một ô tô đang chạy thì tắt máy đột ngột, xe chạy thêm một đoạn nữa rồi dừng hẳn. Định luật bảo toàn trong trường hợp này đúng , vì động năng của xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.

Câu 29 :

Thế năng của một vật có trọng lượng \(P\) được nâng lên độ cao \(h\) bằng công mà vật đó sinh ra khi rơi xuống đến đất: \(A = P.h\). Một lớp nước dày \(1m\) trên mặt một hồ chứa nước có diện tích \(1k{m^2}\) và độ cao \(200m\) so với cửa tuabin của nhà máy thủy điện có thể cung cấp một năng lượng điện là bao nhiêu?

  • A

    \({2.10^{10}}J\)

  • B

    \({2.10^{12}}J\)

  • C

    \({4.10^{10}}J\)

  • D

    \({4.10^{12}}J\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính công: \(A = P.h\)

+ Sử dụng công thức tính trọng lực: \(P = 10.m = 10.D.V\)

+ Sử dụng công thức tính thể tích: \(V = S{\rm{d}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Lượng năng lượng điện tối đa thu được bằng công của lượng nước rơi xuống:

\({\rm{W}} = A = P.h\)

Lại có: \(\left\{ \begin{array}{l}P = 10m = 10.DV\\V = S{\rm{d}}\end{array} \right.\)

Ta suy ra; \({\rm{W}} = 10.D.V.h = 10.D.S.d.h\)

Từ đề bài ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}S = 1k{m^2} = {10^6}{m^2}\\d = 1m\\D = 1000kg/{m^3}\\h = 200m\end{array} \right. \to {\rm{W}} = {10.1000.10^6}.1.200 = {2.10^{12}}J\)

Câu 30 :

Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ một vật gần nhất cách mắt 25cm. Khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

  • A

    \(25cm\)

  • B

    \( < 25cm\)

  • C

    \(50cm\)

  • D

    \( < 70cm\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Dựa vào ảnh của vật qua thấu kính hội tụ rồi tính

+ Muốn nhìn rõ vật thì ảnh phải hiện lên ở điểm cực cận của mắt

Lời giải chi tiết :

Giả sử \(OA = 25cm;OF = 50cm,OI = A'B'\) , điểm \(A'\) trùng \({C_C}\)

Ta có: \(\frac{{AB}}{{OI}} = \frac{{F{\rm{A}}}}{{F{\rm{O}}}} = \frac{{25}}{{50}} = \frac{1}{2}\)  hay \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{1}{2}\)

Và \(OA' = 2{\rm{O}}A = OF = 50cm\)

Ba điểm \(F,A'\) và \({C_C}\) trùng nhau suy ra: \(O{C_C} = OA' = OF = 50cm\)

Như vậy điểm cực cận cách mắt 50cm và khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 50cm

close