Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 (lần 2) - Đề số 03Đề bài
Câu 1 :
Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón cái choãi ra chỉ điều gì?
Câu 2 :
Khi đặt sắt, thép, niken, côban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:
Câu 3 :
Trong các dụng cụ sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?
Câu 4 :
Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?
Câu 5 :
Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?
Câu 6 :
Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây:
Câu 7 :
Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
Câu 8 :
Xét các bộ phận chính của một loa điện: (1) Nam châm (2) Ống dây (3) Màng loa Các bộ phận trực tiếp gây ra âm là:
Câu 9 :
Các đướng sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm:
Câu 10 :
Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:
Câu 11 :
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:
Câu 12 :
Hình dưới đây mô tả khung dây có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Về vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón cái choãi ra chỉ điều gì?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Sử dụng quy tắc nắm tay phải Lời giải chi tiết :
Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. Hay chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây.
Câu 2 :
Khi đặt sắt, thép, niken, côban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường, đều bị nhiễm từ.
Câu 3 :
Trong các dụng cụ sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
La bàn là vật có sử dụng nam châm vĩnh cửu
Câu 4 :
Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
A - không thể vì chưa biết thanh còn lại có phải là sắt hay không B - không thể vì thanh còn lại là nam châm thì mới đẩy C - có thể vì Nam châm luôn chỉ hướng Bắc - Nam D - không thể
Câu 5 :
Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Để làm tăng lực từ của nam châm điện => dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng
Câu 6 :
Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng dụng cụ nào dưới đây:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Để kiểm tra xem một dây dẫn chạy qua nhà có dòng điện hay không mà không dùng dụng cụ đo điện, ta có thể dùng kim nam châm: Đưa lại gần dây dẫn một kim nam châm, nếu kim nam châm bị lệch khỏi phương Bắc - Nam ban đầu của nó thì dây dẫn có dòng điện, còn nếu không thì dây dẫn không có dòng điện.
Câu 7 :
Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó
Câu 8 :
Xét các bộ phận chính của một loa điện: (1) Nam châm (2) Ống dây (3) Màng loa Các bộ phận trực tiếp gây ra âm là:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ta có: Màng loa là nơi âm thanh được phát ra để đến với tai người nghe. Tùy từng loại loa khác nhau mà nguyên lý làm rung màng loa là khác nhau => Bộ phận trực tiếp gây ra âm là màng loa
Câu 9 :
Các đướng sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Các đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây
Câu 10 :
Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.
Câu 11 :
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói dòng điện có tác dụng từ.
Câu 12 :
Hình dưới đây mô tả khung dây có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường, trong đó khung quay đang có vị trí mà mặt phẳng khung vuông góc với đường sức từ. Về vị trí này của khung dây, ý kiến nào dưới đây là đúng?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Vận dụng quy tắc bàn tay trái - xác định chiều lực từ tác dụng lên các đoạn dây của khung dây Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ. Lời giải chi tiết :
Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta xác định được lực từ tác dụng lên các đoạn dây dẫn của khung như sau: => Ý kiến đúng là khung chịu tác dụng của lực điện từ nhưng nó không quay mà chỉ bị kéo căng ra |