Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 01

Đề bài

Câu 1 :

Sử dụng tiết kiệm điện năng không mang lại lợi ích nào dưới đây?

  • A

    Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường

  • B

    Góp phần phát triển sản xuất

  • C

    Góp phần chữa các bệnh hiểm nghèo

  • D

    Góp phần làm giảm bớt các sự cố về điện

Câu 2 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở \({R_1}\) mắc nối tiếp với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(I,{I_1},{I_2}\) lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?

  • A

    \(I = {I_1} = {I_2}\)

  • B

    \(I = {I_1} + {I_2}\)

  • C

    \(I \ne {I_1} = {I_2}\)

  • D

    \({I_1} \ne {I_2}\)

Câu 3 :

Công suất điện cho biết:

  • A

    Khả năng thực hiện công của dòng điện.

  • B

    Năng lượng của dòng điện.

  • C

    Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

  • D

    Mức độ mạnh - yếu của dòng điện.

Câu 4 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?

  • A

    Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch

  • B

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

  • C

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

  • D

    Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Câu 5 :

Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?

  • A

    Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi

  • B

    Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

  • C

    Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

  • D

    Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn

Câu 6 :

Trên một biến trở có ghi \(30\Omega  - 2,5{\rm{A}}\). Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây?

  • A

    Biến trở có điện trở nhỏ nhất là \(30\Omega \) và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là \(2,5{\rm{A}}\)

  • B

    Biến trở có điện trở nhỏ nhất là \(30\Omega \) và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là \(2,5{\rm{A}}\)

  • C

    Biến trở có điện trở lớn nhất là \(30\Omega \) và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là \(2,5{\rm{A}}\)

  • D

    Biến trở có điện trở lớn nhất là \(30\Omega \) và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là \(2,5{\rm{A}}\)

Câu 7 :

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:

  • A

    Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ

  • B

    Một đường cong đi qua gốc tọa độ

  • C

    Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ

  • D

    Một đường cong không đi qua gốc tọa độ

Câu 8 :

Biến trở không có kí hiệu sơ đồ nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Câu 9 :

Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

  • A

    Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu

  • B

    Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau

  • C

    Các dây dẫn chiều dài khác nhau, tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu

  • D

    Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.

Câu 10 :

Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của điện năng?

  • A

    Jun (J)

  • B

    Niutơn (N)

  • C

    Kiloat giờ (kWh)

  • D

    Số đếm của công tơ điện

Câu 11 :

Hoạt động của mỗi dụng cụ được cho như bảng sau:

Phần năng lượng biến đổi từ điện năng của dụng cụ nào là sai?

  • A

    Bóng đèn dây tóc

  • B

    Đèn LED

  • C

    Nồi cơm điện, bàn là

  • D

    Quạt điện, máy bơm nước

Câu 12 :

Dòng điện có cường độ nào dưới đây nếu đi qua cơ thể người là nguy hiểm?

  • A

    40mA

  • B

    50mA

  • C

    60mA

  • D

    70mA

Câu 13 :

Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:

  • A

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

  • B

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.

  • C

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

  • D

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Câu 14 :

Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt:

  • A

    \({Q_{toa}} + {Q_{thu}} = 0\)

  • B

    \({Q_{toa}}.{Q_{thu}} = 0\) 

  • C

    \({Q_{toa}} - {Q_{thu}} = 0\)

  • D

    \(\frac{{{Q_{toa}}}}{{{Q_{thu}}}} = 0\)

Câu 15 :

Mắc một dây dẫn có điện trở \(R = 12\Omega \) vào hiệu điện thế \(3V\) thì cường độ dòng điện qua nó là:

  • A

    36A

  • B

    4A

  • C

    2,5A

  • D

    0,25A

Câu 16 :

Khi đặt hiệu điện thế \(4,5V\) vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ \(0,3A\). Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm \(3V\) nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là:

  • A

    0,2A

  • B

    0,5A

  • C

    0,9A

  • D

    0,6A

Câu 17 :

Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau . Biết \({R_1} = 6\Omega ,{\rm{ }}{R_2} = 18\Omega ,{R_3} = 16\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch \(U = 52V\). Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là:

  • A

    14,8A

  • B

    1,3A

  • C

    1,86A

  • D

    2,53A

Câu 18 :

Cho mạch điện có sơ đồ  như hình bên . Hiệu điện thế \({U_{AB}} = 48V\). Biết \({R_1} = 16\Omega ,{R_2} = 24\Omega \). Khi mắc thêm điện trở \({R_3}\) vào hai điểm C và D thì ampe kế chỉ \(6A\). Hãy tính điện trở \({R_3}\)?

  • A

    \({R_3} = 16\Omega \)

  • B

    \({R_3} = 48\Omega \)

  • C

    \({R_3} = 24\Omega \)

  • D

    \({R_3} = 32\Omega \)

Câu 19 :

Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài \(2m\) có điện trở \({R_1}\), dây kia dài \(6m\) có điện trở \({R_2}\). Tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = ?\)

  • A

    \(\frac{1}{2}\)

  • B

    \(3\)

  • C

    \(\frac{1}{3}\)

  • D

    \(2\)

Câu 20 :

Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là \(20\Omega \). Dây điện trở của biến trở là hợp kim nicrom có điện trở suất \(1,{1.10^{ - 6}}\Omega .m\) và tiết diện \(0,5m{m^2}\) và được quấn đều xung quang một lõi sứ tròn đường kính \(1,5cm\). Số vòng dây của biến trở này là:

  • A

    260 vòng

  • B

    193 vòng

  • C

    326 vòng

  • D

    186 vòng

Câu 21 :

Bóng đèn có điện trở \(9\Omega \) và hiệu điện thế qua nó là \(24V\) thì nó sáng bình thường. Tính công suất định mức của bóng đèn?

  • A

    22W 

  • B

     32W

  • C

    72W

  • D

    64W

Câu 22 :

Bóng đèn ghi 12V- 100W. Tính điện trở của đèn

  • A

    2\(\Omega \)

  • B

    7,23\(\Omega \)

  • C

    1, 44\(\Omega \)

  • D

    23\(\Omega \)

Câu 23 :

Mắc một bóng đèn có ghi \(220{\rm{ }}V-100{\rm{ }}W\) vào hiệu điện thế \(220V\). Biết đèn được sử dụng trung bình \(4\) giờ trong \(1\) ngày. Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong \(1\) tháng (\(30\) ngày) theo đơn vị \(kWh\)

  • A

    $12 kWh$

  • B

    $400 kWh$

  • C

    $1440 kWh$

  • D

    $43200 kWh$

Câu 24 :

Khi cho dòng điện có cường độ \({I_1} = 1{\rm{A}}\) chạy qua một thanh kim loại trong thời gian \(\tau \) thì nhiệt độ của thanh tăng lên là \(\Delta {t_1} = {8^0}C\). Khi cho cường độ dòng điện \({I_2} = 2{\rm{A}}\) chạy qua thì trong thời gian đó nhiệt độ của thanh tăng thêm là \(\Delta {t_2}\) bằng:

  • A

    \({4^0}C\)

  • B

    \({16^0}C\)

  • C

    \({24^0}C\)

  • D

    \({32^0}C\)

Câu 25 :

Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở \(R = 100\Omega \) và cường độ dòng điện qua bếp là \(I = 4{\rm{A}}\). Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong mỗi phút là:

  • A

    \(1,6kJ\)

  • B

    \(96kJ\)

  • C

    \(24kJ\)

  • D

    \(12kJ\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Sử dụng tiết kiệm điện năng không mang lại lợi ích nào dưới đây?

  • A

    Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường

  • B

    Góp phần phát triển sản xuất

  • C

    Góp phần chữa các bệnh hiểm nghèo

  • D

    Góp phần làm giảm bớt các sự cố về điện

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sử dụng tiết kiệm điện năng không góp phần chữa các bệnh hiểm nghèo

Câu 2 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở \({R_1}\) mắc nối tiếp với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(I,{I_1},{I_2}\) lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?

  • A

    \(I = {I_1} = {I_2}\)

  • B

    \(I = {I_1} + {I_2}\)

  • C

    \(I \ne {I_1} = {I_2}\)

  • D

    \({I_1} \ne {I_2}\)

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có, trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì:

Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: \(I = {I_1} = {I_2} =  \ldots  = {I_n}\)          

Câu 3 :

Công suất điện cho biết:

  • A

    Khả năng thực hiện công của dòng điện.

  • B

    Năng lượng của dòng điện.

  • C

    Lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

  • D

    Mức độ mạnh - yếu của dòng điện.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Công suất điện cho biết lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

Câu 4 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?

  • A

    Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch

  • B

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

  • C

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

  • D

    Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

A, B, D - đúng

C - sai vì: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: \(U = {U_1} + {U_2} +  \ldots  + {U_n}\)

Câu 5 :

Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?

  • A

    Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi

  • B

    Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

  • C

    Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

  • D

    Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn: \(Q = {I^2}Rt\)

Lời giải chi tiết :

Ta có nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở R

=> Khi tăng gấp đôi điện trở của dây dẫn thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn cũng tăng gấp đôi

Câu 6 :

Trên một biến trở có ghi \(30\Omega  - 2,5{\rm{A}}\). Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây?

  • A

    Biến trở có điện trở nhỏ nhất là \(30\Omega \) và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là \(2,5{\rm{A}}\)

  • B

    Biến trở có điện trở nhỏ nhất là \(30\Omega \) và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là \(2,5{\rm{A}}\)

  • C

    Biến trở có điện trở lớn nhất là \(30\Omega \) và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là \(2,5{\rm{A}}\)

  • D

    Biến trở có điện trở lớn nhất là \(30\Omega \) và chịu được dòng điện có cường độ nhỏ nhất là \(2,5{\rm{A}}\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các thông số ghi trên biến trở có nghĩa là: Biến trở có điện trở lớn nhất là \(30\Omega \) và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là \(2,5{\rm{A}}\)

Câu 7 :

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là:

  • A

    Một đường thẳng đi qua gốc tọa độ

  • B

    Một đường cong đi qua gốc tọa độ

  • C

    Một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ

  • D

    Một đường cong không đi qua gốc tọa độ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế liên hệ với nhau qua biểu thức:$I = \frac{U}{R}$

R là hằng số => đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng giống đồ thị hàm số $y = ax$ là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

Câu 8 :

Biến trở không có kí hiệu sơ đồ nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hình B không phải là kí hiệu của biến trở

Câu 9 :

Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

  • A

    Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu

  • B

    Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau

  • C

    Các dây dẫn chiều dài khác nhau, tiết diện như nhau và được làm từ cùng một loại vật liệu

  • D

    Các dây dẫn có chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để tìm hiếu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào vật liệu làm dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, tiết diện như nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.

Câu 10 :

Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của điện năng?

  • A

    Jun (J)

  • B

    Niutơn (N)

  • C

    Kiloat giờ (kWh)

  • D

    Số đếm của công tơ điện

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đơn vị không phải là đơn vị của điện năng là Niutơn (N)

Câu 11 :

Hoạt động của mỗi dụng cụ được cho như bảng sau:

Phần năng lượng biến đổi từ điện năng của dụng cụ nào là sai?

  • A

    Bóng đèn dây tóc

  • B

    Đèn LED

  • C

    Nồi cơm điện, bàn là

  • D

    Quạt điện, máy bơm nước

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D - sai vì: Quạt điện, máy bơm nước: điện năng biến đổi thành năng lượng có ích là cơ năng và năng lượng vô ích là nhiệt năng.

Câu 12 :

Dòng điện có cường độ nào dưới đây nếu đi qua cơ thể người là nguy hiểm?

  • A

    40mA

  • B

    50mA

  • C

    60mA

  • D

    70mA

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dòng điện có cường độ 70mA nếu đi qua cơ thể người là nguy hiểm

Câu 13 :

Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:

  • A

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.

  • B

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.

  • C

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

  • D

    Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẩn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây

Câu 14 :

Phương trình nào sau đây là phương trình cân bằng nhiệt:

  • A

    \({Q_{toa}} + {Q_{thu}} = 0\)

  • B

    \({Q_{toa}}.{Q_{thu}} = 0\) 

  • C

    \({Q_{toa}} - {Q_{thu}} = 0\)

  • D

    \(\frac{{{Q_{toa}}}}{{{Q_{thu}}}} = 0\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương trình cân bằng nhiệt:

\({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Câu 15 :

Mắc một dây dẫn có điện trở \(R = 12\Omega \) vào hiệu điện thế \(3V\) thì cường độ dòng điện qua nó là:

  • A

    36A

  • B

    4A

  • C

    2,5A

  • D

    0,25A

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện qua dây dẫn: \(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{3}{{12}} = 0,25A\)

Câu 16 :

Khi đặt hiệu điện thế \(4,5V\) vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ \(0,3A\). Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm \(3V\) nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là:

  • A

    0,2A

  • B

    0,5A

  • C

    0,9A

  • D

    0,6A

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

+ Khi \({U_1} = 4,5V,{I_1} = 0,3{\rm{A}} \to R = \frac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \frac{{4,5}}{{0,3}} = 15\Omega \)

+ Khi tăng cho hiệu điện thế thêm \(3V \to {U_2} = 4,5 + 3 = 7,5V\)

Khi đó, cường độ dòng điện: \({I_2} = \frac{{{U_2}}}{R} = \frac{{7,5}}{{15}} = 0,5{\rm{A}}\)

Câu 17 :

Cho mạch điện gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau . Biết \({R_1} = 6\Omega ,{\rm{ }}{R_2} = 18\Omega ,{R_3} = 16\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch \(U = 52V\). Cường độ dòng điện trong mạch có giá trị là:

  • A

    14,8A

  • B

    1,3A

  • C

    1,86A

  • D

    2,53A

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp:

\({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2} + ... + {R_n}\)

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)  

Lời giải chi tiết :

+ Điện trở tương đương \({R_{123}}\) của đoạn mạch là: \({R_{123}} = {R_1} + {R_2} + {R_3} = 6 + 18 + 16 = 40(\Omega )\)

+ Cường độ dòng điện của đoạn mạch là: \(I = \frac{U}{{{R_{123}}}} = \frac{{52}}{{40}} = 1,3\,A\)

Câu 18 :

Cho mạch điện có sơ đồ  như hình bên . Hiệu điện thế \({U_{AB}} = 48V\). Biết \({R_1} = 16\Omega ,{R_2} = 24\Omega \). Khi mắc thêm điện trở \({R_3}\) vào hai điểm C và D thì ampe kế chỉ \(6A\). Hãy tính điện trở \({R_3}\)?

  • A

    \({R_3} = 16\Omega \)

  • B

    \({R_3} = 48\Omega \)

  • C

    \({R_3} = 24\Omega \)

  • D

    \({R_3} = 32\Omega \)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng biểu thức xác định hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song: \(U = {U_1} = {U_2} = ...\)           

+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)

+ Vận dụng biểu thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch có các điện trở mắc song song: \(I = {I_1} + {I_2}\)

Lời giải chi tiết :

Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là:

\({{\rm{I}}_{\rm{1}}} = \dfrac{U}{{{R_1}}} = \dfrac{{48}}{{16}} = 3{\rm{A}}\) ; \({{\rm{I}}_{\rm{2}}} = \dfrac{U}{{{R_2}}} = \dfrac{{48}}{{24}} = 2{\rm{A}}\)

Số chỉ của ampe kế là \(I = {I_1} + {I_2} = 2 + 3 = 5A\)

Khi mắc thêm điện trở \({R_3}\) vào hai đầu đoạn mạch CD thì các điện trở \({R_1},{R_2},{R_3}\) mắc song song , cho nên cường độ dòng điện qua điện trở \({R_3}\) là \({I_3} = I'-\left( {{I_1} + {I_2}} \right) = 6-\left( {2 + 3} \right) = 1A\)

Giá trị của điện trở \({R_3}\) là: \({{\text{R}}_{\text{3}}} = \dfrac{U}{{{I_3}}} = \dfrac{{48}}{1} = 48\Omega \)

Câu 19 :

Hai dây bằng nhôm có cùng tiết diện, một dây dài \(2m\) có điện trở \({R_1}\), dây kia dài \(6m\) có điện trở \({R_2}\). Tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = ?\)

  • A

    \(\frac{1}{2}\)

  • B

    \(3\)

  • C

    \(\frac{1}{3}\)

  • D

    \(2\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức xác định điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = \rho \frac{{{l_1}}}{S}\\{R_2} = \rho \frac{{{l_1}}}{S}\end{array} \right. \to \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}} = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\)

Câu 20 :

Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là \(20\Omega \). Dây điện trở của biến trở là hợp kim nicrom có điện trở suất \(1,{1.10^{ - 6}}\Omega .m\) và tiết diện \(0,5m{m^2}\) và được quấn đều xung quang một lõi sứ tròn đường kính \(1,5cm\). Số vòng dây của biến trở này là:

  • A

    260 vòng

  • B

    193 vòng

  • C

    326 vòng

  • D

    186 vòng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Sử dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Số vòng dây: \(n = \frac{l}{{2\pi r}}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Chiều dài dây điện trở: \(R = \rho \frac{l}{S} \to l = \frac{{R{\rm{S}}}}{\rho } = \frac{{20.0,{{5.10}^{ - 6}}}}{{1,{{1.10}^{ - 6}}}} = 9,1m\)

+ Số vòng dây của biến trở: \(n = \frac{l}{{2\pi r}} = \frac{l}{{\pi d}} = \frac{{9,1}}{{\pi {{.1,5.10}^{ - 2}}}} = 193\) vòng

Câu 21 :

Bóng đèn có điện trở \(9\Omega \) và hiệu điện thế qua nó là \(24V\) thì nó sáng bình thường. Tính công suất định mức của bóng đèn?

  • A

    22W 

  • B

     32W

  • C

    72W

  • D

    64W

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức công xuất tính cường độ dòng điện: \(P = UI = \frac{{{U^2}}}{R} = {I^2}R\)

Lời giải chi tiết :

Công suất định mức của bóng đèn: \(P = UI = \frac{{{U^2}}}{R} = \frac{{{{24}^2}}}{9} = 64{\rm{W}}\)

Câu 22 :

Bóng đèn ghi 12V- 100W. Tính điện trở của đèn

  • A

    2\(\Omega \)

  • B

    7,23\(\Omega \)

  • C

    1, 44\(\Omega \)

  • D

    23\(\Omega \)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Phương pháp đọc các thông số trên dụng cụ tiêu thụ điện

+ Vận dụng biểu thức công xuất tính cường độ dòng điện: \(P = UI = \frac{{{U^2}}}{R}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ \(U = 12V,P = 100{\rm{W}}\)

+ Áp dụng biểu thức: \(P = \frac{{{U^2}}}{R} \to R = \frac{{{U^2}}}{P} = \frac{{{{12}^2}}}{{100}} = 1,44\Omega \)

Câu 23 :

Mắc một bóng đèn có ghi \(220{\rm{ }}V-100{\rm{ }}W\) vào hiệu điện thế \(220V\). Biết đèn được sử dụng trung bình \(4\) giờ trong \(1\) ngày. Tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn trong \(1\) tháng (\(30\) ngày) theo đơn vị \(kWh\)

  • A

    $12 kWh$

  • B

    $400 kWh$

  • C

    $1440 kWh$

  • D

    $43200 kWh$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Xác định các thông số trên dụng cụ tiêu thụ điện

+ Áp dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ (công của dòng điện): \(A = Pt\)

Lời giải chi tiết :

+ Từ các giá trị ghi trên bóng đèn, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}U = 220V\\P = 100W\end{array} \right.\)

+ Lượng điện năng mà bóng đèn tiêu thụ là:

 \(A = P.t = 100.4.30 = 12000{\rm{W}}h = 12k{\rm{W}}h\)

Câu 24 :

Khi cho dòng điện có cường độ \({I_1} = 1{\rm{A}}\) chạy qua một thanh kim loại trong thời gian \(\tau \) thì nhiệt độ của thanh tăng lên là \(\Delta {t_1} = {8^0}C\). Khi cho cường độ dòng điện \({I_2} = 2{\rm{A}}\) chạy qua thì trong thời gian đó nhiệt độ của thanh tăng thêm là \(\Delta {t_2}\) bằng:

  • A

    \({4^0}C\)

  • B

    \({16^0}C\)

  • C

    \({24^0}C\)

  • D

    \({32^0}C\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính nhiệt lượng
+ \(Q = {I^2}Rt\)

+ \(Q = mc\Delta t\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: Nhiệt lượng được tính bởi các công thức

\(\left\{ \begin{array}{l}Q = {I^2}Rt\\Q = mc\Delta t\end{array} \right.\)

Gọi \({Q_1},{Q_2}\) lần lượt là nhiệt lượng của thanh kim loại khi có cường độ dòng điện \({I_1},{I_2}\) chạy qua

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{Q_1} = I_1^2Rt = mc\Delta {t_1}{\rm{     }}\left( 1 \right)\\{Q_2} = I_2^2Rt = mc\Delta {t_2}{\rm{     }}\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

Từ (1) và (2), ta suy ra:

\(\frac{{{Q_1}}}{{{Q_2}}} = \frac{{I_1^2}}{{I_2^2}} = \frac{{\Delta {t_1}}}{{\Delta {t_2}}} = \frac{1}{{{2^2}}} \to \Delta {t_2} = 4\Delta {t_1} = 4.8 = {32^0}C\)

Câu 25 :

Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở \(R = 100\Omega \) và cường độ dòng điện qua bếp là \(I = 4{\rm{A}}\). Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong mỗi phút là:

  • A

    \(1,6kJ\)

  • B

    \(96kJ\)

  • C

    \(24kJ\)

  • D

    \(12kJ\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

sử dụng công thức tính nhiệt lượng \(Q = {I^2}Rt\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}I = 4A\\R = 100\Omega \\t = 1phut = 60s\end{array} \right.\)

Nhiệt lượng  mà bếp tỏa ra trong mỗi phút là: \(Q = {I^2}Rt = {\left( 4 \right)^2}.100.60 = 96000J = 96kJ\)

close