Đề kiểm tra học kì 2 - Đề số 01

Đề bài

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng.

  • A

    Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • B

    Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • C

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • D

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác

Câu 2 :

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường:

  • A

    Bị hắt trở lại môi trường cũ.

  • B

    Bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

  • C

    Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

  • D

    Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Câu 3 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A

    Có thể tạo ánh sáng vàng bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu vàng.

  • B

    Bút Laze khi hoạt động thì phát ra ánh sáng xanh

  • C

    Ánh sáng do đèn pha ôtô phát ra là ánh sáng vàng

  • D

    Bất kỳ nguồn sáng nào cũng phát ra ánh sáng trắng

Câu 4 :

Chọn phương án sai. Các việc chứng tỏ tác dụng nhiệt của ánh sáng là:

  • A

    Phơi quần áo, phơi thóc

  • B

    Làm muối

  • C

    Sưởi ấm về mùa đông

  • D

    Quang hợp của cây

Câu 5 :

Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng

  • A

  • B

    Nhiệt

  • C

    Điện

  • D

    Từ

Câu 6 :

Mắt của một người có khoảng cực viễn là 50cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính:

  • A

    hội tụ có tiêu cự 50cm

  • B

    hội tụ có tiêu cự 25cm

  • C

    phân kỳ có tiêu cự 50cm

  • D

    phân kỳ có tiêu cự 25cm.

Câu 7 :

Trong pin. Năng lượng ánh sáng đã biến thành:

  • A

    Nhiệt năng

  • B

    Quang năng

  • C

    Năng lượng điện

  • D

    Cơ năng

Câu 8 :

Tấm lọc màu có công dụng:

  • A

    chọn màu ánh sáng truyền qua trùng với màu tấm lọc

  • B

    trộn màu ánh sáng truyền qua.

  • C

    giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua

  • D

    ánh sáng truyền qua chuyển sang màu sáng hơn.

Câu 9 :

Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

  • A

    góc tới bằng 0.

  • B

    góc tới bằng góc khúc xạ.

  • C

    góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

  • D

    góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 10 :

Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất?

  • A

    Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}5\)

  • B

    Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}5,5\)

  • C

    Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}6\)

  • D

    Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}4\)

Câu 11 :

Điều nào SAI khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

  • A

    Tia khúc xạ và tia tới cùng nằm trong mặt phẳng tới.

  • B

    Góc tới tăng dần, góc khúc xạ cũng tăng dần.

  • C

    Nếu tia sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

  • D

    Nếu tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Câu 12 :

Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:

  • A

    Thể thủy tinh và thấu kính

  • B

    Thể thủy tinh và màng lưới

  • C

    Màng lưới và võng mạc

  • D

    Con ngươi và thấu kính

Câu 13 :

Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện

  • A

    Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực của nam châm điện

  • B

    Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn

  • C

    Cuộn dây dẫn và nam châm

  • D

    Cuộn dây dẫn và lõi sắt

Câu 14 :

Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường

  • A

    thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.

  • B

    thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.

  • C

    thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.

  • D

    thay đổi vị trí của cả vật kính và phim sao cho khoảng cách giữa chúng không đổi.

Câu 15 :

Trên cùng một đường dây dẫn tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế \(100000V\). Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu dây này là bao nhiêu để công suất hao phí vì tỏa nhiệt giảm đi hai lần?

  • A

    \(200000V\)

  • B

    \(400000V\)

  • C

    \(141421V\)

  • D

    \(50000V\)

Câu 16 :

Số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt có \(1500\) vòng và \(150\) vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là \(220V\), thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là:

  • A

    \(22000V\)

  • B

    \(2200V\)

  • C

    \(22V\)

  • D

    \(2,2V\)

Câu 17 :

Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là $60cm$. Tiêu cự của thấu kính là:

  • A

    $60cm$

  • B

    $120cm$

  • C

    30cm

  • D

    $90cm$

Câu 18 :

Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f = 16cm\). Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính:

  • A

    8 cm

  • B

    16 cm

  • C

    32 cm

  • D

    48 cm

Câu 19 :

Tia tới song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính \(15cm\). Độ lớn tiêu cự của thấu kính này là:

  • A

    15cm

  • B

    20cm

  • C

    25cm

  • D

    30cm

Câu 20 :

Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó cùng chiều với ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?. Thấu kính là hội tụ hay phân kì?

  • A

    Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.

  • B

    Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ

  • C

    Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.

  • D

    Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.

Câu 21 :

Khi chụp ảnh một vật cao \(4m\). Ảnh của vật trên phim có độ cao \(2cm\); khoảng cách từ vật kính đến phim là \(4,5cm\). Khoảng cách vật đến máy ảnh là:

  • A

    \(2,0{\rm{ }}m\)

  • B

    \(7,2{\rm{ }}m\)

  • C

    \(8,0{\rm{ }}m\)

  • D

    \(9,0{\rm{ }}m\)

Câu 22 :

Một người nhìn rõ một vật. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là \(2cm\). Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt

  • A

    \(0cm\)

  • B

    \(2cm\)

  • C

    \(5cm\)

  • D

    vô cùng

Câu 23 :

Số ghi trên vành của một kính lúp là \(5x\). Tiêu cự kính lúp có giá trị là

  • A

    \(f\; = {\rm{ }}5m\)

  • B

    \(f\; = {\rm{ }}5cm\)

  • C

    \(f\; = {\rm{ }}5mm\)

  • D

    \(f\; = {\rm{ }}5dm\)

Câu 24 :

Ánh sáng Mặt Trời mang đến cho mỗi mét vuông mặt đất một công suất \(1,5kW\). Hiệu suất của pin Mặt Trời là \(10\% \). Hãy tính xem cần phải làm các tấm pin Mặt Trời có diện tích tổng cộng là bao nhiêu để cung cấp điện cho một trường học sử dụng \(64\) bóng đèn \(100W\) và \(32\) quạt điện\(75W\)

  • A

    \(24{m^2}\)

  • B

    \(19,6{m^2}\)

  • C

    \(58,67{m^2}\)

  • D

    \(32,8{m^2}\)

Câu 25 :

Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ một vật gần nhất cách mắt 25cm. Khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

  • A

    \(25cm\)

  • B

    \( < 25cm\)

  • C

    \(50cm\)

  • D

    \( < 70cm\)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng.

  • A

    Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • B

    Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • C

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • D

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Định luật bảo toàn năng lượng:

Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

Câu 2 :

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường:

  • A

    Bị hắt trở lại môi trường cũ.

  • B

    Bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

  • C

    Tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

  • D

    Bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Câu 3 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A

    Có thể tạo ánh sáng vàng bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu vàng.

  • B

    Bút Laze khi hoạt động thì phát ra ánh sáng xanh

  • C

    Ánh sáng do đèn pha ôtô phát ra là ánh sáng vàng

  • D

    Bất kỳ nguồn sáng nào cũng phát ra ánh sáng trắng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A - đúng

B - sai vì đèn Laze có nhiều loại màu khác nhau: đỏ, xanh, ...

C - sai vì ánh sáng do đèn pha ô tô phát ra là ánh sáng trắng

D - sai vì: chỉ có các nguồn: ánh sáng mặt trời (trừ lúc bình minh và hoàng hôn)  và đèn dây tóc nóng sáng (đèn pin, đèn pha ô tô…) phát ra ánh sáng trắng

Câu 4 :

Chọn phương án sai. Các việc chứng tỏ tác dụng nhiệt của ánh sáng là:

  • A

    Phơi quần áo, phơi thóc

  • B

    Làm muối

  • C

    Sưởi ấm về mùa đông

  • D

    Quang hợp của cây

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - là các việc ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng

D - sử dụng tác dụng sinh học của ánh sáng

Câu 5 :

Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng

  • A

  • B

    Nhiệt

  • C

    Điện

  • D

    Từ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Lá thép dao động là do tác dụng từ của dòng điện

Câu 6 :

Mắt của một người có khoảng cực viễn là 50cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính:

  • A

    hội tụ có tiêu cự 50cm

  • B

    hội tụ có tiêu cự 25cm

  • C

    phân kỳ có tiêu cự 50cm

  • D

    phân kỳ có tiêu cự 25cm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có, mắt có khoảng cực viễn là 50cm => người đó bị tật cận thị

=> Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính phân kỳ có tiêu cự 50cm

Câu 7 :

Trong pin. Năng lượng ánh sáng đã biến thành:

  • A

    Nhiệt năng

  • B

    Quang năng

  • C

    Năng lượng điện

  • D

    Cơ năng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong tác dụng quang điện của ánh sáng, năng lượng ánh sáng đã biến thành năng lượng lượng điện

Câu 8 :

Tấm lọc màu có công dụng:

  • A

    chọn màu ánh sáng truyền qua trùng với màu tấm lọc

  • B

    trộn màu ánh sáng truyền qua.

  • C

    giữ nguyên màu ánh sáng truyền qua

  • D

    ánh sáng truyền qua chuyển sang màu sáng hơn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tấm lọc màu có công dụng chọn màu ánh sáng truyền qua trùng với màu tấm lọc.

Câu 9 :

Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

  • A

    góc tới bằng 0.

  • B

    góc tới bằng góc khúc xạ.

  • C

    góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

  • D

    góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có:

Khi góc tới bằng \({0^0}\) thì góc khúc xạ bằng \({0^0}\), tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

=> Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 00

Câu 10 :

Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất?

  • A

    Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}5\)

  • B

    Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}5,5\)

  • C

    Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}6\)

  • D

    Kính lúp có số bội giác \(G{\rm{ }} = {\rm{ }}4\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: Kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn.

Phương án C có độ bội giác lớn nhất trong các phương án là \(G = 6\) => sẽ cho ảnh lớn nhất

Câu 11 :

Điều nào SAI khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

  • A

    Tia khúc xạ và tia tới cùng nằm trong mặt phẳng tới.

  • B

    Góc tới tăng dần, góc khúc xạ cũng tăng dần.

  • C

    Nếu tia sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

  • D

    Nếu tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A, B, C - đúng

D - sai vì khi tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 12 :

Bộ phận quan trọng nhất của mắt là:

  • A

    Thể thủy tinh và thấu kính

  • B

    Thể thủy tinh và màng lưới

  • C

    Màng lưới và võng mạc

  • D

    Con ngươi và thấu kính

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Mắt có nhiều bộ phận. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinhmàng lưới (còn gọi là võng mạc)

Câu 13 :

Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện

  • A

    Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối với hai cực của nam châm điện

  • B

    Nam châm điện và sợi dây dẫn nối nam châm với đèn

  • C

    Cuộn dây dẫn và nam châm

  • D

    Cuộn dây dẫn và lõi sắt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.

Câu 14 :

Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường

  • A

    thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.

  • B

    thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.

  • C

    thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.

  • D

    thay đổi vị trí của cả vật kính và phim sao cho khoảng cách giữa chúng không đổi.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để điều chỉnh ảnh rõ nét trên phim người thợ ảnh điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim. Điều chỉnh bằng cách xoay hoặc dịch ống kính. (tùy loại máy)

Vật càng gần ống kính thì ảnh trên phim càng to

Câu 15 :

Trên cùng một đường dây dẫn tải đi một công suất điện xác định dưới một hiệu điện thế \(100000V\). Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu dây này là bao nhiêu để công suất hao phí vì tỏa nhiệt giảm đi hai lần?

  • A

    \(200000V\)

  • B

    \(400000V\)

  • C

    \(141421V\)

  • D

    \(50000V\)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Gọi \({P_1},{U_1}\) là công suất hao phí và hiệu điện thế ban đầu \(\left( {{U_1} = 100000V} \right)\)

\({P_2},{U_2}\) là công suất hao phí và hiệu điện thế cần dùng để giảm hao phí

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{P_1} = \frac{{{P^2}R}}{{U_1^2}}\\{P_2} = \frac{{{P^2}R}}{{U_2^2}}\end{array} \right.\)

Theo đầu bài: \({P_2} = \frac{{{P_1}}}{2} \to \frac{{{P_2}}}{{{P_1}}} = \frac{1}{2} = \frac{{U_1^2}}{{U_2^2}} \to {U_2} = \sqrt {2U_1^2}  = \sqrt {{{2.100000}^2}}  = 141421V\)

 

Câu 16 :

Số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của một máy biến thế lần lượt có \(1500\) vòng và \(150\) vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là \(220V\), thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là:

  • A

    \(22000V\)

  • B

    \(2200V\)

  • C

    \(22V\)

  • D

    \(2,2V\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \dfrac{{1500}}{{150}} = 10\\ \to {U_1} = 10{U_2} = 10.220 = 2200V\end{array}\)

Câu 17 :

Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là $60cm$. Tiêu cự của thấu kính là:

  • A

    $60cm$

  • B

    $120cm$

  • C

    30cm

  • D

    $90cm$

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(OF = OF' = f\) - tiêu cự của thấu kính

\(\begin{array}{l}FF' = 2f = 60cm\\ \to f = \dfrac{{60}}{2} = 30cm\end{array}\)

Câu 18 :

Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f = 16cm\). Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính:

  • A

    8 cm

  • B

    16 cm

  • C

    32 cm

  • D

    48 cm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có: Để thu được ảnh thật ngược chiều, nhỏ hơn vật => vật phải cách thấu kính một khoảng \(d > 2f\)

Theo đầu bài ta có: \(f = 16cm \to 2f = 32cm\)

=> Để thu được ảnh nhỏ hơn vật => vật cần đặt cách thấu kính một khoảng \(d > 32cm\)

Câu 19 :

Tia tới song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính \(15cm\). Độ lớn tiêu cự của thấu kính này là:

  • A

    15cm

  • B

    20cm

  • C

    25cm

  • D

    30cm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

=> độ lớn tiêu cự của thấu kính \(OF = 15cm\)

Câu 20 :

Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó cùng chiều với ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo?. Thấu kính là hội tụ hay phân kì?

  • A

    Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính hội tụ.

  • B

    Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính hội tụ

  • C

    Ảnh đó là ảnh thật, thấu kính đó là thấu kính phân kì.

  • D

    Ảnh đó là ảnh ảo, thấu kính đó là thấu kính phân kì.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Ta thấy thấu kính hội tụ cho:

+ ảnh ảo lớn hơn vật cùng chiều với vật

+ ảnh thật lớn hơn vật ngược chiều với vật

- Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật

Theo dữ kiện bài toán thì ảnh lớn hơn vật và cùng chiều với vật nên thấu kính đó là thấu kính hội tụ và ảnh đó là ảnh ảo

Câu 21 :

Khi chụp ảnh một vật cao \(4m\). Ảnh của vật trên phim có độ cao \(2cm\); khoảng cách từ vật kính đến phim là \(4,5cm\). Khoảng cách vật đến máy ảnh là:

  • A

    \(2,0{\rm{ }}m\)

  • B

    \(7,2{\rm{ }}m\)

  • C

    \(8,0{\rm{ }}m\)

  • D

    \(9,0{\rm{ }}m\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tỉ lệ ảnh của vật qua máy ảnh: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\)

Trong đó:

+ d là khoảng cách từ vật đến vật kính

+ d’ là khoảng cách từ phim đến vật kính

+ h là chiều cao của vật

+ h’ là chiều cao của ảnh trên phim

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}h = 4m\\h' = 2cm = 0,02m\\d' = 4,5cm = 0,045m\end{array} \right.\)

Lại có:

\(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}} \to d = \frac{h}{{h'}}d' = \frac{4}{{0,02}}.0,045 = 9m\)

Câu 22 :

Một người nhìn rõ một vật. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là \(2cm\). Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt

  • A

    \(0cm\)

  • B

    \(2cm\)

  • C

    \(5cm\)

  • D

    vô cùng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Một người nhìn rõ một vật => ảnh ở trên võng mạc.

Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt chính bằng khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt và bằng \(2cm\).

Câu 23 :

Số ghi trên vành của một kính lúp là \(5x\). Tiêu cự kính lúp có giá trị là

  • A

    \(f\; = {\rm{ }}5m\)

  • B

    \(f\; = {\rm{ }}5cm\)

  • C

    \(f\; = {\rm{ }}5mm\)

  • D

    \(f\; = {\rm{ }}5dm\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Mỗi kính lúp có số bội giác (kí hiệu G) được ghi trên vành kính bằng các con số như 2x, 3x, 5x …

+ Sử dụng biểu thức tính độ bội giác: \(G = \frac{{25}}{f}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(G = 5{\rm{x}} = \frac{{25}}{f} \to f = \frac{{25}}{5} = 5cm\)

Câu 24 :

Ánh sáng Mặt Trời mang đến cho mỗi mét vuông mặt đất một công suất \(1,5kW\). Hiệu suất của pin Mặt Trời là \(10\% \). Hãy tính xem cần phải làm các tấm pin Mặt Trời có diện tích tổng cộng là bao nhiêu để cung cấp điện cho một trường học sử dụng \(64\) bóng đèn \(100W\) và \(32\) quạt điện\(75W\)

  • A

    \(24{m^2}\)

  • B

    \(19,6{m^2}\)

  • C

    \(58,67{m^2}\)

  • D

    \(32,8{m^2}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Xác định công suất cần cung cấp cho trường học

+ Công suất toàn phần mà Mặt Trời cần cung cấp theo hiệu suất

=> Diện tích của các tấm pin Mặt Trời

Lời giải chi tiết :

+ Công suất điện của pin Mặt Trời cần cung cấp cho trường học chính bằng tổng công suất của bóng đèn và quạt điện:

\({P_1} = 64.100 + 32.75 = 8800W = 8,8kW\)

+ Theo đề bài, hiệu suất của pin Mặt Trời là \(10\% \)

Ta suy ra, công suất toàn phần mà Mặt Trời cần cung cấp là: \({P_2} = 10{P_1} = 88kW\)

+ Mặt khác,Ánh sáng Mặt Trời mang đến cho mỗi mét vuông mặt đất một công suất \(1,5kW\)

=> Diện tích tổng cộng của các tấm pin Mặt Trời phải bằng:

\(S = \frac{{{P_2}}}{{1,5}} = \frac{{88}}{{1,5}} = 58,67{m^2}\)

Câu 25 :

Một người già phải đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm thì mới nhìn rõ một vật gần nhất cách mắt 25cm. Khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

  • A

    \(25cm\)

  • B

    \( < 25cm\)

  • C

    \(50cm\)

  • D

    \( < 70cm\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Dựa vào ảnh của vật qua thấu kính hội tụ rồi tính

+ Muốn nhìn rõ vật thì ảnh phải hiện lên ở điểm cực cận của mắt

Lời giải chi tiết :

Giả sử \(OA = 25cm;OF = 50cm,OI = A'B'\) , điểm \(A'\) trùng \({C_C}\)

Ta có: \(\frac{{AB}}{{OI}} = \frac{{F{\rm{A}}}}{{F{\rm{O}}}} = \frac{{25}}{{50}} = \frac{1}{2}\)  hay \(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{1}{2}\)

Và \(OA' = 2{\rm{O}}A = OF = 50cm\)

Ba điểm \(F,A'\) và \({C_C}\) trùng nhau suy ra: \(O{C_C} = OA' = OF = 50cm\)

Như vậy điểm cực cận cách mắt 50cm và khi không đeo kính thì người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 50cm

close