Đề kiểm tra 15 phút học kì 1 (lần 1) - Đề số 01Đề bài
Câu 1 :
Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:
Câu 2 :
Cho đoạn mạch gồm điện trở\({R_1}\) mắc song song với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(U,{U_1},{U_2}\) lần lượt là hiệu điện thế qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?
Câu 3 :
Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?
Câu 4 :
Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:
Câu 5 :
Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?
Câu 6 :
Cho đoạn mạch gồm điện trở \({R_1}\) mắc nối tiếp với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(I,{I_1},{I_2}\) lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?
Câu 7 :
Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:
Câu 8 :
Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?
Câu 9 :
Mắc một dây dẫn có điện trở \(R = 12\Omega \) vào hiệu điện thế \(3V\) thì cường độ dòng điện qua nó là:
Câu 10 :
Khi đặt hiệu điện thế \(4,5V\) vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ \(0,3A\). Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm \(3V\) nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là:
Câu 11 :
Cho mạch điện như hình vẽ: Cho \({R_1} = 15\Omega ,{R_2} = 20\Omega \), ampe kế chỉ \(0,3A\). Hiệu điện thế của đoạn mạch AB có giá trị là:
Câu 12 :
Cho một hiệu điện thế \(U = 1,8V\) và hai điện trở \({R_1},{R_2}\). Nếu mắc nối tiếp hai điện trở vào hiệu điện thế \(U\) thì dòng điện đi qua chúng có cường độ \({I_1} = 0,2{\rm{ }}A\); nếu mắc song song hai điện trở vào hiệu điện thế \(U\) thì dòng điện mạch chính có cường độ \({I_2} = 0,9A\) . Tính \({R_1},{\rm{ }}{R_2}\)?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Chọn phát biểu đúng. Nội dung định luật Ôm là:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây
Câu 2 :
Cho đoạn mạch gồm điện trở\({R_1}\) mắc song song với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(U,{U_1},{U_2}\) lần lượt là hiệu điện thế qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Ta có, trong đoạn mạch mắc song song thì: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ. \(U = {U_1} = {U_2} = \ldots = {U_n}\)
Câu 3 :
Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
A, C, D - đúng B - sai vì: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: \(U = {U_1} = {U_2} = \ldots = {U_n}\)
Câu 4 :
Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. Điều đó có nghĩa là nếu hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Cường độ dòng điện qua bóng đèn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn. => khi hiệu điện thế tăng 1,2 lần thì cường độ dòng điện cũng tăng 1,2 lần
Câu 5 :
Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Ta có: - Ôm \(\left( \Omega \right)\): đơn vị đo của điện trở - Oát \(\left( {\rm{W}} \right)\): đơn vị đo của công suất - Ampe \(\left( A \right)\): đơn vị đo của cường độ dòng điện - Vôn \(\left( V \right)\): đơn vị đo của hiệu điện thế
Câu 6 :
Cho đoạn mạch gồm điện trở \({R_1}\) mắc nối tiếp với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(I,{I_1},{I_2}\) lần lượt là cường độ dòng điện của toàn mạch, cường độ dòng điện qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Ta có, trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì: Cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm: \(I = {I_1} = {I_2} = \ldots = {I_n}\)
Câu 7 :
Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Ta có: Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây$I = \frac{U}{R}$ => khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng tỉ lệ với hiệu điện thế.
Câu 8 :
Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
A, B, D - đúng C - sai vì: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: \(U = {U_1} + {U_2} + \ldots + {U_n}\)
Câu 9 :
Mắc một dây dẫn có điện trở \(R = 12\Omega \) vào hiệu điện thế \(3V\) thì cường độ dòng điện qua nó là:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Cường độ dòng điện qua dây dẫn: \(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{3}{{12}} = 0,25A\)
Câu 10 :
Khi đặt hiệu điện thế \(4,5V\) vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua dây này có cường độ \(0,3A\). Nếu tăng cho hiệu điện thế này thêm \(3V\) nữa thì dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ là:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
+ Khi \({U_1} = 4,5V,{I_1} = 0,3{\rm{A}} \to R = \frac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \frac{{4,5}}{{0,3}} = 15\Omega \) + Khi tăng cho hiệu điện thế thêm \(3V \to {U_2} = 4,5 + 3 = 7,5V\) Khi đó, cường độ dòng điện: \({I_2} = \frac{{{U_2}}}{R} = \frac{{7,5}}{{15}} = 0,5{\rm{A}}\)
Câu 11 :
Cho mạch điện như hình vẽ: Cho \({R_1} = 15\Omega ,{R_2} = 20\Omega \), ampe kế chỉ \(0,3A\). Hiệu điện thế của đoạn mạch AB có giá trị là:
Đáp án : C Phương pháp giải :
- Cách 1: + Áp dụng biểu thức tính điện trở tương đương của mạch: \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\) + Vận dụng biểu thức định luật Ôm tính hiệu điện: \(U = IR\) - Cách 2: + Tính hiệu điện thế của từng trở: \(U = {\rm{IR}}\) + Áp dụng biểu thức tính hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp: \(U = {U_1} + {U_2}\) Lời giải chi tiết :
- Cách 1: + Điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2} = 15 + 20 = 35{\rm{ }}(\Omega )\) + Hiệu điện thế của đoạn mạch AB là: \(U = I{R_{td}} = 0,3.35 = 10,5\left( V \right)\) - Cách 2: + Hiệu điện thế trên mỗi điện trở \(\left\{ \begin{array}{l}{U_1} = I{R_1} = 0,3.15 = 4,5\left( V \right)\\{U_2} = I{R_2} = 0,3.20 = 6\left( V \right)\end{array} \right.\) + Hiệu điện thế của đoạn mạch AB là \(U = {U_1} + {U_2} = 4,5 + 6 = 10,5\left( V \right)\)
Câu 12 :
Cho một hiệu điện thế \(U = 1,8V\) và hai điện trở \({R_1},{R_2}\). Nếu mắc nối tiếp hai điện trở vào hiệu điện thế \(U\) thì dòng điện đi qua chúng có cường độ \({I_1} = 0,2{\rm{ }}A\); nếu mắc song song hai điện trở vào hiệu điện thế \(U\) thì dòng điện mạch chính có cường độ \({I_2} = 0,9A\) . Tính \({R_1},{\rm{ }}{R_2}\)?
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Sử dụng biểu thức tính tổng trở của đoạn mạch mắc nối tiếp: \({R_{nt}} = {R_1} + {R_2}\) + Sử dụng biểu thức tính tổng trở của đoạn mạch mắc song song: \(\frac{1}{{{R_{//}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\) Lời giải chi tiết :
+ Khi \({R_1},{R_2}\) mắc nối tiếp nên \({R_1} + {R_2} = \dfrac{U}{{{I_1}}} = \dfrac{{1,8}}{{0,2}} = 9\Omega \) (1) + Khi \({R_1},{R_2}\) mắc song song nên \({R_{12}} = \dfrac{U}{{{I_2}}} = \dfrac{{1,8}}{{0,9}} = 2\Omega \), mà \({{\rm{R}}_{{\rm{12}}}} = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}}\) Cho nên \({R_1}{R_2} = 18\) (2) Từ (1) ta có \({R_2} = 9-{R_1}\) thay vào (2) ta có : \(\begin{array}{l}{R_1}\left( {9{\rm{ }}-{\rm{ }}{R_1}} \right) = 18\\ \leftrightarrow {R_1}^2 - 9R_1+18 =0 \leftrightarrow \left( {{R_1}-3} \right)\left( {{R_1}-6} \right) = 0\end{array}\) \(\left[ \begin{array}{l}{R_1} = 3\Omega \\{R_2} = 6\Omega \end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}{R_2} = 9 - 3 = 6\Omega \\{R_2} = 9 - 6 = 3\Omega \end{array} \right.\) Vậy \({R_1} = 3\Omega ;{R_2} = 6\Omega \) hoặc \({R_1} = 6\Omega ;{R_2} = 3\Omega \) |