Trắc nghiệm Bài 28. Không khí - Sự cháy - Hóa học 8

Đề bài

Câu 1 :

Thành phần không khí gồm

 

  • A

    21% N2; 78% O2 và 1% là các khí khác.

     

  • B

    78% N2; 21% O2 và 1% là các khí khác.

  • C

    50% N2; 20% O2 và 30% là các khí khác.

  • D

    100% O2

Câu 2 :

Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là

 

  • A

    sự cháy. 

  • B

    sự oxi hóa chậm.

  • C

    sự tự bốc cháy.       

  • D

    sự tỏa nhiệt.

Câu 3 :

Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính axit. Khí nào trong không khí gây nên tính axit đó?

  • A

    Cacbon đioxit. 

  • B

    Hiđro. 

  • C

    Nitơ.                       

  • D

    Oxi.

Câu 4 :

Em hãy chọn phương pháp dùng để dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu trong các phương án sau:

 

  • A

    Dùng quạt để quạt tắt ngọn lửa

     

  • B

    Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa.

  • C

    Dùng nước tưới lên ngọn lửa.

  • D

    Không có phương án dập tắt phù hợp.

Câu 5 :

Chọn đáp án đúng nhất. Bản chất của phản ứng cháy là:

  • A

    Cần có oxi 

  • B

    Sản phẩm tạo ra có CO2

  • C

    Là phản ứng phân hủy 

  • D

    Là phản ứng tỏa nhiệt

Câu 6 :

Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?

 

  • A

    Chặt cây xây cầu cao tốc 

  • B

    Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường

  • C

    Trồng nhiều cây xanh 

  • D

    Xây thêm nhiều khu công nghiệp

Câu 7 :

Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là:

 

  • A

    Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy

  • B

    Phải đủ khí oxi cho sự cháy.

  • C

    Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy

  • D

    Cả A và B

Câu 8 :

Chọn đáp án đúng nhất

 

  • A

    Phản ứng hóa hợp chính là phản ứng cháy

     

  • B

    Sự oxi hóa chậm không tỏa nhiệt và phát sáng

  • C

    Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng

  • D

    Cả 3 đáp án đều sai

Câu 9 :

Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

 

  • A

    Phát sáng 

  • B

    Cháy

  • C

    Tỏa nhiệt                

  • D

    Sự oxi hóa xảy ra chậm

Câu 10 :

Làm thế nào để dập tắt sự cháy?

 

  • A

    Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

  • B

    Cách li chất cháy với oxi.

  • C

    Quạt.

  • D

    A và B đều đúng.

Câu 11 :

Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

  • A

    Photpho 

  • B

    Oxi 

  • C

    Không xác định được         

  • D

    Cả hai chất đều hết

Câu 12 :

Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 4 gam oxi. Sau phản ứng thu được thể tích khí SO2 (đktc) là

  • A

    2,24 lít. 

  • B

    3,36 lít. 

  • C

    4,48 lít.                   

  • D

    6,72 lít

Câu 13 :

Dùng hết 5 kg than (chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít?

 

  • A

    40000 lít

  • B

    42000 lít                  

  • C

    42500 lít                   

  • D

    45000 lít           

Câu 14 :

Sự oxi hóa chậm là:

  • A
    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
  • B
    Sự oxi hóa mà không phát sáng.         
  • C
    Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt.
  • D
    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Câu 15 :

Thể tích không khí ( ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 1,2 kg C là? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí

  • A
    112 (lít)  
  • B
    11200 (lít) 
  • C
    22400 (lít)     
  • D
    22,4 (lít)
Câu 16 :

Sự cháy là:

  • A

     Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng       

  • B

    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

  • C
     Sự oxi hóa nhưng không phát sáng                                  
  • D
     Sự oxi hóa nhưng không tỏa nhiệt
Câu 17 :

Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau?

  • A
    Không khí là một nguyên tố hoá học
  • B
    Không khí là một đơn chất
  • C
    Không khí là một hỗn hợp chất của 2 nguyên tố là oxi và nitơ
  • D
    Không khí là hỗn hợp của oxi, nitơ và một số chất khác
Câu 18 :

Dãy nào sau đây gồm các nguyên nhân gây ô không khí mà em biết?

  • A

    Khói bụi, trồng cây xanh, rác thải.

  • B

    Khói bụi, cháy rừng, rác thải.

  • C

    Cháy rừng, phun nước rửa đường, thu gom rác.

  • D

    Không sử dụng bếp than tổ ong, thu gom rác, khói bụi.

Câu 19 :

Trong không khí, tỉ lệ về thể tích giữa nitrogen và oxygen tương ứng xấp xỉ là:

  • A

    1: 4    

  • B

    1: 5    

  • C

    4: 1    

  • D

    5:1

Câu 20 :

Phương tiện giao thông nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

  • A

    Xe ô tô

  • B

    Xe buýt

  • C

    Xe tải

  • D

    Xe đạp

Câu 21 :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  • A

    Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt.

  • B

    Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.

  • C

    Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

  • D

    Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt.

Câu 22 :

Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí?

  • A

    Xây dựng công viên cây xanh.

  • B

    Phát triển giao thông công cộng, thân thiện với môi trường, hạn chế phương tiện cá nhân.

  • C

    Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt.

  • D

    Phun nước rửa đường nhiều lần trong ngày.

Câu 23 :

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở thành phố là?

  • A

    Đốt cháy nhiên liệu để đun nấu.

  • B

    Xe hơi, giao thông vận tải.

  • C

    Đốt than từ các nhà máy nhiệt điện.

  • D

    Luyện kim.

Câu 24 :

Dãy nào dưới đây gồm các biểu hiện của không khí bị ô nhiễm:

  • A

    Có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn.

  • B

    Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh về đường hô hấp.

  • C

    Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid,...

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 25 :

Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm không khí nhất?

  • A

    Than đá         

  • B

    Dầu mỏ    

  • C

    Gió 

  • D

    Khí đốt

Câu 26 :

Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí:

  • A

    nitrogen        

  • B

    oxygen          

  • C

    carbon dioxide

  • D

    khí khác

Câu 27 :

Khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

  • A

    21%   

  • B

    78%

  • C

    18%

  • D

    50%

Câu 28 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Những chất nào trong số các chất cho dưới đây có trong thành phần của không khí?

Oxygen

Nitrogen

Hơi nước

Khí carbon dioxide

Kim cương

Câu 29 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Cho các từ sau: bị ô nhiễm, tự nhiên, tăng, giảm. Em hãy bấm chọn các từ và kéo thả vào chỗ trống trong các câu dưới đây:

bị ô nhiễm
tự nhiên
tăng
giảm
Nguyên nhân của ô nhiễm không khí
Khi thành phần không khi bị thay đổi như lượng oxygen ..... , lượng carbon dioxide ..... xuất hiện các khí độc hại, khói, bụi, ta nói không khí .....
Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người. Núi lửa phun là nguyên nhân từ ..... Cháy rừng là nguyên nhân có thể từ tự nhiên, có thể từ hoạt động của con người. Rác thải, khí thải,… là những nguyên nhân xuất phát từ hoạt động của con người.
Câu 30 :

Cho các hình ảnh dưới đây:

Câu 30.1

Nguyên nhân ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp được thể hiện qua hình:

  • A.

    Hình 1

  • B.

    Hình 2

  • C.

    Hình 3

  • D.

    Hình 1 và hình 5

Câu 30.2

Nguyên nhân ô nhiễm không khí do bụi được thể hiện trong hình:

  • A.

    Hình 1

  • B.

    Hình 2

  • C.

    Hình 5

  • D.

    Hình 6

Câu 30.3

Nguyễn nhân ô nhiễm không khí do khí thải các phương tiện giao thông được thể hiện trong hình:

  • A.

    Hình 3, 6

  • B.

    Hình 1, 5

  • C.

    Hình 4

  • D.

    Hình 5

Câu 30.4

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí do đốt rác thải sinh hoạt được thể hiện trong hình:

  • A.

    HÌnh 6

  • B.

    Hình 5

  • C.

    Hình 4

  • D.

    Hình 3

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Thành phần không khí gồm

 

  • A

    21% N2; 78% O2 và 1% là các khí khác.

     

  • B

    78% N2; 21% O2 và 1% là các khí khác.

  • C

    50% N2; 20% O2 và 30% là các khí khác.

  • D

    100% O2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thành phần không khí gồm: 78% N2; 21% O2 và 1% là các khí khác.

 

Câu 2 :

Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là

 

  • A

    sự cháy. 

  • B

    sự oxi hóa chậm.

  • C

    sự tự bốc cháy.       

  • D

    sự tỏa nhiệt.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là sự oxi hóa chậm.

 

Câu 3 :

Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính axit. Khí nào trong không khí gây nên tính axit đó?

  • A

    Cacbon đioxit. 

  • B

    Hiđro. 

  • C

    Nitơ.                       

  • D

    Oxi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Oxit axit tan vào nước thu được dung dịch có tính axit

 

Lời giải chi tiết :

Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính axit => không khí có chứa oxit axit

=> khí đó là cacbon đioxit (CO­2)

 

Câu 4 :

Em hãy chọn phương pháp dùng để dập tắt ngọn lửa do xăng, dầu trong các phương án sau:

 

  • A

    Dùng quạt để quạt tắt ngọn lửa

     

  • B

    Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa.

  • C

    Dùng nước tưới lên ngọn lửa.

  • D

    Không có phương án dập tắt phù hợp.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta chọn phương pháp: Dùng vải dày hoặc cát phủ lên ngọn lửa vì sẽ ngăn cách được chất cháy với oxi.

A không phù hợp vì dùng quạt sẽ cung cấp thêm oxi làm ngọn lửa cháy to hơn.

C không phù hợp vì xăng dầu nhẹ, nổi lên mặt nước sẽ lan rộng ra làm đám lửa cháy to hơn.

 

Câu 5 :

Chọn đáp án đúng nhất. Bản chất của phản ứng cháy là:

  • A

    Cần có oxi 

  • B

    Sản phẩm tạo ra có CO2

  • C

    Là phản ứng phân hủy 

  • D

    Là phản ứng tỏa nhiệt

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phản ứng cháy là phản ứng của một chất với oxi có tỏa nhiệt và phát sáng.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng cháy là phản ứng của một chất với oxi có tỏa nhiệt và phát sáng.

=> Bản chất của phản ứng cháy là: cần có oxi.

 

Câu 6 :

Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên làm gì?

 

  • A

    Chặt cây xây cầu cao tốc 

  • B

    Đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường

  • C

    Trồng nhiều cây xanh 

  • D

    Xây thêm nhiều khu công nghiệp

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên: Trồng nhiều cây xanh

 

Câu 7 :

Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là:

 

  • A

    Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy

  • B

    Phải đủ khí oxi cho sự cháy.

  • C

    Cần phải có chất xúc tác cho phản ứng cháy

  • D

    Cả A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điều kiện phát sinh phản ứng cháy là:

- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

- Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.

 

Câu 8 :

Chọn đáp án đúng nhất

 

  • A

    Phản ứng hóa hợp chính là phản ứng cháy

     

  • B

    Sự oxi hóa chậm không tỏa nhiệt và phát sáng

  • C

    Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng

  • D

    Cả 3 đáp án đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: Sự oxi hóa chậm tỏa nhiệt và không phát sáng

 

Câu 9 :

Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là

 

  • A

    Phát sáng 

  • B

    Cháy

  • C

    Tỏa nhiệt                

  • D

    Sự oxi hóa xảy ra chậm

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự giống nhau giữa sự cháy và sự oxi hóa chậm là đều tỏa nhiệt

 

Câu 10 :

Làm thế nào để dập tắt sự cháy?

 

  • A

    Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

  • B

    Cách li chất cháy với oxi.

  • C

    Quạt.

  • D

    A và B đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

* Biện pháp dập tắt sự cháy

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

- Cách li chất cháy với khí oxi.

 

Câu 11 :

Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

  • A

    Photpho 

  • B

    Oxi 

  • C

    Không xác định được         

  • D

    Cả hai chất đều hết

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol O2 và số mol P

+) Viết PTHH:   4P  +  5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5

+) Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n}_{P}}}{4}$ và $\dfrac{{{n}_{{{O}_{2}}}}}{5}$ => tỉ lệ chất nào lớn hơn thì chất đó dư

 

Lời giải chi tiết :

Số mol O2 là: ${{n}_{{{O}_{2}}}}=\dfrac{6}{32}=0,1875\,mol$

Số mol P là: ${{n}_{P}}=\dfrac{6,2}{31}=0,2\,mol$

PTHH:   4P  +  5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5

Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n}_{P}}}{4}=\dfrac{0,2}{4}=0,05$ và $\dfrac{{{n}_{{{O}_{2}}}}}{5}=\dfrac{0,1875}{5}=0,0375$ và 

Vì 0,05 > 0,0375 => O2 phản ứng hết, P dư

 

Câu 12 :

Đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh trong bình chứa 4 gam oxi. Sau phản ứng thu được thể tích khí SO2 (đktc) là

  • A

    2,24 lít. 

  • B

    3,36 lít. 

  • C

    4,48 lít.                   

  • D

    6,72 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol S và số mol O2

+) ViếtPTHH:  S  +  O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

+) Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{S}}}{1}$ và $\frac{{{n}_{{{O}_{2}}}}}{1}$ => chất hết, chất dư => tính số mol SO2 theo chất hết

 

Lời giải chi tiết :

Số mol S là: ${{n}_{S}}=\frac{3,2}{32}=0,1\,mol$

Số mol O2 là: ${{n}_{{{O}_{2}}}}=\frac{4}{32}=0,125\,mol$

PTHH:  S  +  O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{S}}}{1}=0,1<\frac{{{n}_{{{O}_{2}}}}}{1}=0,125$ => S phản ứng hết, O2 còn dư

=> phản ứng tính theo S

PTHH:      S    +    O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

Tỉ lệ PT:   1mol               1mol

P/ứng:     0,1mol     →    0,1mol

=> Thể tích khí SO2 thu được là: V = 22,4.n = 22,4.0,1 = 2,24 lít

 

Câu 13 :

Dùng hết 5 kg than (chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít?

 

  • A

    40000 lít

  • B

    42000 lít                  

  • C

    42500 lít                   

  • D

    45000 lít           

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Từ 5kg than chứa 90% cacbon => khối lượng C nguyên chất => Số mol C

+) Viết PTHH tính số mol O2 

+) Vì oxi chiếm 1/5 thể tích không khí => \({{V}_{kk}}=5.{{V}_{{{O}_{2}}}}\)

 

Lời giải chi tiết :

Trong 5kg than chứa 90% cacbon => mC nguyên chất = 5.90% = 4,5 kg = 4500 gam

=> Số mol C là: \({{n}_{C}}=\frac{4500}{12}=375\,mol\)

PTHH:       C      +      O2  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2

Tỉ lệ PT:  1mol         1mol

P/ứng:     375mol → 375 mol

=> Thể tích khí oxi cần dùng là: \({{V}_{{{O}_{2}}}}=22,4.n=22,4.375=8400\) lít

Vì oxi chiếm 1/5 thể tích không khí => \({{V}_{kk}}=5.{{V}_{{{O}_{2}}}}=5.8400=42000\) lít

 

Câu 14 :

Sự oxi hóa chậm là:

  • A
    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
  • B
    Sự oxi hóa mà không phát sáng.         
  • C
    Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt.
  • D
    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức học về sự oxi hóa chậm trong sgk hóa 8 trang 97

Lời giải chi tiết :

Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.

Câu 15 :

Thể tích không khí ( ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 1,2 kg C là? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí

  • A
    112 (lít)  
  • B
    11200 (lít) 
  • C
    22400 (lít)     
  • D
    22,4 (lít)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Tính số mol của C

+ Viết PTHH xảy ra : C    + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2

+ Tính số mol O2 theo số mol của C

+ Tính thể tích không khí = 5VO2

Lời giải chi tiết :

1,2 kg = 1200 (g)

Số mol cacbon là: nC = mC : MC = 1200 : 12 = 100 (mol)

C    + O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CO2

100→ 100                 (mol)

=> VO2 = 100.22, 4= 2240 (lít)

\( =  > {V_{kk}} = \frac{{{V_{{O_2}}}.100\% }}{{20\% }} = \frac{{2240.100\% }}{{20\% }} = 11200\,(lit)\) 

Câu 16 :

Sự cháy là:

  • A

     Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng       

  • B

    Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

  • C
     Sự oxi hóa nhưng không phát sáng                                  
  • D
     Sự oxi hóa nhưng không tỏa nhiệt

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sự cháy là: Sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

Câu 17 :

Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau?

  • A
    Không khí là một nguyên tố hoá học
  • B
    Không khí là một đơn chất
  • C
    Không khí là một hỗn hợp chất của 2 nguyên tố là oxi và nitơ
  • D
    Không khí là hỗn hợp của oxi, nitơ và một số chất khác

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Không khí gồm có: oxi, nito và một số chất khác

Câu 18 :

Dãy nào sau đây gồm các nguyên nhân gây ô không khí mà em biết?

  • A

    Khói bụi, trồng cây xanh, rác thải.

  • B

    Khói bụi, cháy rừng, rác thải.

  • C

    Cháy rừng, phun nước rửa đường, thu gom rác.

  • D

    Không sử dụng bếp than tổ ong, thu gom rác, khói bụi.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là cháy rừng, rác thải, khí thải từ phương tiện giao thông, khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp,…

Câu 19 :

Trong không khí, tỉ lệ về thể tích giữa nitrogen và oxygen tương ứng xấp xỉ là:

  • A

    1: 4    

  • B

    1: 5    

  • C

    4: 1    

  • D

    5:1

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, argon (khí hiếm), hơi nước và một số chất khí khác => Tỉ lệ thể tích giữa nitrogen và oxygen tương ứng xấp xỉ bằng 78% : 21% = 4 : 1.

Câu 20 :

Phương tiện giao thông nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

  • A

    Xe ô tô

  • B

    Xe buýt

  • C

    Xe tải

  • D

    Xe đạp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sự hiểu biết của bản thân, sách báo, mạng internet.

Lời giải chi tiết :

Phương tiện giao thông không gây ô nhiễm không khí là xe đạp vì xe đạp chạy được dựa trên sự hoạt động của con người (đạp xe).

Câu 21 :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Vì sao cây nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn?

  • A

    Khi úp cốc lên, vì không có gió nên cây nến tắt.

  • B

    Khi úp cốc lên, không khí trong cốc bị cháy hết nên nến tắt.

  • C

    Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

  • D

    Khi úp cốc lên, khí oxygen và khí carbon dioxide bị cháy hết nên nến tắt.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Úp một cốc thủy tinh lên cây nến đang cháy. Khi úp cốc lên, oxygen trong cốc bị mất dần nên nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn.

Câu 22 :

Đâu không phải là biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí?

  • A

    Xây dựng công viên cây xanh.

  • B

    Phát triển giao thông công cộng, thân thiện với môi trường, hạn chế phương tiện cá nhân.

  • C

    Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt.

  • D

    Phun nước rửa đường nhiều lần trong ngày.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sử dụng nguồn năng lượng khí đốt không phải là biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

Câu 23 :

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở thành phố là?

  • A

    Đốt cháy nhiên liệu để đun nấu.

  • B

    Xe hơi, giao thông vận tải.

  • C

    Đốt than từ các nhà máy nhiệt điện.

  • D

    Luyện kim.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí ở thành phố là do khí thải từ xe hơi, giao thông vận tải.

Câu 24 :

Dãy nào dưới đây gồm các biểu hiện của không khí bị ô nhiễm:

  • A

    Có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn.

  • B

    Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh về đường hô hấp.

  • C

    Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid,...

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Biểu hiện của không khí bị ô nhiễm:

- Có mùi khó chịu.

- Giảm tầm nhìn.

- Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh về đường hô hấp.

- Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid,...

Câu 25 :

Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm không khí nhất?

  • A

    Than đá         

  • B

    Dầu mỏ    

  • C

    Gió 

  • D

    Khí đốt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Năng lượng gió nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm không khí nhất.

Câu 26 :

Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí:

  • A

    nitrogen        

  • B

    oxygen          

  • C

    carbon dioxide

  • D

    khí khác

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, argon (khí hiếm), hơi nước và một số chất khí khác.

Câu 27 :

Khí oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

  • A

    21%   

  • B

    78%

  • C

    18%

  • D

    50%

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, argon (khí hiếm), hơi nước và một số chất khí khác.

Câu 28 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Những chất nào trong số các chất cho dưới đây có trong thành phần của không khí?

Oxygen

Nitrogen

Hơi nước

Khí carbon dioxide

Kim cương

Đáp án

Oxygen

Nitrogen

Hơi nước

Khí carbon dioxide

Lời giải chi tiết :

Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, argon (khí hiếm), hơi nước và một số chất khí khác.

=> Đáp án: Oxygen, Nitrogen, Hơi nước, Khí carbon dioxide.

Câu 29 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

Cho các từ sau: bị ô nhiễm, tự nhiên, tăng, giảm. Em hãy bấm chọn các từ và kéo thả vào chỗ trống trong các câu dưới đây:

bị ô nhiễm
tự nhiên
tăng
giảm
Nguyên nhân của ô nhiễm không khí
Khi thành phần không khi bị thay đổi như lượng oxygen ..... , lượng carbon dioxide ..... xuất hiện các khí độc hại, khói, bụi, ta nói không khí .....
Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người. Núi lửa phun là nguyên nhân từ ..... Cháy rừng là nguyên nhân có thể từ tự nhiên, có thể từ hoạt động của con người. Rác thải, khí thải,… là những nguyên nhân xuất phát từ hoạt động của con người.
Đáp án
bị ô nhiễm
tự nhiên
tăng
giảm
Nguyên nhân của ô nhiễm không khí
Khi thành phần không khi bị thay đổi như lượng oxygen
giảm
, lượng carbon dioxide
tăng
xuất hiện các khí độc hại, khói, bụi, ta nói không khí
bị ô nhiễm

Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người. Núi lửa phun là nguyên nhân từ
tự nhiên
Cháy rừng là nguyên nhân có thể từ tự nhiên, có thể từ hoạt động của con người. Rác thải, khí thải,… là những nguyên nhân xuất phát từ hoạt động của con người.
Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân của ô nhiễm không khí

Khi thành phần không khi bị thay đổi như lượng oxygen giảm, lượng carbon dioxide tăng, xuất hiện các khí độc hại, khói, bụi, ta nói không khí bị ô nhiễm. Sự ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ tự nhiên và từ hoạt động của con người. Núi lửa phun là nguyên nhân từ tự nhiên. Cháy rừng là nguyên nhân có thể từ tự nhiên, có thể từ hoạt động của con người. Rác thải, khí thải,… là những nguyên nhân xuất phát từ hoạt động của con người.

Câu 30 :

Cho các hình ảnh dưới đây:

Câu 30.1

Nguyên nhân ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp được thể hiện qua hình:

  • A.

    Hình 1

  • B.

    Hình 2

  • C.

    Hình 3

  • D.

    Hình 1 và hình 5

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hình 1, hình 5  => Ô nhiễm do khí thái công nghiệp.

Câu 30.2

Nguyên nhân ô nhiễm không khí do bụi được thể hiện trong hình:

  • A.

    Hình 1

  • B.

    Hình 2

  • C.

    Hình 5

  • D.

    Hình 6

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hình 2 =>  Ô nhiễm bụi.

Câu 30.3

Nguyễn nhân ô nhiễm không khí do khí thải các phương tiện giao thông được thể hiện trong hình:

  • A.

    Hình 3, 6

  • B.

    Hình 1, 5

  • C.

    Hình 4

  • D.

    Hình 5

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình 3, 6 => Ô nhiễm do khí thải của phương tiện giao thông,

Câu 30.4

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí do đốt rác thải sinh hoạt được thể hiện trong hình:

  • A.

    HÌnh 6

  • B.

    Hình 5

  • C.

    Hình 4

  • D.

    Hình 3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hình 4 =>  Ô nhiễm do đốt rác thái sinh hoạt.

close