Trắc nghiệm Bài 12. Sự biến đổi chất - Hóa học 8

Đề bài

Câu 1 :

Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lí?

  • A

    Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan.       

  • B

    Đường cháy thành than.

  • C

    Nến cháy trong không khí.     

  • D

    Cơm bị ôi thiu.

Câu 2 :

Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý là:

  • A

    Sự thay đổi về trạng thái của chất.     

  • B

    Sự thay đổi về hình dạng của chất.

  • C

    Sự xuất hiện chất mới.           

  • D

    Sự thay đổi về màu sắc của chất.

Câu 3 :

Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hóa học?

  • A

    Dây sắt cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.

  • B

    Hòa tan đường vào nước.

  • C

    Đèn tín hiệu chuyển từ màu đỏ sang màu xanh.

  • D

    Dao bằng sắt lâu ngày bị gỉ.

Câu 4 :

Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hóa học?

  • A

    Chậu hoa quỳnh tỏa hương thơm ngát.

  • B

    Đá tan dần trong cốc nước.

  • C

    “Ma trơi” là ánh sáng màu đỏ thường được nhìn thấy vào ban đêm do photphin (PH3) cháy trong không khí.

  • D

    Cả ba hiện tượng trên.

Câu 5 :

Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lí?

  • A

    Điều chế nhôm (Al) nguyên chất từ quặng boxit (Al2O3).

  • B

    Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn.

  • C

    Trứng để lâu ngày bị thối gây mùi rất khó chịu.

  • D

    Làm sữa chua từ sữa tươi.

Câu 6 :

Cho các quá trình sau, đâu là quá trình hóa học?

  • A

    Đường kính hòa tan vào nước tạo thành nước đường.

  • B

    Nước đường cô cạn thành đường kính

  • C

    Đường kính nung nóng chảy ở nhiệt độ vừa phải tạo thành chất lỏng trong.

  • D

    Đường nóng chảy ở nhiệt độ cao sau một thời gian chuyển thành than.

Câu 7 :

Làm thế nào để biết có phản ứng xảy ra?

  • A

    Dựa vào mùi của sản phẩm. 

  • B

    Dựa vào màu của sản phẩm.

  • C

    Dựa vào sự tỏa nhiệt. 

  • D

    Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.

Câu 8 :

Cho các hiện tượng sau đây:

1) Khí metan cháy sinh ra khí cacbonic và nước

2) Cho nước vào tủ lạnh được nước đá

3) Hiện tượng quang hợp của cây xanh

4) Cô cạn nước muối được muối khan

Hiện tượng hóa học gồm các câu:

  • A

    1, 2, 3, 4. 

  • B

    1, 3, 4. 

  • C

    1, 3.                        

  • D

    2, 4.

Câu 9 :

Trong các hiện tượng sau đâu là hiện tượng vật lí?

1) Vào mùa hè, băng ở 2 cực tan dần.

2) Quần áo mới giặt phơi ngoài nắng một thời gian khô lại.

3) Nung đá vôi thành vôi sống.

4) Mỡ để trong tủ lạnh đông và rắn lại.

5) Khi nấu cơm quá lửa, tinh bột màu trắng biến thành cacbon màu đen.

6) Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi vẩn đục.

  • A

    1, 2, 4. 

  • B

    2, 3, 5. 

  • C

    3, 5, 6.                    

  • D

    1, 2, 3, 4.

Câu 10 :

Cho các hiện tượng sau:

a) Người ta điều chế nhôm nguyên chất từ quặng boxit Al2O3.

b) Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi, chén.

c) Nhôm để trong không khí lâu ngày thành nhôm oxit.

d) Khi cho nhôm vào dung dịch axit clohiđric loãng thu được khí hiđro.

e) Người ta điện phân nước thu được oxi và hiđro.

f) Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn.

g) Để cốc nước trong tủ lạnh, nước sẽ đông lại thành đá.

h) Khí oxi tan một phần nhỏ trong nước nên giúp các sinh vật sống được trong nước.

i) Trứng để lâu ngày bị thối.

Số hiện tượng hóa học là: 

  • A

  • B

  • C

    3                 

  • D

    6

Câu 11 :

Sản xuất vôi được tiến hành qua hai công đoạn chính:

Công đoạn 1: Đá vôi (thành phần chính là chất canxi cacbonat) được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau.

Công đoạn 2: Đá vôi đã đập nhỏ được xếp vào lò nung nóng thì thu được vôi sống (chất canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra.

Hãy cho biết ở công đoạn nào xảy ra hiện tượng vật lí, công đoạn nào xảy ra hiện tượng hoá học?

  • A

    Công đoạn 1 xảy ra hiện tượng hóa học, công đoạn 2 xảy ra hiện tượng vật lí.

  • B

    Cả 2 công đoạn đều xảy ra hiện tượng vật lí.

  • C

    Cả 2 công đoạn đều xảy ra hiện tượng hóa học.

  • D

    Công đoạn 1 xảy ra hiện tượng vật lí, công đoạn 2 xảy ra hiện tượng hóa học.

Câu 12 :

Khi đốt nến (làm bằng Parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí có chứa oxi tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học?

  • A

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng hóa học.

  • B

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng vật lí.

  • C

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng vật lí, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng hóa học.

  • D

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng hóa học, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng vật lí.

Câu 13 :

Chọn một phương pháp thích hợp để tách muối ăn từ nước biển.

  • A
    Phương pháp chưng cất.         
  • B
    Phương pháp bay hơi.
  • C
    Phương pháp lọc.        
  • D
    Tất cả đều đúng.
Câu 14 :

Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:

  • A
    Màu sắc.
  • B
    Tính tan trong nước.
  • C
    Khối lượng riêng.        
  • D
    Dẫn nhiệt, dẫn điện.
Câu 15 :

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào những câu phát biểu dưới đây?

  • A
    B,C đúng
  • B
    B, D đúng
  • C
    B,C,D đúng
  • D
    Tất cả đều đúng
Câu 16 :

Hòa tan vôi sống (CaO) vào nước được vôi tôi canxi hiđroxit (Ca(OH)2). Đây là hiện tượng

  • A
    hòa tan                              
  • B
    vật lí                                  
  • C
    hóa học                               
  • D
    Tất cả đều sai
Câu 17 :

Vành xe đạp bằng sắt bị phủ 1 lớp gỉ là chất rắn màu đỏ. Hiện tượng này là:

  • A

    Hiện tượng vật lí                                                                

  • B

    Hiện tượng hóa học

  • C
    Cả A và B đúng                                                                
  • D
     Cả A và B sai
Câu 18 :

Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Khối lượng của vật thể thay đổi như thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?

  • A
    Tăng
  • B
    Giảm
  • C
    Không thay đổi
  • D
     Không xác định được
Câu 19 :

Quá trình nào sau đây là hiện tượng vật lí?

  • A
    Mỡ để trong tủ lạnh đông rắn lại
  • B
    Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi vẩn đục
  • C
     Trong các hang động, do nước bào mòn đá vôi chảy xuống tạo thành thạch nhũ
  • D
    Quá trình quang hợp của cây xanh
Câu 20 :

Hiện tượng nào sau đây được gọi là hiện tượng vật lí? Hiện tượng hóa học?

a/ Người ta điều chế nhôm nguyên chất từ quặng boxit Al2O3

b/ Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi, chén

c/ Nhôm để trong không khí lâu ngày thành nhôm oxit

d/ Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn

e/ Để cốc nước trong tủ lạnh, nước sẽ đông lại thành đá

f/ Khí oxi tan một phần nhỏ trong nước nên giúp các sinh vật sống được trong nước

g/ Cho quả trứng gà vào cốc chứa axit clohidric thì trứng nổi lên rồi chìm xuống trong rất lạ mắt

h/ Trứng để lâu ngày bị thối

  • A
    hiện tượng vật lí là: d,e,f ; hiện tượng hóa học là: a, b, c, g, h
  • B
    hiện tượng vật lí là: b,d,e,f ; hiện tượng hóa học là: a, c, g, h
  • C
    hiện tượng vật lí là: b,d,e,f,h ; hiện tượng hóa học là: a, c, g
  • D
    hiện tượng vật lí là: d,e,f,h ; hiện tượng hóa học là: b, a, c, g.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lí?

  • A

    Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan.       

  • B

    Đường cháy thành than.

  • C

    Nến cháy trong không khí.     

  • D

    Cơm bị ôi thiu.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng vật lí là: Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan. Vì sương tan là hiện tượng nước ở thể khí chuyển sang thể lỏng.

Câu 2 :

Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý là:

  • A

    Sự thay đổi về trạng thái của chất.     

  • B

    Sự thay đổi về hình dạng của chất.

  • C

    Sự xuất hiện chất mới.           

  • D

    Sự thay đổi về màu sắc của chất.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học

Lời giải chi tiết :

Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lý là: Sự xuất hiện chất mới.

Hiện tượng vật lí không sinh ra chất mới còn hiện tượng hóa học có sinh ra chất mới.

Câu 3 :

Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hóa học?

  • A

    Dây sắt cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.

  • B

    Hòa tan đường vào nước.

  • C

    Đèn tín hiệu chuyển từ màu đỏ sang màu xanh.

  • D

    Dao bằng sắt lâu ngày bị gỉ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng hóa học là: Dao bằng sắt lâu ngày bị gỉ. Vì để lâu ngày trong không khí, dao tác dụng với các chất trong không khí sinh ra gỉ.

Câu 4 :

Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng hóa học?

  • A

    Chậu hoa quỳnh tỏa hương thơm ngát.

  • B

    Đá tan dần trong cốc nước.

  • C

    “Ma trơi” là ánh sáng màu đỏ thường được nhìn thấy vào ban đêm do photphin (PH3) cháy trong không khí.

  • D

    Cả ba hiện tượng trên.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng hóa học là: “Ma trơi” là ánh sáng màu đỏ thường được nhìn thấy vào ban đêm do photphin (PH3) cháy trong không khí. Vì photphin tác dụng với oxi tỏa nhiệt và tạo ra ánh sáng màu đỏ.

Câu 5 :

Trong các hiện tượng sau, đâu là hiện tượng vật lí?

  • A

    Điều chế nhôm (Al) nguyên chất từ quặng boxit (Al2O3).

  • B

    Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn.

  • C

    Trứng để lâu ngày bị thối gây mùi rất khó chịu.

  • D

    Làm sữa chua từ sữa tươi.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng vật lí là: Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn. Vì nước và muối ăn không bị biến đổi thành chất khác mà chỉ chuyển thành các trạng thái khác

Câu 6 :

Cho các quá trình sau, đâu là quá trình hóa học?

  • A

    Đường kính hòa tan vào nước tạo thành nước đường.

  • B

    Nước đường cô cạn thành đường kính

  • C

    Đường kính nung nóng chảy ở nhiệt độ vừa phải tạo thành chất lỏng trong.

  • D

    Đường nóng chảy ở nhiệt độ cao sau một thời gian chuyển thành than.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Quá trình hóa học là: Đường nóng chảy ở nhiệt độ cao sau một thời gian chuyển thành than. Vì đường dưới tác dụng của nhiệt độ tạo thành chất mới có màu đen là than.

Câu 7 :

Làm thế nào để biết có phản ứng xảy ra?

  • A

    Dựa vào mùi của sản phẩm. 

  • B

    Dựa vào màu của sản phẩm.

  • C

    Dựa vào sự tỏa nhiệt. 

  • D

    Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để biết có phản ứng hóa học xảy ra, ta dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.

Vì hiện tượng hóa học là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Câu 8 :

Cho các hiện tượng sau đây:

1) Khí metan cháy sinh ra khí cacbonic và nước

2) Cho nước vào tủ lạnh được nước đá

3) Hiện tượng quang hợp của cây xanh

4) Cô cạn nước muối được muối khan

Hiện tượng hóa học gồm các câu:

  • A

    1, 2, 3, 4. 

  • B

    1, 3, 4. 

  • C

    1, 3.                        

  • D

    2, 4.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các hiện tượng hóa học là:

1) Khí metan cháy sinh ra khí cacbonic và nước. Vì sau khi cháy sinh ra 2 chất mới.

3) Hiện tượng quang hợp của cây xanh. Cây xanh hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxi => có sự tạo thành chất mới

Các hiện tượng vật lí là

2) Cho nước vào tủ lạnh được nước đá. Vì nước chuyển từ thể lỏng sang rắn => không sinh ra chất mới

4) Cô cạn nước muối được muối khan. Vì nước chuyển từ thể lỏng sang hơi, muối chuyển sang thể rắn => không sinh ra chất mới.

Câu 9 :

Trong các hiện tượng sau đâu là hiện tượng vật lí?

1) Vào mùa hè, băng ở 2 cực tan dần.

2) Quần áo mới giặt phơi ngoài nắng một thời gian khô lại.

3) Nung đá vôi thành vôi sống.

4) Mỡ để trong tủ lạnh đông và rắn lại.

5) Khi nấu cơm quá lửa, tinh bột màu trắng biến thành cacbon màu đen.

6) Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi vẩn đục.

  • A

    1, 2, 4. 

  • B

    2, 3, 5. 

  • C

    3, 5, 6.                    

  • D

    1, 2, 3, 4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hiện tượng vật lí là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Hiện tượng hóa học là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Lời giải chi tiết :

1) Hiện tượng vật lí. Vì băng tan là nước chuyển từ thể rắn sang lỏng => không sinh ra chất mới

2) Quần áo mới giặt chứa nhiều nước, để một thời gian ngoài trời nắng nước bay hơi hết => quần áo khô lại => đây là hiện tượng vật lí.

3) Hiện tượng hóa học. Đá vôi đã bị phân hủy tạo thành vôi sống

4) Nhiệt độ trong tủ lạnh thấp nên mỡ chuyển từ thể lỏng thành thể rắn => hiện tượng vật lí

5) Hiện tượng hóa học. Tinh bột bị chuyển thành cacbon.

6) Hiện tượng hóa học. Vì chúng ta thở ra khí cacbonic, chính khí này phản ứng với nước vôi trong tạo thành canxi cacbon (kết tủa) nên dung dịch vẩn đục.

Câu 10 :

Cho các hiện tượng sau:

a) Người ta điều chế nhôm nguyên chất từ quặng boxit Al2O3.

b) Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi, chén.

c) Nhôm để trong không khí lâu ngày thành nhôm oxit.

d) Khi cho nhôm vào dung dịch axit clohiđric loãng thu được khí hiđro.

e) Người ta điện phân nước thu được oxi và hiđro.

f) Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn.

g) Để cốc nước trong tủ lạnh, nước sẽ đông lại thành đá.

h) Khí oxi tan một phần nhỏ trong nước nên giúp các sinh vật sống được trong nước.

i) Trứng để lâu ngày bị thối.

Số hiện tượng hóa học là: 

  • A

  • B

  • C

    3                 

  • D

    6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hiện tượng vật lí là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Hiện tượng hóa học là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Lời giải chi tiết :

a) Hiện tượng hóa học vì quặng boxit chuyển thành chất mới là nhôm.

b) Hiện tượng vật lí vì: Nhôm chuyển từ thể rắn sang thể lỏng => không sinh ra chất mới.

c) Hiện tượng hóa học vì nhôm chuyển thành chất khác là nhôm oxit.

d) Hiện tượng hóa học vì sau quá trình sinh ra chất mới là khí hiđro.

e) Hiện tượng hóa học vì nước chuyển thành 2 chất mới là oxi và hiđro.

f) Hiện tượng vật lí vì : nước biển chuyển từ thể lỏng sang hơi, muối chuyển sang thể rắn => không sinh ra chất mới.

g) Hiện tượng vật lí: nước chuyển từ thể lỏng sang rắn.

h) Hiện tượng vật lí: quá trình khí oxi tan trong nước, không sinh ra chất mới.

i) Hiện tượng hóa học: trứng không mùi, để lâu bị biến thành chất mới có mùi thối.

=> Có 5 hiện tượng hóa học

Câu 11 :

Sản xuất vôi được tiến hành qua hai công đoạn chính:

Công đoạn 1: Đá vôi (thành phần chính là chất canxi cacbonat) được đập thành cục nhỏ tương đối đều nhau.

Công đoạn 2: Đá vôi đã đập nhỏ được xếp vào lò nung nóng thì thu được vôi sống (chất canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra.

Hãy cho biết ở công đoạn nào xảy ra hiện tượng vật lí, công đoạn nào xảy ra hiện tượng hoá học?

  • A

    Công đoạn 1 xảy ra hiện tượng hóa học, công đoạn 2 xảy ra hiện tượng vật lí.

  • B

    Cả 2 công đoạn đều xảy ra hiện tượng vật lí.

  • C

    Cả 2 công đoạn đều xảy ra hiện tượng hóa học.

  • D

    Công đoạn 1 xảy ra hiện tượng vật lí, công đoạn 2 xảy ra hiện tượng hóa học.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hiện tượng vật lí là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Hiện tượng hóa học là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Lời giải chi tiết :

Công đoạn 1: Đập nhỏ đá vôi làm đá vôi thay đổi hình dạng => không sinh ra chất mới => hiện tượng vật lí

Công đoạn 2: Đá vôi sau khi nung chuyển thành vôi sống và khí cacbon đioxit => sinh ra 2 chất mới => hiện tượng hóa học.

Câu 12 :

Khi đốt nến (làm bằng Parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí có chứa oxi tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học?

  • A

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng hóa học.

  • B

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng vật lí.

  • C

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng vật lí, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng hóa học.

  • D

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng hóa học, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng vật lí.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hiện tượng vật lí là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Hiện tượng hóa học là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Lời giải chi tiết :

Nến khi ở nhiệt độ cao chuyển từ thể rắng => lỏng => hơi, không sinh ra chất mới => hiện tượng vật lí

Hơi nến cháy trong không khí tạo thành 2 chất mới là khí cacbon đioxit và hơi nước => hiện tượng hóa học

Câu 13 :

Chọn một phương pháp thích hợp để tách muối ăn từ nước biển.

  • A
    Phương pháp chưng cất.         
  • B
    Phương pháp bay hơi.
  • C
    Phương pháp lọc.        
  • D
    Tất cả đều đúng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính tan và khả năng bay hơi của muối

Lời giải chi tiết :

Nước biển rất giàu hàm lượng muối ăn (NaCl), làm bay hơi hết nước ta sẽ thu được muối ăn ở dạng rắn khan

Câu 14 :

Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:

  • A
    Màu sắc.
  • B
    Tính tan trong nước.
  • C
    Khối lượng riêng.        
  • D
    Dẫn nhiệt, dẫn điện.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Màu sắc có thể quan sát bằng mắt thường.

Câu 15 :

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào những câu phát biểu dưới đây?

  • A
    B,C đúng
  • B
    B, D đúng
  • C
    B,C,D đúng
  • D
    Tất cả đều đúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học sgk hóa 8 – trang 45-47

Lời giải chi tiết :

A. Nước chỉ biến đổi trạng thái: từ thể rắn sang thể lỏng còn không thay đổ tính chất => là HTVL => A sai

B. Than cháy tạo ra chất mới là khí cacbonic => đây là HTHH =>B đúng

C. Đường phân hủy tạo ra chất mới là nước và than => đây là HTHH => C sai

D. Cồn bay hơi là HTVL => D đúng

Câu 16 :

Hòa tan vôi sống (CaO) vào nước được vôi tôi canxi hiđroxit (Ca(OH)2). Đây là hiện tượng

  • A
    hòa tan                              
  • B
    vật lí                                  
  • C
    hóa học                               
  • D
    Tất cả đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đây là hiện tượng hóa học

Câu 17 :

Vành xe đạp bằng sắt bị phủ 1 lớp gỉ là chất rắn màu đỏ. Hiện tượng này là:

  • A

    Hiện tượng vật lí                                                                

  • B

    Hiện tượng hóa học

  • C
    Cả A và B đúng                                                                
  • D
     Cả A và B sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng vành xe đạp bằng sắt bị phủ 1 lớp gỉ là chất rắn màu đỏ. là: Hiện tượng hóa học

Câu 18 :

Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Khối lượng của vật thể thay đổi như thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?

  • A
    Tăng
  • B
    Giảm
  • C
    Không thay đổi
  • D
     Không xác định được

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có vật thể  + O2 → vật bị gỉ

Khối lượng của vật thể tăng so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ

Câu 19 :

Quá trình nào sau đây là hiện tượng vật lí?

  • A
    Mỡ để trong tủ lạnh đông rắn lại
  • B
    Thổi hơi thở vào nước vôi trong thì nước vôi vẩn đục
  • C
     Trong các hang động, do nước bào mòn đá vôi chảy xuống tạo thành thạch nhũ
  • D
    Quá trình quang hợp của cây xanh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A là hiện tượng vật lý

B,C,D là hiện tượng hóa học

Câu 20 :

Hiện tượng nào sau đây được gọi là hiện tượng vật lí? Hiện tượng hóa học?

a/ Người ta điều chế nhôm nguyên chất từ quặng boxit Al2O3

b/ Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi, chén

c/ Nhôm để trong không khí lâu ngày thành nhôm oxit

d/ Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn

e/ Để cốc nước trong tủ lạnh, nước sẽ đông lại thành đá

f/ Khí oxi tan một phần nhỏ trong nước nên giúp các sinh vật sống được trong nước

g/ Cho quả trứng gà vào cốc chứa axit clohidric thì trứng nổi lên rồi chìm xuống trong rất lạ mắt

h/ Trứng để lâu ngày bị thối

  • A
    hiện tượng vật lí là: d,e,f ; hiện tượng hóa học là: a, b, c, g, h
  • B
    hiện tượng vật lí là: b,d,e,f ; hiện tượng hóa học là: a, c, g, h
  • C
    hiện tượng vật lí là: b,d,e,f,h ; hiện tượng hóa học là: a, c, g
  • D
    hiện tượng vật lí là: d,e,f,h ; hiện tượng hóa học là: b, a, c, g.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học để phân chia được các hiện tượng cho đúng

+ Hiện tượng vật lí: là hiện tượng vẫn giữ nguyên chất ban đầu

+ Hiện tượng hóa học: là hiện tượng biến đổi chất có tạo ra chất mới (sự thay đổi về màu sắc, trạng thái, tỏa nhiệt hoặc phát sáng)

Lời giải chi tiết :

a/ Người ta điều chế nhôm nguyên chất từ quặng boxit Al2O3

Hiện tượng này là hiện tượng hóa học vì từ chất ban đầu Al2O3 chế biến thành nhôm là Al

b/ Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi, chén

Đây là hiện tượng vật lý vì nhôm chỉ thay đổi trạng thái nhưng vẫn giữ nguyên bản chất là nhôm

c/Nhôm để trong không khí lâu ngày thành nhôm oxit

Đây là hiện tượng biến đổi hóa học vì từ nhôm thành nhôm oxit là một chất khác

d/ Người ta để nước biển bay hơi thu được muối ăn

đây là hiện tượng vật lý vì chỉ sử dụng biện pháp bay hơi để thu được muối ăn có sẵn trong nước biển

e/ Để cốc nước trong tủ lạnh, nước sẽ đông lại thành đá

Đây là hiện tượng vật lý vì nước chỉ chuyển từ thể lỏng sang rắn

f/ Khí oxi tan một phần nhỏ trong nước nên giúp các sinh vật sống được trong nước

Đây là hiện tượng vật lý vì oxi trong nước chỉ là oxy bị hòa tan vẫn giữ nguyên bản chất như oxi thông thường

g/ Cho quả trứng gà vào cốc chứa axit clohidric thì trứng nổi lên rồi chìm xuống trong rất lạ mắt

Trứng nổi lên trong khác thường sau khi cho vào axit clohidric là một chất mới so với chất ban đầu nên đây là hiện tượng hóa học

h/ Trứng để lâu ngày bị thối

Trứng để lâu ngày bị thối là do tạo ra một chất mới gây mùi thối nên đó là hiện tượng hóa học

Vậy các hiện tượng vật lí là: b,d,e,f

Vậy các hiện tượng hóa học là: a, c, g, h

close