Trắc nghiệm Bài 15. Định luật bảo toàn khối lượng - Hóa học 8

Đề bài

Câu 1 :

Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm … tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Từ điền vào dấu “…” là

  • A

    Lớn hơn.

  • B

    Nhỏ hơn.

  • C

    Bằng.

  • D

    Lớn hơn hay nhỏ hơn tùy thuộc vào hệ số phản ứng.

Câu 2 :

Chọn đáp án đúng

  • A

    Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

  • B

    Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

  • C

    Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

  • D

    Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

Câu 3 :

Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì:

  • A

    Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.

  • B

    Trong phản ứng hóa học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng thay đổi.

  • C

    Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng thay đổi.

  • D

    Trong phản ứng hóa học các phân tử thay đổi.

Câu 4 :

Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng là:

  • A

    Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử không bị phân chia.

  • B

    Khối lượng các chất sản phẩm phản ứng bằng khối lượng các chất phản ứng.

  • C

    Cân hiện đại cho phép xác định khối lượng với độ chính xác cao.

  • D

    Vật chất không bị tiêu hủy.

Câu 5 :

Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?

  • A

    Tăng

  • B

    Giảm

  • C

    Không thay đổi

  • D

    Phụ thuộc vào gỉ nhiều hay ít

Câu 6 :

Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic. Kết luận nào sau đây là đúng

  • A

    Khối lượng đá vôi bằng khối lượng vôi sống

  • B

    Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí

  • C

    Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí cacbonic cộng với khối lượng vôi sống

  • D

    Không xác định

Câu 7 :

Vì sao nung đá vôi thì khối lượng giảm?

  • A

    Vì có phương trình hóa học xảy ra

  • B

    Vì xuất hiện vôi sống

  • C

    Vì có sự tham gia của oxi

  • D

    Vì khi nung vôi sống thấy xuất hiện khí cacbonic hóa hơi

Câu 8 :

Cho mẩu magie phản ứng với dung dịch axit clohiđric thu được magie clorua và khí hiđro. Đáp án sai là

  • A

    Tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hiđro.

  • B

    Khối lượng của magie clorua nhỏ hơn tổng khối lượng chất phản ứng.

  • C

    Khối lượng magie bằng khối lượng hiđro.

  • D

    Tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng chất sản phẩm.

Câu 9 :

Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) thu được 5,6 gam canxi oxit và 4,4 gam khí cacbonic. Khối lượng đá vôi phản ứng là

  • A

    12

  • B

    10

  • C

    20

  • D

    25

Câu 10 :

Cho 9 gam nhôm cháy trong oxi thu được 10,2 gam nhôm oxit. Tính khối lượng oxi đã phản ứng

  • A

    1,7 gam

  • B

    1,6 gam

  • C

    1,5 gam

  • D

    1,2 gam

Câu 11 :

Cho sắt tác dụng với axit clohiđric thu được 11,43 gam muối sắt (II) clorua và 0,18 gam khí hiđro bay lên. Tổng khối lượng chất phản ứng là

  • A

    11,61 gam        

  • B

    12,2 gam

  • C

    11 gam

  • D

    12,22 gam

Câu 12 :

Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 gam hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 trong không khí. Tính khối lượng của khí oxi phản ứng.

  • A

    8 gam.

  • B

    24 gam.

  • C

    16 gam.

  • D

    6 gam.

Câu 13 :

Cho 13,2g hỗn hợp gồm magie, sắt và kẽm cháy trong khí oxi, thu được 18g hỗn hợp chất rắn. Khối lượng oxi tham gia phản ứng là:

  • A
    3,2g.
  • B
    4,8g.
  • C
    9,6g.
  • D
    12,8g.
Câu 14 :

Định luật (định lý) nào sau đây được ứng dụng nhiều trong bộ môn hoá học lớp 8:

  • A

    Định luật bảo toàn năng lượng.

  • B

    Định lý Pytago.

  • C

    Định luật bảo toàn động lượng.

  • D

    Định luật bảo toàn khối lượng.

Câu 15 :

Đốt cháy m gam chất Y cần dùng 6,4 g oxi thu được 4,4 gam khí CO2 và 3,6 g H2O.  Khối lượng m có giá trị nào sau đây:

  • A
    1,8 g
  • B
    3,4 g
  • C
    1,6 g
  • D
    1,7 g
Câu 16 :

Đốt cháy 1,6 g chất M cần 6,4 g khí oxi và thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ  mCO2 : mH2O = 11 : 9. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là:

  • A
    3,4 g và 4,6 g
  • B
    4,4 g và 3,6 g 
  • C
    5 g và 3 g
  • D
    4,2 g và 3,8 g 
Câu 17 :

Khi nung đá vôi tới 90% khối lượng (chính bằng phần trăm chứa canxicacbonat) thu được 11,2 tấn canxi oxit và 8,8 tấn cacbonic. Khối lượng đá vôi lấy đem nung là:

  • A
    18 tấn
  • B
    20 tấn  
  • C
    22,22 tấn                 
  • D
    33,33 tấn
Câu 18 :

Cho phương trình hóa học sau:

Cho phương trình hóa học sau: Canxi cacbonat \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)canxi oxit + khí cacbonic

 Khi nung nóng canxicacbonat thấy khối lượng rắn sau phản ứng giảm đi vì:

 

  • A
    Khối lượng canxi oxit sinh ra bị mất đi
  • B
    Khối  lượng khí cacbonic sinh ra bay lên.
  • C
     Khối lượng canxi oxit và khí cacbonic sinh ra đều bị mất
  • D
    Do hơi nước trong canxi cacbonat rắn bay lên.
Câu 19 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phản ánh bản chất của định luật bảo toàn khối lượng?

1. Trong phản ứng hoá học nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi.

2. Tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.

3. Trong phản ứng hoá học, nguyên tử không bị phân chia.

4. Số phần tử các chất sản phẩm bằng số phần tử các chất phản ứng.

  • A
    1 và 4
  • B
    1 và 3
  • C
    3 và 4 
  • D
    1 và 2

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm … tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Từ điền vào dấu “…” là

  • A

    Lớn hơn.

  • B

    Nhỏ hơn.

  • C

    Bằng.

  • D

    Lớn hơn hay nhỏ hơn tùy thuộc vào hệ số phản ứng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại định luật bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết :

Theo định luật bảo toàn khối lượng: Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.

Câu 2 :

Chọn đáp án đúng

  • A

    Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

  • B

    Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

  • C

    Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

  • D

    Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại định luật bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết :

Câu đúng là: Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

Câu 3 :

Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì:

  • A

    Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.

  • B

    Trong phản ứng hóa học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng thay đổi.

  • C

    Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng thay đổi.

  • D

    Trong phản ứng hóa học các phân tử thay đổi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại định luật bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết :

Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.

Câu 4 :

Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng là:

  • A

    Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử không bị phân chia.

  • B

    Khối lượng các chất sản phẩm phản ứng bằng khối lượng các chất phản ứng.

  • C

    Cân hiện đại cho phép xác định khối lượng với độ chính xác cao.

  • D

    Vật chất không bị tiêu hủy.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại định luật bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng là: Khối lượng các chất sản phẩm phản ứng bằng khối lượng các chất phản ứng.

Câu 5 :

Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?

  • A

    Tăng

  • B

    Giảm

  • C

    Không thay đổi

  • D

    Phụ thuộc vào gỉ nhiều hay ít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bước 1: Xác định các chất tham gia phản ứng và sản phẩm tạo thành:

Vật thể ban đầu + Chất trong không khí = Vật bị gỉ

Bước 2: Áp dụngđịnh luật bảo toàn khối lượng để kiểm tra khối lượng vật thể sau khi bị gỉ

Lời giải chi tiết :

Vật thể bằng sắt tác dụng với các chất trong không khí tạo ra gỉ

=> khối lượng vật thể ban đầu + khối lượng chất trong không khí = khối lượng vật bị gỉ

Do đó khối lượng vật bị gỉ lớn hơn khối lượng vật ban đầu, hay khối lượng của vật tăng lên so với trước khi bị gỉ

Câu 6 :

Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic. Kết luận nào sau đây là đúng

  • A

    Khối lượng đá vôi bằng khối lượng vôi sống

  • B

    Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí

  • C

    Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí cacbonic cộng với khối lượng vôi sống

  • D

    Không xác định

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mvôi sống + mkhí cacbonic 

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học chữ: Đá vôi → vôi sống + khí cacbonic

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mvôi sống + mkhí cacbonic 

=> Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí cacbonic cộng với khối lượng vôi sống

Câu 7 :

Vì sao nung đá vôi thì khối lượng giảm?

  • A

    Vì có phương trình hóa học xảy ra

  • B

    Vì xuất hiện vôi sống

  • C

    Vì có sự tham gia của oxi

  • D

    Vì khi nung vôi sống thấy xuất hiện khí cacbonic hóa hơi

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải thích

Lời giải chi tiết :

Nung đá vôi thì khối lượng giảm vì khi nung vôi sống thấy xuất hiện khí cacbonic hóa hơi, bay ra khỏi chất rắn

Câu 8 :

Cho mẩu magie phản ứng với dung dịch axit clohiđric thu được magie clorua và khí hiđro. Đáp án sai là

  • A

    Tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hiđro.

  • B

    Khối lượng của magie clorua nhỏ hơn tổng khối lượng chất phản ứng.

  • C

    Khối lượng magie bằng khối lượng hiđro.

  • D

    Tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng chất sản phẩm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mmagie + maxit clohiđric = mmagie clorua + mkhí hiđro  

+) Từ phương trình định luật bảo toàn khối lượng > loại đáp án

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học chữ: magie + axit clohiđric → magie clorua + khí hiđro

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mmagie + maxit clohiđric = mmagie clorua + mkhí hiđro  

Nhìn vào Phản ứng ta thấy:

+ tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hiđro

+ tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng magie clorua

+ khối lượng của magie không thể bằng khối lượng khí hiđro

=> đáp án C sai

Câu 9 :

Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) thu được 5,6 gam canxi oxit và 4,4 gam khí cacbonic. Khối lượng đá vôi phản ứng là

  • A

    12

  • B

    10

  • C

    20

  • D

    25

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcanxi oxit + mkhí cacbonic 

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học chữ: đá vôi → canxi oxit + khí cacbonic

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcanxi oxit + mkhí cacbonic 

=> mđá vôi = 5,6 + 4,4 = 10 gam

Câu 10 :

Cho 9 gam nhôm cháy trong oxi thu được 10,2 gam nhôm oxit. Tính khối lượng oxi đã phản ứng

  • A

    1,7 gam

  • B

    1,6 gam

  • C

    1,5 gam

  • D

    1,2 gam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Viết PTHH chữ, xác định chất tham gia và sản phẩm

+) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học chữ:  nhôm + oxi → nhôm oxit

Theo định luật bảo toàn khối lượng mnhôm + moxi = mnhôm oxit 

=> 9 + moxi = 10,2 => moxi = 10,2 – 9 = 1,2 gam

Câu 11 :

Cho sắt tác dụng với axit clohiđric thu được 11,43 gam muối sắt (II) clorua và 0,18 gam khí hiđro bay lên. Tổng khối lượng chất phản ứng là

  • A

    11,61 gam        

  • B

    12,2 gam

  • C

    11 gam

  • D

    12,22 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Theo định luật bảo toàn khối lượng: msắt + maxit clohiđric = msắt (II) clorua + mkhí hiđro

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học chữ:  sắt + axit clohiđric → sắt (II) clorua + khí hiđro

Theo định luật bảo toàn khối lượng: msắt + maxit clohiđric = msắt (II) clorua + mkhí hiđro

=> tổng khối lượng chất phản ứng = msắt + maxit clohiđric = 11,43 + 0,18 = 11,61 gam

Câu 12 :

Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 gam hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 trong không khí. Tính khối lượng của khí oxi phản ứng.

  • A

    8 gam.

  • B

    24 gam.

  • C

    16 gam.

  • D

    6 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Định luật bảo toàn khối lượng : mchất trước pứ = mchất sau pứ 

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học chữ: magie + oxi → magie oxit

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:  ${m_{Mg}} + {m_{{O_2}}} = {m_{MgO}}$

=> Khối lượng của khí oxi tham gia phản ứng là : ${m_{{O_2}}} = {m_{MgO}} - {m_{Mg}}$

=> mO2  =  15 – 9 = 6 gam

Câu 13 :

Cho 13,2g hỗn hợp gồm magie, sắt và kẽm cháy trong khí oxi, thu được 18g hỗn hợp chất rắn. Khối lượng oxi tham gia phản ứng là:

  • A
    3,2g.
  • B
    4,8g.
  • C
    9,6g.
  • D
    12,8g.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mmagie,sắt,kẽm + moxi = mhh rắn

\( \to\) 13,2 + moxi = 18 \( \to\) moxi = ?

Lời giải chi tiết :

Magie, sắt, kẽm + oxi → hỗn hợp rắn

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mmagie,sắt,kẽm + moxi = mhh rắn

\( \to\) 13,2 + moxi = 18

\( \to\) moxi = 18 – 13,2 = 4,8 (g)

Câu 14 :

Định luật (định lý) nào sau đây được ứng dụng nhiều trong bộ môn hoá học lớp 8:

  • A

    Định luật bảo toàn năng lượng.

  • B

    Định lý Pytago.

  • C

    Định luật bảo toàn động lượng.

  • D

    Định luật bảo toàn khối lượng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

A,C là các định luật dùng trong môn vật lí

B là định luật dùng trong môn toán học

D là định luật dùng trong môn hóa học

Câu 15 :

Đốt cháy m gam chất Y cần dùng 6,4 g oxi thu được 4,4 gam khí CO2 và 3,6 g H2O.  Khối lượng m có giá trị nào sau đây:

  • A
    1,8 g
  • B
    3,4 g
  • C
    1,6 g
  • D
    1,7 g

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mY + mO2= mH2O + mCO2

=>  mY =  mH2O + mCO2 - mO2= 4,4 + 3,6 – 6,4 = 1,6g

Câu 16 :

Đốt cháy 1,6 g chất M cần 6,4 g khí oxi và thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ  mCO2 : mH2O = 11 : 9. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là:

  • A
    3,4 g và 4,6 g
  • B
    4,4 g và 3,6 g 
  • C
    5 g và 3 g
  • D
    4,2 g và 3,8 g 

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Gọi khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 11a và 9a

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mM + mO2 = mCO2 + mH2O

=> 1,6 + 6,4 = 11a + 9a

=> 8 = 20a => a = 0,4

=> mCO2 = 4,4g và mH2O = 3,6g

Câu 17 :

Khi nung đá vôi tới 90% khối lượng (chính bằng phần trăm chứa canxicacbonat) thu được 11,2 tấn canxi oxit và 8,8 tấn cacbonic. Khối lượng đá vôi lấy đem nung là:

  • A
    18 tấn
  • B
    20 tấn  
  • C
    22,22 tấn                 
  • D
    33,33 tấn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

 \(Canxi{\text{ }}cacbonat\xrightarrow{{{t^0}}}canxi{\text{ }}oxit{\text{ }} + {\text{ }}cacbonic\)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mcanxi cacbonat= mcanxi oxit + mcacbonic

=>  mcanxi cacbonat= 11,2+8,8=20(tấn)

Khối lượng đá vôi lấy đem nung là:\(\dfrac{{20}}{{90\% }}.100\%  = 22,22\left( {{\text{ }}tấn} \right)\)

Câu 18 :

Cho phương trình hóa học sau:

Cho phương trình hóa học sau: Canxi cacbonat \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \)canxi oxit + khí cacbonic

 Khi nung nóng canxicacbonat thấy khối lượng rắn sau phản ứng giảm đi vì:

 

  • A
    Khối lượng canxi oxit sinh ra bị mất đi
  • B
    Khối  lượng khí cacbonic sinh ra bay lên.
  • C
     Khối lượng canxi oxit và khí cacbonic sinh ra đều bị mất
  • D
    Do hơi nước trong canxi cacbonat rắn bay lên.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào trạng thái của các chất trước và sau phản ứng ở thể gì để giải thích.

Lời giải chi tiết :

Canxi cacbonat(rắn) \(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) canxi oxit (rắn) + khí cacbonic

cacbonic ở thể khí nên dễ dàng bay lên thoát ra ngoài

Mà mcanxi cacbonat = mcanxi oxit + mcacbonic

Do vậy khối lượng rắn thu được sau phản ứng chỉ là canxi oxit nên có khối lượng nhỏ hơn canxi cacbonat

Câu 19 :

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phản ánh bản chất của định luật bảo toàn khối lượng?

1. Trong phản ứng hoá học nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi.

2. Tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.

3. Trong phản ứng hoá học, nguyên tử không bị phân chia.

4. Số phần tử các chất sản phẩm bằng số phần tử các chất phản ứng.

  • A
    1 và 4
  • B
    1 và 3
  • C
    3 và 4 
  • D
    1 và 2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ghi nhớ định luật bảo toàn khối lượng.

Lời giải chi tiết :

Mệnh đề 1 đúng

Mệnh đề 2 đúng

Mệnh đề 3 sai vì phản ứng hóa học sẽ phân chia lại sự liên kết giữa các nguyên tử

Mệnh đề 4 sai vì số phần từ sản phẩm và phản ứng có thể khác nhau

close