Trắc nghiệm Bài 43. Pha chế dung dịch - Hóa học 8

Đề bài

Câu 1 :

Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

  • A

    Tính số gam KOH có trong 100 gam dung dịch.

     

  • B

    Tính số gam KOH có trong 1 lít dung dịch.

  • C

    Tính số gam KOH có trong 1000 gam dung dịch.

  • D

    Tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch.

Câu 2 :

Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

 

  • A

    Tính số gam H2SO4có trong 100 gam dung dịch.

  • B

    Tính số gam H2SO4có trong 1 lít dung dịch.

  • C

    Tính số gam H2SO4có trong 1000 gam dung dịch.

  • D

    Tính số mol H2SO4có trong 10 lít dung dịch.

Câu 3 :

Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%?

 

  • A

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 90 gam H2O

  • B

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 100 gam H2O

  • C

    Hoà tan 30 gam NaCl vào 170 gam H2O

  • D

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 190 gam H2O

Câu 4 :

Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là

 

  • A

    5,04 gam 

  • B

    1,078 gam 

  • C

    10,8 gam                 

  • D

    10 gam

Câu 5 :

Muốn pha 300 ml dung dịch NaCl 3M thì khối lượng NaCl cần lấy là

 

  • A

    52,65 gam. 

  • B

    54,65 gam. 

  • C

    60,12 gam.              

  • D

    60,18 gam.

Câu 6 :

Để pha 100 gam dung dịch CuSO4 5% thì khối lượng nước cần lấy là

 

  • A

    95 gam.

  • B

    96 gam. 

  • C

    97 gam.                   

  • D

    98 gam.

Câu 7 :

Muốn pha 150 gam dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20% thì khối lượng dung dịch CuSO4 20% cần lấy là

 

  • A

    14 gam. 

  • B

    15 gam. 

  • C

    16 gam.                   

  • D

    17 gam.

Câu 8 :

Có 60 gam dung dịch NaOH 20%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 25% là

 

  • A

    4 gam. 

  • B

    5 gam. 

  • C

    6 gam.                     

  • D

    7 gam.

Câu 9 :

Muốn pha 250 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

 

  • A

    62,5 ml. 

  • B

    67,5 ml. 

  • C

    68,6 ml.                  

  • D

    69,4 ml.

Câu 10 :

Có 60 gam dung dịch NaOH 30%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 44% là

 

  • A

    18 gam 

  • B

    15 gam 

  • C

    23 gam                    

  • D

    21 gam

Câu 11 :

Có 60 gam dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi cô đặc dung dịch để chỉ còn 50 gam?

 

  • A

    22%. 

  • B

    25%. 

  • C

    30%.                      

  • D

    24%

Câu 12 :

Lấy 60 gam dung dịch NaOH 25% đem cô cạn, sau một thời gian thu được dung dịch có nồng độ 30%. Khối lượng dung dịch sau khi cô cạn là

 

  • A

    40 gam. 

  • B

    45 gam. 

  • C

    50 gam.                   

  • D

    55 gam

     

Câu 13 :

Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:

  • A
    90 gam.           
  • B
    60 gam.
  • C
    70 gam.
  • D
    80 gam.
Câu 14 :

Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có d = 1,84g/ml vào bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28g/ml?

  • A
    6,66 lít H2SO4 và 3,34 lít nước cất.    
  • B
    7,00 lít H2SO4 và 3,00 lít nước cất.
  • C
    6,65 lít H2SO4 và 3,35 lít nước cất.    
  • D
    6,67 lít H2SO4 và 3,33 lít nước cất.
Câu 15 :

Cho 200ml dung dịch NaCl 5M. Nếu thêm vào 50ml nước thì dung dịch thu được có CM là:

  • A
    2M. 
  • B
    4 M. 
  • C
    3 M. 
  • D
    1 M.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, người ta làm thế nào?

  • A

    Tính số gam KOH có trong 100 gam dung dịch.

     

  • B

    Tính số gam KOH có trong 1 lít dung dịch.

  • C

    Tính số gam KOH có trong 1000 gam dung dịch.

  • D

    Tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nồng độ mol là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

 

Lời giải chi tiết :

Để tính nồng độ mol của dung dịch KOH, ta cần tính số mol KOH có trong 1 lít dung dịch.

 

Câu 2 :

Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, người ta làm thế nào?

 

  • A

    Tính số gam H2SO4có trong 100 gam dung dịch.

  • B

    Tính số gam H2SO4có trong 1 lít dung dịch.

  • C

    Tính số gam H2SO4có trong 1000 gam dung dịch.

  • D

    Tính số mol H2SO4có trong 10 lít dung dịch.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nồng độ phần trăm là khối lượng chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Lời giải chi tiết :

Để tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4, ta tính số gam H2SO4 có trong 100 gam dung dịch.

 

Câu 3 :

Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%?

 

  • A

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 90 gam H2O

  • B

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 100 gam H2O

  • C

    Hoà tan 30 gam NaCl vào 170 gam H2O

  • D

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 190 gam H2O

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính mdd  = mNaCl + mnước

+) Áp dụng công thức: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$

Lời giải chi tiết :

Xét đáp án A: mdd  = mNaCl + mnước = 15 + 90 = 105 gam

$=>C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{105}.100\%=14,28\%$

Xét đáp án B: mdd  = mNaCl + mnước = 15 + 100 = 115 gam

$=>C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{115}.100\%=13,04\%$

Xét đáp án C: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{30}{30+170}.100\%=15\%$

Xét đáp án D: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{15+190}.100\%=7,32\%$

Câu 4 :

Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là

 

  • A

    5,04 gam 

  • B

    1,078 gam 

  • C

    10,8 gam                 

  • D

    10 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: \({{n}_{CuC{{l}_{2}}}}~={{C}_{M}}.\text{ }V=0,2.0,4=0,08\text{ }mol\)

 

 

Lời giải chi tiết :

\({{n}_{CuC{{l}_{2}}}}~={{C}_{M}}.\text{ }V=0,2.0,4=0,08\text{ }mol\)

=> Khối lượng CuCl2 cần lấy là: \({{m}_{CuC{{l}_{2}}}}~=0,08.135=10,8\text{ }gam\)

 

Câu 5 :

Muốn pha 300 ml dung dịch NaCl 3M thì khối lượng NaCl cần lấy là

 

  • A

    52,65 gam. 

  • B

    54,65 gam. 

  • C

    60,12 gam.              

  • D

    60,18 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol chất tan theo CT: $n={{C}_{M}}.V$ => Khối lượng NaCl cần lấy

 

Lời giải chi tiết :

Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/l nên ta đổi 300 ml thành 0,3 lít

Số mol chất tan trong 0,3 lít dung dịch NaCl 3M là

${{C}_{M}}=\frac{n}{V}=>n={{C}_{M}}.V=3.0,3=0,9\,mol$

Khối lượng NaCl cần lấy là: mNaCl = n.M = 0,9.58,5 = 52,65 gam

 

Câu 6 :

Để pha 100 gam dung dịch CuSO4 5% thì khối lượng nước cần lấy là

 

  • A

    95 gam.

  • B

    96 gam. 

  • C

    97 gam.                   

  • D

    98 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng CuSO4 chứa trong 100 gam dung dịch 5%  theo CT: ${{m}_{ct}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}$

+) Tính khối lượng nước cần lấy: mnước = mdung dịch - mchất tan

 

Lời giải chi tiết :

Khối lượng CuSO4 chứa trong 100 gam dung dịch 5% là

${{m}_{ct}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}=\frac{5\%.100}{100\%}=5\,gam$

Khối lượng nước cần lấy là:

mnước = mdung dịch - mchất tan = 100 – 5 = 95 gam

 

Câu 7 :

Muốn pha 150 gam dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20% thì khối lượng dung dịch CuSO4 20% cần lấy là

 

  • A

    14 gam. 

  • B

    15 gam. 

  • C

    16 gam.                   

  • D

    17 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Khi pha loãng dung dịch từ 20% xuống 2% thì chỉ có khối lượng dung môi thay đổi còn khối lượng chất tan vẫn giữ nguyên => tính khối lượng chất tan

+) Tính khối lượng dung dịch CuSO4 20% cần lấy 

 

Lời giải chi tiết :

Khi pha loãng dung dịch từ 20% xuống 2% thì chỉ có khối lượng dung môi thay đổi còn khối lượng chất tan vẫn giữ nguyên.

Từ 150 gam dung dịch CuSO4 2% ta có khối lượng chất tan là:

$C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=>{{m}_{ct}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}=\frac{2\%.150}{100\%}=3\,gam$

Khối lượng dung dịch CuSO4 20% cần lấy là:

${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{ct}}.100\%}{C\%}=\frac{3.100\%}{20\%}=15\,gam$

 

Câu 8 :

Có 60 gam dung dịch NaOH 20%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 25% là

 

  • A

    4 gam. 

  • B

    5 gam. 

  • C

    6 gam.                     

  • D

    7 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng NaOH có trong 60 gam dung dịch 20%

+) Gọi khối lượng NaOH thêm vào là a (gam)

=> tính khối lượng chất tan trong dung dịch sau khi thêm và khối lượng dung dịch sau khi thêm

+) Thay vào biểu thức tính nồng độ dung dịch => a

 

 

Lời giải chi tiết :

Khối lượng NaOH có trong 60 gam dung dịch 20% là:

\({{m}_{ct}}=\frac{{{m}_{dd}}.C\%}{100\%}=\frac{20.60}{100}=12\,gam\)

Gọi khối lượng NaOH thêm vào là a (gam), ta có:

Khối lượng chất tan trong dung dịch sau khi thêm là: mct sau = 12 + a

Khối lượng dung dịch sau khi thêm là: mdd sau = 60 + a

=> Nồng độ dung dịch thu được là: $C\%=\frac{{{m}_{ct\,sau}}.100\%}{{{m}_{dd\,sau}}}=\frac{12+a}{60+a}.100\%=25\%$

=> a = 4 (gam)

 

Câu 9 :

Muốn pha 250 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

 

  • A

    62,5 ml. 

  • B

    67,5 ml. 

  • C

    68,6 ml.                  

  • D

    69,4 ml.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Pha loãng dung dịch có nồng độ 2M xuống 0,5M thì số mol NaOH không đổi

=> tính số mol NaOH

+)  Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy theo CT: $V=\frac{n}{{{C}_{M}}}$

 

Lời giải chi tiết :

Đổi 250 ml = 0,25 lít

Pha loãng dung dịch có nồng độ 2M xuống 0,5M thì số mol NaOH không đổi

nNaOH = 0,5.0,25 = 0,125 mol

Thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

$V=\frac{n}{{{C}_{M}}}=\frac{0,125}{2}=0,0625$ lít = 62,5 ml

 

Câu 10 :

Có 60 gam dung dịch NaOH 30%. Khối lượng NaOH cần cho thêm vào dung dịch trên để được dung dịch 44% là

 

  • A

    18 gam 

  • B

    15 gam 

  • C

    23 gam                    

  • D

    21 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng NaOH có chứa trong 60 gam dung dịch 30%

+) Gọi khối lượng NaOH thêm vào là a (gam)

=> tính khối lượng chất tan trong dung dịch sau và khối lượng dung dịch sau

+) Thay vào biểu thức tính nồng độ phần trăm của dd sau pha => a

Lời giải chi tiết :

Khối lượng NaOH có chứa trong 60 gam dung dịch 30% là

${{m}_{ct}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}=\frac{30\%.60}{100\%}=18\,gam$

Gọi khối lượng NaOH thêm vào là a (gam), ta có:

Khối lượng chất tan trong dung dịch sau là: mct = 18 + a

Khối lượng dung dịch sau là: mdd = 60 + a

=> Nồng độ phần trăm của dd sau pha là:

$C\%=\frac{{{m}_{ct}}.100\%}{{{m}_{dd}}}=>\frac{18+a}{60+a}.100\%=44\%=>a=15\,gam$

 

Câu 11 :

Có 60 gam dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi cô đặc dung dịch để chỉ còn 50 gam?

 

  • A

    22%. 

  • B

    25%. 

  • C

    30%.                      

  • D

    24%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng NaCl có trong dung dịch

+) Cô cạn dung dịch không làm thay đổi khối lượng chất tan

+) Tính C% theo CT: $C{{\%}_{dd\,sau}}=\frac{{{m}_{NaCl}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$

 

Lời giải chi tiết :

Khối lượng NaCl có trong dung dịch là: ${{m}_{NaCl}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}=\frac{60.20\%}{100\%}=12\,gam$

Khối lượng dung dịch sau khi cô đặc là 50 gam, khối lượng chất tan là 12 gam

=> nồng độ dung dịch sau cô đặc là:

$C{{\%}_{dd\,sau}}=\frac{{{m}_{NaCl}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{12}{50}.100\%=24\%$

 

Câu 12 :

Lấy 60 gam dung dịch NaOH 25% đem cô cạn, sau một thời gian thu được dung dịch có nồng độ 30%. Khối lượng dung dịch sau khi cô cạn là

 

  • A

    40 gam. 

  • B

    45 gam. 

  • C

    50 gam.                   

  • D

    55 gam

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính khối lượng NaOH có trong dung dịch

+) cô cạn không làm thay đổi khối lượng chất tan

+) Tính khối lượng dung dịch sau cô cạn theo CT: ${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{NaCl}}.100\%}{C{{\%}_{dd\,sau}}}$

 

Lời giải chi tiết :

Khối lượng NaOH có trong dung dịch là: ${{m}_{NaOH}}=\frac{C\%.{{m}_{dd}}}{100\%}=\frac{60.25\%}{100\%}=15\,gam$

Nồng độ dung dịch sau cô cạn là 30%, khối lượng chất tan là 12 gam (cô cạn không làm thay đổi khối lượng chất tan)

=> Khối lượng dung dịch sau cô cạn là:

${{m}_{dd}}=\frac{{{m}_{NaCl}}.100\%}{C{{\%}_{dd\,sau}}}=\frac{15.100\%}{30\%}=50\,gam$

 

Câu 13 :

Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:

  • A
    90 gam.           
  • B
    60 gam.
  • C
    70 gam.
  • D
    80 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g)

\(\begin{gathered}
C\% = \dfrac{{mc\tan }}{{m\,dd\,sau}}.100\% \hfill \\
= > 20\% = \dfrac{{0,15m}}{{m - 20}}.100\% \hfill \\
= > m = ?\,(gam) \hfill \\
\end{gathered} \)

Lời giải chi tiết :

Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g)

Khối lượng chất tan ban đầu là: 0,15m (g)

Sau khi làm bay hơi 20 gam nước thì khối lượng dung dịch sau là: m – 20 (g)

Nồng độ phần trăm sau phản ứng:

\(\begin{gathered}
C\% = \dfrac{{mc\tan }}{{m\,dd\,sau}}.100\% \hfill \\
= > 20\% = \dfrac{{0,15m}}{{m - 20}}.100\% \hfill \\
= > m = 80\,(gam) \hfill \\
\end{gathered} \) 

Câu 14 :

Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có d = 1,84g/ml vào bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28g/ml?

  • A
    6,66 lít H2SO4 và 3,34 lít nước cất.    
  • B
    7,00 lít H2SO4 và 3,00 lít nước cất.
  • C
    6,65 lít H2SO4 và 3,35 lít nước cất.    
  • D
    6,67 lít H2SO4 và 3,33 lít nước cất.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Công thức: mdd sau = V.d

Lời giải chi tiết :

Khối lượng 10 lít dung dịch sau khi pha là:

mdd sau = V.d =  10.1,28 = 12,8 (kg)

Gọi thể tích cần thiết là x lít. Suy ra khối lượng nước là x (kg)

Gọi thể tích dung dịch axit là y lít. Suy ra khối lượng là 1,84y kg

=> x + y = 10 (1)

x + 1,84y = 12,8 (2)

từ (1) và (2) => x = 6,67 (lít) và y = 3,33 (lít)

Câu 15 :

Cho 200ml dung dịch NaCl 5M. Nếu thêm vào 50ml nước thì dung dịch thu được có CM là:

  • A
    2M. 
  • B
    4 M. 
  • C
    3 M. 
  • D
    1 M.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức: Vdd sau = V + Vthêm vào = ?(lít)

CM = n : Vdd sau

Lời giải chi tiết :

200 ml = 0,2 (l)

Số mol của NaCl trước khi thêm nước là: nNaCl = CM. V = 5. 0,2 = 1 (mol)

Thể tích dung dịch sau khi thêm 50 ml nước là: Vdd sau = 200 +50 = 250 (ml) = 0,25 (l)

=> CM NaCl sau khi thêm nước là: CM = nNaCl : Vdd sau = 1 : 0,25 = 4 (M)

close