Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập hòa tan kim loại và chất rắn vào dung dịch axit - Hóa học 8

Đề bài

Câu 1 :

Cho 16,8 gam Fe vào 200 gam dung dịch HCl 12,775%, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

  • A

    6,72 lít. 

  • B

    4,48 lít. 

  • C

    2,24 lít.                   

  • D

    1,12 lít.

Câu 2 :

Cho 5,4 gam Al vào dung dịch chứa 400 gam H2SO4 9,8%, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và khí H2. Khối lượng dung dịch A là

  • A

    405,4 gam 

  • B

    400 gam. 

  • C

    404,8 gam.              

  • D

    412,4 gam.

Câu 3 :

Cho 9,75 gam Zn vào dung dịch chứa 100 gam HCl 9,125%, phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đktc). Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch A là

  • A

    15,52% 

  • B

    15,76% 

  • C

    15,72%                   

  • D

    16,01%

     

Câu 4 :

Cho 11,2 gam bột Fe vào 500 ml dung dịch HCl 1,2 M, phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2 ở đktc.Giá trị của V là

  • A

    4,48 lít. 

  • B

    6,72 lít. 

  • C

    8,96 lít.                   

  • D

    2,24 lít

     

Câu 5 :

Cho 8,1 gam bột Al vào 600 ml dung dịch HCl 1,25 M, phản ứng hoàn toàn thu được khí H2 và dung dịch A. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Tính CM của chất tan trong dung dịch A

  • A

    0,833M. 

  • B

    0,25M. 

  • C

    0,5M.                      

  • D

    0,4167M

Câu 6 :

Cho 3,6 gam Mg vào 400 ml dung dịch HCl vừa đủ (D = 1,125 g/ml), phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch A. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch A.

  • A

    3,58%. 

  • B

    3,14% 

  • C

    5,56%.                    

  • D

    4,65%

Câu 7 :

Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch HCl 1,5 M (D = 1,25 g/ml), phản ứng hoàn toàn thu được khí H2 và dung dịch A. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch A là

  • A

    4,97% và 1,43%. 

  • B

    5,12% và 1,43%.                

  • C

    4,97% và 5,12%.                

  • D

    2,44% và 5,12%

Câu 8 :

Hòa tan hoàn toàn kim loại M bằng dung dịch HCl 14,6% vừa đủ thu được dung dịch A chỉ chứa muối clorua của M có nồng độ 22,92%. Kim loại M là

  • A

    Mg. 

  • B

    Fe. 

  • C

    Al.                         

  • D

    Zn

Câu 9 :

Hòa tan hoàn toàn kim loại R bằng dung dịch H2SO4 24,5% vừa đủ thu được dung dịch muối sunfat của R có nồng độ 27,4%. Kim loại R là

  • A

    Mg. 

  • B

    Fe. 

  • C

    Al.                          

  • D

    Zn

Câu 10 :

Hòa tan 10,4 gam hỗn hợp X (Mg, Fe) bằng dung dịch HCl dư thì thấy sinh ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp X

  • A

    4,8 gam và 5,6 gam. 

  • B

    2,4 gam và 11,2 gam.

  • C

    2,4 gam và 8 gam. 

  • D

    3,6 gam và 6,8 gam.

Câu 11 :

Cho 11 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Al) vào 500 gam dung dịch H2SO4 9,8%, sau khi các phản ứng kết thúc thấy thoát ra 8,96 lít khí H2 ở đktc. Chất nào dư và dư bao nhiêu gam?

  • A

    Fe dư, dư 2 gam. 

  • B

    H2SO4 dư, dư 4,9 gam

  • C

    H2SO4 dư, dư 9,8 gam. 

  • D

    Al dư, dư 3 gam.

Câu 12 :

Cho 15,15 gam hỗn hợp A gồm (Zn, Al) vào 200 gam dung dịch HCl 21,9%, sau khi các phản ứng kết thúc thấy thoát ra 10,08 lít khí H2 ở đktc. Nồng độ phần trăm của muối ZnCl2 trong dung dịch thu được sau phản ứng là

  • A

    9,48%. 

  • B

    9,52%. 

  • C

    8,18%.                    

  • D

    9,25%

Câu 13 :

Hòa tan hoàn toàn một muối cacbonat của kim loại R bằng dung dịch HCl 18,25% vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch muối clorua có nồng độ 21,591%. Công thức hóa học của muối cacbonat là

  • A

    CuCO3

  • B

    FeCO3

  • C

    MgCO3.                  

  • D

    CaCO3.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho 16,8 gam Fe vào 200 gam dung dịch HCl 12,775%, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

  • A

    6,72 lít. 

  • B

    4,48 lít. 

  • C

    2,24 lít.                   

  • D

    1,12 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Fe và số mol HCl

+) Viết PTHH, xét tỉ lệ chất dư, chất hết

+) Tính số mol H2 theo số mol chất hết

Lời giải chi tiết :

${{n}_{F\text{e}}}=\frac{16,8}{56}=0,3\,mol$

${{m}_{HCl}}=\frac{200.12,775%}{100%}=25,55\,(gam)=>{{n}_{HCl}}=0,7\,mol$

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{F\text{e}}}}{1}=\frac{0,3}{1}=0,3$ và $\frac{{{n}_{HCl}}}{2}=\frac{0,7}{2}=0,35$

Ta thấy: 0,3 < 0,35 => Fe phản ứng hết, HCl còn dư

=> tính toán theo số mol Fe

Theo PTHH: ${{n}_{{{H}_{2}}}}={{n}_{F\text{e}}}=0,3\,mol\,=>{{V}_{{{H}_{2}}}}=0,3.22,4=6,72$ lít

Câu 2 :

Cho 5,4 gam Al vào dung dịch chứa 400 gam H2SO4 9,8%, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và khí H2. Khối lượng dung dịch A là

  • A

    405,4 gam 

  • B

    400 gam. 

  • C

    404,8 gam.              

  • D

    412,4 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Al và H2SO4

+)  Viết PTHH, xét tỉ lệ chất dư, chất hết

+) Tính số mol H2 theo số mol Al

+) Vì phản ứng sinh ra khí H2 => mdd sau pứ \(={{m}_{dd\text{ }A}}={{m}_{Al}}+{{m}_{dd\text{ }{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}-{{m}_{{{H}_{2}}}}\)

Lời giải chi tiết :

${{n}_{Al}}=\frac{5,4}{27}=0,2\,mol$

${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{400.9,8%}{100%}=39,2\,gam\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{39,2}{98}=0,4\,mol$

PTHH: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{Al}}}{2}=\frac{0,2}{2}=0,1$ và $\frac{{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}}{3}=\frac{0,4}{3}=0,133$

Vì 0,1 < 0,133 => Al phản ứng hết, H2SO4 còn dư

=> tính toán theo số mol Al

Theo PTHH: ${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{3}{2}.{{n}_{Al}}=\frac{3}{2}.0,2=0,3\,mol$

Vì phản ứng sinh ra khí H2 => mdd sau pứ \(={{m}_{dd\text{ }A}}={{m}_{Al}}+{{m}_{dd\text{ }{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}-{{m}_{{{H}_{2}}}}\)

=> mdd A = 5,4 + 400 – 0,3.2 = 404,8 gam

Câu 3 :

Cho 9,75 gam Zn vào dung dịch chứa 100 gam HCl 9,125%, phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đktc). Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch A là

  • A

    15,52% 

  • B

    15,76% 

  • C

    15,72%                   

  • D

    16,01%

     

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Zn và số mol HCl

+) Viết PTHH, xét tỉ lệ chất dư, chất hết, tính toán theo số mol chất hết

+) Theo PTHH: ${{n}_{ZnC{{l}_{2}}}}={{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{1}{2}.{{n}_{HCl}}$

+) Vì lượng Zn dư không nằm trong dung dịch và khí H2 sinh ra bay khỏi dung dịch

=> mdd sau pứ = mZn phản ứng + mdd HCl – mH2

Lời giải chi tiết :

${{n}_{Zn}}=\frac{9,75}{65}=0,15\,mol$

${{m}_{HCl}}=\frac{100.9,125%}{100%}=9,125\,gam\Rightarrow {{n}_{HCl}}=\frac{9,125}{36,5}=0,25\,mol$

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{Zn}}}{1}=0,15$ và $\frac{{{n}_{HCl}}}{2}=\frac{0,25}{2}=0,125$

Vì 0,15 > 0,125 => Zn còn dư, HCl phản ứng hết

=> tính theo số mol HCl

Theo PTHH: ${{n}_{ZnC{{l}_{2}}}}={{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{1}{2}.{{n}_{HCl}}=\frac{0,25}{2}=0,125\,mol$

nZn phản ứng = $\frac{1}{2}.{{n}_{HCl}}=\frac{0,25}{2}=0,125\,mol$

Vì lượng Zn dư không nằm trong dung dịch và khí H2 sinh ra bay khỏi dung dịch

=> mdd sau pứ = mZn phản ứng + mdd HCl – mH2 = 0,125.65 + 100 – 0,125.2 = 107,875 gam

=> $C{{\%}_{dd\,ZnC{{l}_{2}}}}=\frac{0,125.136}{107,875}.100\%=15,76\%$

Câu 4 :

Cho 11,2 gam bột Fe vào 500 ml dung dịch HCl 1,2 M, phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2 ở đktc.Giá trị của V là

  • A

    4,48 lít. 

  • B

    6,72 lít. 

  • C

    8,96 lít.                   

  • D

    2,24 lít

     

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Fe và số mol HCl

+) Viết PTHH, xét tỉ lệ chất dư, chất hết, tính số mol H2 theo chất hết => thể tích

Lời giải chi tiết :

${{n}_{F\text{e}}}=\frac{11,2}{56}=0,2\,mol$

nHCl = CM . V = 0,5.1,2 = 0,6 mol

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{F\text{e}}}}{1}=0,2<\frac{{{n}_{HCl}}}{2}=\frac{0,6}{2}=0,3$

=> Fe phản ứng hết, HCl còn dư => tính toán theo số mol Fe

Theo PTHH: ${{n}_{{{H}_{2}}}}={{n}_{F\text{e}}}=0,2\,mol$

$\Rightarrow {{V}_{{{H}_{2}}}}=0,2.22,4=4,48$ lít

Câu 5 :

Cho 8,1 gam bột Al vào 600 ml dung dịch HCl 1,25 M, phản ứng hoàn toàn thu được khí H2 và dung dịch A. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Tính CM của chất tan trong dung dịch A

  • A

    0,833M. 

  • B

    0,25M. 

  • C

    0,5M.                      

  • D

    0,4167M

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Al và số mol HCl

+) Viết PTHH, xét tỉ lệ chất dư, chất hết

+) Tính số mol ACl3 theo chất phản ứng hết

+) Vì thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể => Vdd sau pứ  = Vdd HCl bđầu

Lời giải chi tiết :

${{n}_{Al}}=\frac{8,1}{27}=0,3\,mol$

nHCl = 0,6.1,25 = 0,75 mol

PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{Al}}}{2}=\frac{0,3}{2}=0,15>\frac{{{n}_{HCl}}}{6}=\frac{0,75}{6}=0,125$

=> Al dư, HCl phản ứng hết, tính toán theo số mol HCl

=> chất tan trong dung dịch A chỉ gồm AlCl3

Theo PTHH: ${{n}_{AlC{{l}_{3}}}}=\frac{1}{3}.{{n}_{HCl}}=\frac{1}{3}.0,75=0,25\,mol$

Vì thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể => Vdd sau pứ  = Vdd HCl bđầu = 600 ml = 0,6 lít

=> ${{C}_{M\,AlC{{l}_{3}}}}=\frac{n}{V}=\frac{0,25}{0,6}=0,4167M$

Câu 6 :

Cho 3,6 gam Mg vào 400 ml dung dịch HCl vừa đủ (D = 1,125 g/ml), phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch A. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch A.

  • A

    3,58%. 

  • B

    3,14% 

  • C

    5,56%.                    

  • D

    4,65%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Mg

+) Viết PTHH, tính số MgCl2 theo số mol Mg

+) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng: mdd HCl = D . V

+) Vì sau phản ứng có khí H2 bay ra => mdd sau pứ = mMg + mdd HCl – mH2

Lời giải chi tiết :

${{n}_{Mg}}=\frac{3,6}{24}=0,15\,mol$

PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Theo PTHH: ${{n}_{MgC{{l}_{2}}}}={{n}_{{{H}_{2}}}}={{n}_{F\text{e}}}=0,15\,mol$

Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là: mdd HCl = D . V = 1,125 . 400 = 450 gam

Vì sau phản ứng có khí H2 bay ra => mdd sau pứ = mMg + mdd HCl – mH2 = 3,6 + 450 – 0,15.2 = 453,3 gam

Dung dịch A chỉ chứa MgCl2

=> Nồng độ dung dịch MgCl2 là: $C\%=\frac{0,15.95}{453,3}.100\%=3,14\%$

Câu 7 :

Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch HCl 1,5 M (D = 1,25 g/ml), phản ứng hoàn toàn thu được khí H2 và dung dịch A. Giả thiết thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch A là

  • A

    4,97% và 1,43%. 

  • B

    5,12% và 1,43%.                

  • C

    4,97% và 5,12%.                

  • D

    2,44% và 5,12%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol Fe và số mol HCl

+) Viết PTHH, xét tỉ lệ chất hết, chất dư

=> các chất tan có trong dung dịch A

+) Tính số mol các chất theo chất phản ứng hết

+) Tính mdd HCl ban đầu = D . V

=> mdd sau pứ = mFe + mdd HCl ban đầu – mH2

Lời giải chi tiết :

${{n}_{F\text{e}}}=\frac{5,6}{56}=0,1\,mol$

nHCl = 0,2.1,5 = 0,3 mol

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xét tỉ lệ: $\frac{{{n}_{F\text{e}}}}{1}=0,1<\frac{{{n}_{HCl}}}{2}=\frac{0,3}{2}=0,15$

=> Fe phản ứng hết, HCl còn dư => Dung dịch A gồm FeCl2 và HCl dư

Theo PTHH: ${{n}_{F\text{e}C{{l}_{2}}}}={{n}_{{{H}_{2}}}}={{n}_{F\text{e}}}=0,1\,mol$

nHCl phản ứng = 2.nFe = 2.0,1 = 0,2 mol => nHCl dư = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol

mdd HCl ban đầu = D . V = 1,25.200 = 250 (gam)

Vì Fe phản ứng hết và sau phản ứng có khí H2 sinh ra

=> mdd sau pứ = mFe + mdd HCl ban đầu – mH2 = 5,6 + 250 – 0,1.2 = 255,4 gam

$\begin{array}{l}\Rightarrow C{\% _{dd\,F{\rm{e}}C{l_2}}} = \frac{{0,1.127}}{{255,4}}.100\%  = 4,97\% \\C{\% _{dd\,HCl}} = \frac{{0,1.36,5}}{{255,4}}.100\%  = 1,43\%\end{array}$

Câu 8 :

Hòa tan hoàn toàn kim loại M bằng dung dịch HCl 14,6% vừa đủ thu được dung dịch A chỉ chứa muối clorua của M có nồng độ 22,92%. Kim loại M là

  • A

    Mg. 

  • B

    Fe. 

  • C

    Al.                         

  • D

    Zn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Vì đầu bài chỉ cho nồng độ phần trăm các chất mà không cho số mol cụ thể nên ta có thể giả sử lấy 1 mol kim loại M để thuận tiện tính toán.

+) Gọi kim loại M có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)

+) Viết PTHH:  2M   +   2nHCl → 2MCln + nH2

Tính số mol HCl, MCln và H2 theo số mol Fe

+) Tính mdd HCl => mdd sau pứ = mM + mdd HCl – mH2

+) Từ nồng độ phần trăm của muối clorua thu được, lập biểu thức liên hệ giữa M và n

+) Cho n chạy từ 1 đến 4, tìm M tương ứng => kết luận kim loại

Lời giải chi tiết :

Vì đầu bài chỉ cho nồng độ phần trăm các chất mà không cho số mol cụ thể nên ta có thể giả sử lấy 1 mol kim loại M để thuận tiện tính toán.

Gọi kim loại M có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)

PTHH:  2M   +   2nHCl → 2MCln + nH2

P/ứng:  1 mol → n mol  → 1 mol → 0,5n mol

=> Khối lượng HCl phản ứng là: mHCl = 36,5.n (gam)

=> mdd HCl = $\frac{36,5.n.100%}{14,6%}=250n\,\,(gam)$

Khối lượng muối MCln thu được là: ${{m}_{MC{{l}_{n}}}}=M+35,5.n\,(gam)$

Phản ứng sinh ra khí H2 => mdd sau pứ = mM + mdd HCl – mH2 = M + 250n – 0,5.n.2 = M + 249.n (gam)

=> Nồng độ phần trăm của muối clorua thu được là:

$C{{\%}_{MC{{l}_{n}}}}=\frac{M+35,5.n}{M+249n}.100\%=22,92\%$

=> M + 35,5.n = 0,2292.(M + 249n) => M = 28n

Xét bảng giá trị:


Vậy kim loại M cần tìm là Fe

Câu 9 :

Hòa tan hoàn toàn kim loại R bằng dung dịch H2SO4 24,5% vừa đủ thu được dung dịch muối sunfat của R có nồng độ 27,4%. Kim loại R là

  • A

    Mg. 

  • B

    Fe. 

  • C

    Al.                          

  • D

    Zn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Vì đầu bài chỉ cho nồng độ phần trăm các chất mà không cho số mol cụ thể nên ta có thể giả sử lấy 1 mol kim loại R để thuận tiện tính toán.

+) Gọi kim loại R có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)

+) Viết PTHH:  2R   +   nH2SO4  →  R2(SO4)n  +  nH2

Tính số mol H2SO4, R2(SO4)n và H2 theo số mol Fe

+) Tính mdd H2SO4 => mdd sau pứ = mM + mdd H2SO4 – mH2

+) Từ nồng độ phần trăm của muối sunfat thu được, lập biểu thức liên hệ giữa R và n

+) Cho n chạy từ 1 đến 4, tìm R tương ứng => kết luận kim loại

Lời giải chi tiết :

Vì đầu bài chỉ cho nồng độ phần trăm các chất mà không cho số mol cụ thể nên ta có thể giả sử lấy 1 mol kim loại R để thuận tiện tính toán.

Gọi kim loại R có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)

PTHH:   2R   +   nH2SO4  →  R2(SO4)n  +  nH2

P/ứng:  1 mol → 0,5.n mol → 0,5 mol → 0,5.n mol

=> Khối lượng H2SO4 phản ứng là: ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,5.n.98=49.n\,(gam)$

 $\Rightarrow {{m}_{dd\,{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{49.n.100%}{24,5%}=200n\,\,(gam)$

Khối lượng muối R2(SO4)n thu được là: ${{m}_{{{R}_{2}}{{(S{{O}_{4}})}_{n}}}}=0,5.(2R+96.n)=R+48n\,(gam)$

Phản ứng sinh ra khí H2 => mdd sau pứ = mR + mdd HCl – mH2 = R + 200n – 0,5.n.2 = M + 199.n (gam)

=> Nồng độ phần trăm của muối sunfat thu được là:

$C{{\%}_{{{R}_{2}}{{(S{{O}_{4}})}_{n}}}}=\frac{R+48.n}{R+199n}.100\%=27,4\%$

=> R + 48.n = 0,274.(R + 199n) => R = 9n

Xét bảng giá trị:

Vậy kim loại R là Al

Câu 10 :

Hòa tan 10,4 gam hỗn hợp X (Mg, Fe) bằng dung dịch HCl dư thì thấy sinh ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp X

  • A

    4,8 gam và 5,6 gam. 

  • B

    2,4 gam và 11,2 gam.

  • C

    2,4 gam và 8 gam. 

  • D

    3,6 gam và 6,8 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Gọi số mol của Mg và Fe trong hỗn hợp X lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp X = mMg + mFe => PT(I)

PTHH:  Mg   +   2HCl  →  MgCl2  +  H2 ↑   (1)

P/ứng:  x mol → 2x mol → x mol → x mol

PTHH:  Fe   +   2HCl   →   FeCl2   +  H2 ↑    (2)

P/ứng:  y mol → 2y mol → y mol → y mol

$\Rightarrow \sum{{{n}_{{{H}_{2}}(\sinh \,ra)}}={{n}_{{{H}_{2}}(1)}}}+{{n}_{{{H}_{2}}(2)}}\Rightarrow PT\,(II)$

+) Giải hệ (I) và (II) tìm số mol 2 kim loại => khối lượng 2 kim loại

Lời giải chi tiết :

${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{6,72}{22,4}=0,3\,mol$

Gọi số mol của Mg và Fe trong hỗn hợp X lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp X = mMg + mFe => 24x + 56y = 10,4   (I)

PTHH:  Mg   +   2HCl  →  MgCl2  +  H2 ↑   (1)

P/ứng:  x mol → 2x mol → x mol → x mol

PTHH:  Fe   +   2HCl   →   FeCl2   +  H2 ↑    (2)

P/ứng:  y mol → 2y mol → y mol → y mol

$\Rightarrow \sum{{{n}_{{{H}_{2}}(\sinh \,ra)}}={{n}_{{{H}_{2}}(1)}}}+{{n}_{{{H}_{2}}(2)}}\Rightarrow x+y=0,3\,(II)$

Từ (I) và (II), ta có hệ phương trình: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{24{\rm{x}} + 56y = 10,4}\\{x + y = 0,3}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0,2}\\{y = 0,1}\end{array}} \right.$

=> Khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là: mMg = 0,2.24 = 4,8 gam

Khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là: mFe = 0,1.56 = 5,6 gam

Câu 11 :

Cho 11 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Al) vào 500 gam dung dịch H2SO4 9,8%, sau khi các phản ứng kết thúc thấy thoát ra 8,96 lít khí H2 ở đktc. Chất nào dư và dư bao nhiêu gam?

  • A

    Fe dư, dư 2 gam. 

  • B

    H2SO4 dư, dư 4,9 gam

  • C

    H2SO4 dư, dư 9,8 gam. 

  • D

    Al dư, dư 3 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol H2SO4 và số mol H2

+) Từ 2 PTHH, ta nhận thấy số mol H2 sinh ra đúng bằng số mol H2SO4 phản ứng

+) So sánh : ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}$phản ứng  và ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}$ban đầu

Nếu ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}$phản ứng = ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}$ban đầu thì H2SO4 phản ứng hết, kim loại phản ứng hết hoặc dư

Nếu ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}$phản ứng < ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}$ban đầu thì H2SO4 còn dư, kim loại phản ứng hết

Lời giải chi tiết :

${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=\frac{500.9,8%}{100%}=49\,(gam)\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,5\,mol$

${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{8,96}{22,4}=0,4\,mol$

PTHH: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Từ 2 PTHH, ta nhận thấy số mol H2 sinh ra đúng bằng số mol H2SO4 phản ứng

=> ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}$phản ứng  = ${{n}_{{{H}_{2}}}}$= 0,4 mol < ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}$ban đầu

=> H2SO4 còn dư

${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}$dư = ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}$ban đầu - ${{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}$phản ứng = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol

=> ${{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}$= 0,1.98 = 9,8 gam

Câu 12 :

Cho 15,15 gam hỗn hợp A gồm (Zn, Al) vào 200 gam dung dịch HCl 21,9%, sau khi các phản ứng kết thúc thấy thoát ra 10,08 lít khí H2 ở đktc. Nồng độ phần trăm của muối ZnCl2 trong dung dịch thu được sau phản ứng là

  • A

    9,48%. 

  • B

    9,52%. 

  • C

    8,18%.                    

  • D

    9,25%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tính số mol HCl và số mol H2

+) Viết 2 PTHH, ta nhận thấy : nHCl phản ứng  = 2.${{n}_{{{H}_{2}}}}$

+) So sánh: nHCl phản ứng với nHCl ban đầu , kết luận chất dư, chất hết

+) Gọi số mol Zn và Al lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp A = mZn + mAl => PT (I)

+) ${{n}_{{{H}_{2}}\sinh \,ra}}={{n}_{{{H}_{2}}(1)}}+{{n}_{{{H}_{2}}(2)}}\Rightarrow PT\,(II)$

+) Tính số mol ZnCl2 theo số mol Zn

+) mdd sau pứ = mKL + mdd HCl bđầu – mH2

Lời giải chi tiết :

${{m}_{HCl}}=\frac{200.21,9%}{100%}=43,8\,(gam)=>{{n}_{HCl}}=\frac{43,8}{36,5}=1,2\,mol$

${{n}_{{{H}_{2}}}}=\frac{10,08}{22,4}=0,45\,mol$

PTHH:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑   (1)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑     (2)

Từ 2 PTHH, ta nhận thấy số mol HCl phản ứng gấp đôi số mol H2 sinh ra

=> nHCl phản ứng  = 2.${{n}_{{{H}_{2}}}}$= 2.0,45 = 0,9 mol

Nhận thấy: nHCl phản ứng < nHCl ban đầu => HCl còn dư, kim loại phản ứng hết

=> tính số mol ZnCl2 theo số mol Zn

Gọi số mol Zn và Al lần lượt là x và y mol

=> mhỗn hợp A = mZn + mAl => 65x + 27y = 15,15  (I)

Từ PTHH (1): ${{n}_{{{H}_{2}}(1)}}={{n}_{Zn}}=x\,(mol)$

Từ PTHH (2): ${{n}_{{{H}_{2}}(2)}}=\frac{3}{2}.{{n}_{Al}}=1,5y\,(mol)$

$\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}\sinh \,ra}}={{n}_{{{H}_{2}}(1)}}+{{n}_{{{H}_{2}}(2)}}\Rightarrow x+1,5y=0,45\,\,(II)$

Từ (I) và (II) ta có hệ PT: $\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{65{\rm{x + 27y = 15}},{\rm{15}}}\\{x + 1,5y = 0,45}\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0,15}\\{y = 0,2}\end{array}} \right.$

Theo PTHH (1): ${{n}_{ZnC{{l}_{2}}}}={{n}_{Zn}}=0,15\,mol=>{{m}_{ZnC{{l}_{2}}}}=0,15.136=20,4\,(gam)$

Vì sau phản ứng sinh ra khí H2 => mdd sau pứ = mKL + mdd HCl bđầu – mH2 = 15,15 + 200 – 0,45.2 = 214,25 gam

=> Nồng độ dd ZnCl2 là: $C\%=\frac{20,4}{214,25}.100\%=9,52\%$

Câu 13 :

Hòa tan hoàn toàn một muối cacbonat của kim loại R bằng dung dịch HCl 18,25% vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch muối clorua có nồng độ 21,591%. Công thức hóa học của muối cacbonat là

  • A

    CuCO3

  • B

    FeCO3

  • C

    MgCO3.                  

  • D

    CaCO3.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Gọi kim loại R có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4) => Muối cacbonat của R có dạng R2(CO3)n

+) Giả sử lấy 1 mol R2(CO3)n

+) Viết PTHH, tính số mol của HCl, muối RCln, khí CO2 theo số mol R2(CO3)n

+) mdd sau pứ = ${{m}_{{{R}_{2}}{{(C{{O}_{3}})}_{n}}}}+{{m}_{dd\,HCl}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}$

+) Thay vào biểu thức tính phần trăm muối clorua => tìm biểu thức liên hệ giữa R và n

+) Lập bảng giá trị, cho n = 1, 2, 3, 4 => tìm n và R phù hợp

Lời giải chi tiết :

Gọi kim loại R có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4) => Muối cacbonat của R có dạng R2(CO3)n

Giả sử lấy 1 mol R2(CO3)n => ${{m}_{{{R}_{2}}{{(C{{O}_{3}})}_{n}}}}=2\text{R}+60n\,(gam)$

PTHH: R2(CO­3)n + 2nHCl → 2RCln + nCO2 ↑ + nH2O

P/ứng:  1 mol   →   2n mol → 2 mol → n mol

=> Khối lượng HCl phản ứng là: mHCl = 36,5 . 2n = 73n (gam)

$\Rightarrow {{m}_{dd\,HCl}}=\frac{73.n.100%}{18,25%}=400n\,(gam)$

Khối lượng muối RCln thu được là: ${{m}_{RC{{l}_{n}}}}=2.(R+35,5n)=2\text{R}+71n$(gam)

Khối lượng khí CO2 sinh ra là: ${{m}_{C{{O}_{2}}}}=44n\,(gam)$

Vì phản ứng sinh ra khí CO2 => mdd sau pứ = ${{m}_{{{R}_{2}}{{(C{{O}_{3}})}_{n}}}}+{{m}_{dd\,HCl}}-{{m}_{C{{O}_{2}}}}$= 2R + 60n + 400n – 44n = 2R + 416n (gam)

=> Nồng độ muối thu được là : $C\%=\frac{2R+71n}{2\text{R}+416n}.100\%=21,591\%$

=> 2R + 71n = 0,21591.(2R + 416n)

=> R = 12n

Xét bảng giá trị :

Vậy R là kim loại Mg => muối cacbonat của R là MgCO3

close