Giải Viết trang 33 sách bài tập Ngữ văn 9 - Chân trời sáng tạo

Điền các từ khoá trí tưởng tượng, tự sự, sinh động, trải nghiệm vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau (làm vào vở):

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 33 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Điền các từ khoá trí tưởng tượng, tự sự, sinh động, trải nghiệm vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau (làm vào vở):

Truyện kể sáng tạo (có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm) thuộc kiểu văn bản… Trong đó, người viết dùng ... cuộc sống và ... để sáng tạo một câu chuyện có bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, sự kiện, kết hợp miêu tả và biểu cảm để câu chuyện ... và thể hiện cảm xúc của người viết.

Phương pháp giải:

Dựa vào Tri thức SGK/55, điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Lời giải chi tiết:

Truyện kể sáng tạo (có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm) thuộc kiểu văn bản tự sự. Trong đó, người viết dùng trải nghiệm cuộc sống và  trí tưởng tượng để sáng tạo một câu chuyện có bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, sự kiện, kết hợp miêu tả và biểu cảm để câu chuyện sinh động và thể hiện cảm xúc của người viết.

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 34 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Yêu cầu nào sau đây không đúng với kiểu bài viết một truyện kế sáng tạo (có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm):

A. nội dung truyện kể diễn ra trong một bối cảnh thời gian, không gian nhất định

B. xây dựng cốt truyện gồm các sự việc chính, các chi tiết tiêu biểu; kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm

C. bày tỏ ý kiến của người viết về một vấn đề trong đời sống thông qua những lí lẽ, bằng chứng rõ ràng

D. gửi gắm, truyền tải thông điệp đến người đọc, thể hiện cảm xúc của người viết

Phương pháp giải:

Đọc lại yêu cầu đặt ra với kiểu văn bản truyện kể sáng tạo (có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong SGK/55 để xác định đáp án đúng trong câu trắc nghiệm.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 34 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Dựa vào nội dung hướng dẫn bố cục truyện kế sáng tạo (có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong sách giáo khoa để nối cột A với các ý tương ứng ở cột B.

Phương pháp giải:

Dựa vào Tri thức SGK/56, nối từ ngữ cột A với các ý thích hợp ở cột B

Lời giải chi tiết:

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 35 SBT Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tưởng tượng và viết một truyện kể sáng tạo (có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm) trong khoảng 1.000 chữ.

Phương pháp giải:

Dựa vào Hướng dẫn quy trình viết SGK/56, vận dụng kiến thức đã học để tưởng tượng và viết một truyện kể sáng tạo.

Lời giải chi tiết:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Trong bước này, ngoài việc xác định mục đích viết, người đọc, em cần xác định những yêu cầu chính của đề bài.

- Yêu cầu về thể loại: Viết truyện kể sáng tạo.

- Yêu cầu về nội dung: Truyện kể về một nhân vật/ các nhân vật theo diễn biến của các sự kiện, hướng đến bày tỏ thông điệp của người kể.

- Yêu cầu về hình thức: Truyện có đầy đủ ba phần: Mở đầu truyện, diễn biến truyện, kết thúc truyện; trong khoảng 1.000 chữ, truyện sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

 

PHIẾU TÌM Ý

TRUYỆN KỂ SÁNG TẠO CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ, BIỂU CẢM

Đề tài: giá trị nhân văn

Ngôi kể: ngôi thứ 3. Lí do chọn ngôi kể này: người kể chuyện có cái nhìn bao quát câu chuyện

- Nhân vật chính là Lọ Lem. Những nhân vật phụ: hoàng tử, bà dì ghẻ và hai người chị em

- Sự việc diễn ra:

+ Lọ Lem bị đối xử tệ bạc trong ngôi nhà của mình

+ Khi đang giặt đồ, cô trông thấy một chiếc xe đạp đẹp lộng lẫy; Lọ Lem đặt tay lên tay lái, cô được hóa thành một cô gái xinh đẹp, rạng rỡ, xe đạp cũng biến thành cỗ xe ngựa

+ Trong buổi tiệc, hoàng tử đã yêu Lọ Lem từ cái nhìn đầu tiên

+ Chuông điểm 12 giờ, Lọ Lem phải ra về nếu không phép thuật sẽ biến mất.

+ Hoàng tử đi tìm Lọ Lem, hai người sống hạnh phúc về sau.

- Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm một cách hợp lí.

- Thái độ của người kể chuyện: đồng cảm với Lọ Lem, căm ghét mẹ con bà dì ghẻ; vui mừng khi Lọ Lem có được hạnh phúc.

- Thái độ, cảm xúc này được thể hiện gián tiếp thông qua chi tiết.

Tên truyện: Chuyện nàng Lọ Lem

Lập dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu truyện kể sáng tạo, giới thiệu nhân vật chính của câu chuyện.

Thân bài:

Diễn biến câu chuyện

- Lọ Lem bị đối xử tệ bạc trong ngôi nhà của mình

- Khi đang giặt đồ, cô trông thấy một chiếc xe đạp đẹp lộng lẫy; Lọ Lem đặt tay lên tay lái, cô được hóa thành một cô gái xinh đẹp, rạng rỡ, xe đạp cũng biến thành cỗ xe ngựa

- Trong buổi tiệc, hoàng tử đã yêu Lọ Lem từ cái nhìn đầu tiên

- Chuông điểm 12 giờ, Lọ Lem phải ra về nếu không phép thuật sẽ biến mất.

- Hoàng tử đi tìm Lọ Lem, hai người sống hạnh phúc về sau.

Kết bài:

Nêu ấn tượng/ suy nghĩ của người viết về nhân vật.

Bước 3: Viết bài

Tuổi thơ tôi được lớn lên trong những câu chuyện của bà, những lời ru ngọt ngào êm ái của mẹ. Đó là những câu ca “Con cò mà đi ăn đêm…” là những câu chuyện: Tấm Cám, Thạch Sanh… nhưng điều làm tôi nhớ nhất là được ngồi bên bà, nghe bà kể Chuyện nàng Lọ Lem.

Tiếng bà cất lên chậm rãi: “Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nhỏ bình yên ven biển, có một cô bé tên là Lọ Lem. Lọ Lem mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống cùng bà dì ghẻ và hai người chị em cùng cha khác mẹ. Hai người chị em của Lọ Lem xinh đẹp, kiêu hãnh, luôn ganh tị và đối xử tàn tệ với cô. Lọ Lem phải làm mọi việc nhà từ sáng sớm đến tối mịt, không có thời gian vui chơi hay học hành như những đứa trẻ khác.

Vào một buổi sáng mùa hè trong trẻo, Lọ Lem đang miệt mài giặt giũ bên bờ suối thì bất ngờ nghe thấy tiếng chuông reo vang. Nhìn theo âm thanh, cô bé thấy một chiếc xe đạp màu bạc lấp lánh xuất hiện giữa khu rừng. Chiếc xe đạp có khung bằng kim loại sáng bóng, bánh xe bằng cao su mềm mại, và những chiếc nan hoa lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Lọ Lem chưa bao giờ nhìn thấy một chiếc xe đạp nào đẹp đến vậy.

Bị thu hút bởi vẻ đẹp lộng lẫy, Lọ Lem tò mò tiến đến chiếc xe đạp. Ngay khi cô bé đặt tay lên tay lái, một luồng ánh sáng kỳ diệu bao trùm lấy Lọ Lem và chiếc xe đạp. Khi ánh sáng tan biến, Lọ Lem bỗng nhiên được biến hóa thành một cô gái xinh đẹp rạng rỡ, mặc trên mình bộ váy màu xanh biếc lấp lánh, mái tóc đen dài uốn xoăn bồng bềnh.

Chiếc xe đạp cũng thay đổi ngoại hình, trở thành một cỗ xe ngựa lộng lẫy, được kéo bởi bốn chú ngựa trắng tinh khôi. Lọ Lem ngỡ ngàng nhìn ngắm sự biến hóa kỳ diệu này, không thể tin vào mắt mình. Bỗng nhiên, một giọng nói nhẹ nhàng vang vọng từ trong khu rừng: "Lọ Lem, con hãy nhanh chóng đến dự vũ hội hoàng gia. Hãy tận hưởng khoảnh khắc tuyệt vời này, con xứng đáng được hạnh phúc."

Lọ Lem vui mừng khôn xiết, cô bé vội vã leo lên cỗ xe ngựa và ra lệnh cho những chú ngựa đưa mình đến cung điện. Vừa đến cổng cung điện, mọi người đều choáng ngợp trước vẻ đẹp lộng lẫy của Lọ Lem và cỗ xe ngựa huyền bí. Hoàng tử, khi nhìn thấy Lọ Lem, đã ngay lập tức bị thu hút bởi vẻ đẹp và sự thanh tao của cô bé. Hoàng tử mời Lọ Lem vào dự vũ hội, và họ đã có những giây phút vui vẻ, hạnh phúc bên nhau.

Tuy nhiên, Lọ Lem biết rằng phép thuật sẽ chỉ kéo dài đến nửa đêm. Khi tiếng chuông đồng hồ điểm 12 giờ, Lọ Lem vội vã rời khỏi vũ hội, bỏ lại một chiếc dép thủy tinh nhỏ xinh. Hoàng tử quyết tâm tìm kiếm người con gái bí ẩn đã đánh cắp trái tim mình, và anh đã đi khắp nơi để thử chiếc giày thủy tinh cho tất cả những người phụ nữ trong vương quốc.

Cuối cùng, hoàng tử đến nhà của Lọ Lem, nơi hai người chị em của cô bé đang cố gắng nhồi nhét đôi chân to lớn của họ vào chiếc dép thủy tinh. Lọ Lem xuất hiện, và khi hoàng tử thử chiếc dép cho cô bé, nó vừa vặn hoàn hảo. Lọ Lem mỉm cười hạnh phúc, và phép thuật biến mất, trả lại cho cô bé hình ảnh giản dị thường ngày.

Hoàng tử nhận ra Lọ Lem chính là cô gái bí ẩn mình đã tìm kiếm bấy lâu nay. Anh vô cùng vui mừng và cầu hôn Lọ Lem. Họ đã tổ chức một đám cưới lộng lẫy, và họ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi”.

Câu chuyện này tôi đã được nghe đi nghe lại nhưng mỗi lần bà kể là cảm xúc vẫn vẹn nguyên như lúc thơ dại. Từ những ngày thơ ấu ấy, trong trí nhớ non tơ của tôi không bao giờ phai mờ hình ảnh của những nàng công chúa, chàng hoàng tử hay những nhân vật xấu như mẹ con dì ghẻ trong câu chuyện của bà.

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Đọc lại truyện kể sáng tạo của mình và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm dựa vào Bảng kiểm kĩ năng viết một truyện sáng tạo trong SGK.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close